Tổng quan vê Nike

Một phần của tài liệu Phân tích kiểm kê chất thải công nghiệp và đánh giá rủi ro của chất thải ô nhiễm đến người lao động tại các nhà máy sản xuất giày Nike thuộc tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Trang 29)

TỔNG QUAN NGÀNH GIÀY DA

1.2. Tổng quan vê Nike

Tiền thân của tập đoàn Nike hiện nay là công ty Blue Ribbon Sports, được thành lập năm 1964 bởi Phil Knight. Đến năm 1971, doanh thu của công ty Blue Ribbon Sports đạt ngưỡng 1 triệu USD (theo Nike.com). Và cũng chính trong năm này, những đôi giày của công ty Blue Ribbon Sports được gọi là giày Nike và logo “swoosh” được

ra đời. Đây là một đánh dấu quan trọng của sự hình thành và phát triển của tập toàn Nike.

Hình 1.1: Logo Nike

Tuy nhiên, đến năm 1978, công ty chính thức đổi từ Blue Ribbon Sports thành Nike Inc. Đây là bước chuyển mình phản ánh sự trưởng thành đáng kể của thương hiệu Nike. Và đến năm 1980, công ty có đến 2700 nhân viên và doanh thu đạt 270 triệu USD (theo Nike.com). Nike trở thành công ty số 1 về giày điền kinh ở Mỹ với 50% thị phần.

Từ khi thành lập đến năm 1984, sản phẩm của Nike chủ yếu dùng cho nam giới nên đã bỏ lỡ đi một phân khúc thị trường tiềm năng đó là nữ giới. Và chính trong năm 1984, Reebok đã chiếm dần vị trí của Nike.

Đến năm 1987, Nike bắt đầu tìm thị trường mới và phát triển thêm các mặt hàng thể thao khác như quần áo và có sự quảng cáo rầm rộ hơn đến thị trường đại chúng.

Và tiếp nối những chiến dịch phát triển toàn cầu, Nike đã gặt hái được những thành công ngoài sức mong đợi. Doanh thu đạt mức 3 tỉ USD trong năm 1991. Đến năm 1994, Nike đã hợp tác với các tập đoàn như Pouyuen (Đài Loan), Phong Thái (Đài Loan), T2 (Hàn Quốc) thiết lập các nhà máy sản xuất giày thể thao tại Việt Nam.

Hiện có 640 nhà máy sản xuất hàng theo hợp đồng với Nike trên thế giới, trong đó có 72 nhà máy sản xuất giày dép. Tổng số công nhân của các nhà máy khoảng

Nam, Indonesia và Hàn Quốc cũng nằm trong hệ thống chuỗi cung cấp sản phẩm toàn cầu của Nike.

Hiện nay, tại Việt Nam có 14 hệ thống nhà máy sản xuất giày Nike. Trong đó, 12 nhà máy ở miền Đông Nam Bộ, 1 nhà máy ở miền Tây Nam Bộ và 1 nhà máy ở Thanh Hóa. Tổng số lao động của 14 hệ thống nhà máy Nike ở Việt Nam vào khoảng 200.000 lao động. Sản phẩm giày Nike tại Việt Nam đa phần là giày chạy bộ, giày bóng rổ, giày bóng đá, giày golf và sandal. Thỉnh thoảng có một vài đơn hàng giày thể thao thời trang, tuy nhiên không đáng kể.

Một phần của tài liệu Phân tích kiểm kê chất thải công nghiệp và đánh giá rủi ro của chất thải ô nhiễm đến người lao động tại các nhà máy sản xuất giày Nike thuộc tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w