TỔNG QUAN NGÀNH GIÀY DA
3.3.3. Hiện trạng phát sinh Hazardous Waste của nhà máy VT năm
Hình 3.9: Đồ thị Hazardous Waste (kg)và chỉ số Hazardous Waste/đôi
của nhà máy VT trong năm 2013
Lượng Hazardous Waste phát sinh trong tháng 1 và tháng 2 gần như tương đương với nhau nhưng trái ngược với lượng Upper Waste và cao su thải phát sinh trong cùng thời điểm. Nguyên nhân do trong thời điểm này, mặc dù các chi tiết của phần Upper đã được cắt sẵn nhưng vẫn chưa được đem qua công đoạn in lụa nên lượng hóa chất thải, giẻ lau hóa chất trong hai tháng này phát sinh không nhiều so với các tháng khác. Trong tháng 2, dù rằng là tháng tết nguyên đán nhưng lượng Hazardous Waste phát sinh vẫn gần bằng tháng 3. Nguyên nhân do đợt cuối năm, có rất nhiều dầu nhớt thải và hóa chất thải từ các máy móc thải ra. Bên cạnh đó, trong thời gian nghỉ tết lượng giẻ lau dính dầu nhớt, dính hóa chất cũng phát sinh do lực lượng bảo trì tiến hành bảo trì, bảo dưỡng máy móc. Đó chính là những nguyên nhân dẫn đến lượng Hazadous Waste xấp xỉ so với tháng 1 trước đó.
Sang tháng 3, nhà máy VT đi vào hoạt động trở lại bình thường, lượng Hazardous Waste tăng đột biến so với tháng 1 và tháng 2, do lượng hàng đã được cắt trong tháng 1 được đưa vào in lụa. Lượng hóa chất thải, giẻ lau hóa chất phát sinh rất nhiều từ công đoạn in lụa làm gia tăng đáng kể lượng Hazardous Waste phát sinh trong tháng 3.
Trong tháng 4, lượng Hazardous Waste giảm xuống nhẹ so với tháng 3 vì trong tháng 3 đã giải quyết được khá nhiều các chi tiết in lụa đã cắt trong tháng 1. Thời điểm tháng 4 chỉ in các chi tiết cắt còn tồn lại và một số được cắt mới ngay trong tháng 4. Vì vậy, lượng Hazardous Waste đã giảm 1215 kg so với tháng 3.
Hazardous waste/đôi (kg) Hazardous waste/đôi (g/đôi)
Bước sang tháng 5, lượng Hazardous Waste tăng lên khá nhiều so với tháng 4 (tăng 8072 kg). Nguyên nhân do trong tháng này, nhà máy VT tiến hành sản xuất thử đơn hàng Air Max 2014 với loại đế Airbag một màu nên lượng dung dịch thải nhuộm phát sinh rất nhiều từ công đoạn nhuộm đế giày.
Và đây cũng là nguyên nhân, chỉ số Hazardous Waste/đôi liên tục tăng từ tháng 1 đến tháng 5.
Sang tháng 6, nhà máy VT ngoài đơn hàng có phần Upper phải in lụa thì nhà máy phát triển đơn hàng Air Max 2014 với loại đế 2 màu, công đoạn nhuộm đế hai màu phát sinh rất nhiều dung dịch thải nhuộm. Tuy nhiên, do công đoạn nhuộm đế hai màu rất khó vì vậy trong tháng này, chỉ sản xuất thử một số lượng nhỏ.
Chỉ số Hazardous Waste/đôi trong tháng 6 giảm xuống do lượng Hazardous Waste và cả sản lượng giảm xuống so với tháng 5.
Trong tháng 7 và tháng 8, nhà máy VT tiến hành nhuộm đại trà đế Airbag hai màu đưa vào sản xuất dòng Nike Air Max 2014. Ngoài lượng hóa chất thải, giẻ lau hóa chất từ công đoạn in lụa thì một lượng lớn dung dịch thải nhuộm từ công đoạn nhuộm đế Airbag hai màu đã làm lượng Hazardous Waste tăng lên rất nhiều và duy trì ở mức cao điểm trong 8 tháng đầu năm.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chỉ số Hazardous Waste/đôi tăng mạnh và đạt cao hơn các tháng khác trong năm 2013.
Theo hình 3.9, từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ số HW/đôi tăng mạnh. Đối với lượng HW phát sinh trong thời gian này như sau: từ tháng 1 đến tháng 2 có sự giảm nhẹ, tăng mạnh từ tháng 2 đến tháng 3, sau đó giảm nhẹ ở tháng 4. Sang tháng 5, lượng HW và chỉ số HW/đôi tăng lên cùng nhau. Sang tháng 6, lượng HW và chỉ số HW/đôi cùng giảm, tuy nhiên chỉ số HW/đôi chỉ giảm nhẹ. Tháng 7 lượng HW và chỉ số HW/đôi cùng tăng. Sang tháng 8, lượng HW gần như không thay đổi, tuy nhiên chỉ số HW/đôi giảm mạnh.
Hình 3.10: Đồ thị phát sinh C – Grade (kg) và chỉ số C – Grade/đôi (g)
của nhà máy VT năm 2013
Tháng 2 là tháng tết âm lịch nên lượng C – Grade phát sinh ít hơn so với tháng 1. Tuy nhiên, tháng 3, nhà máy đi vào hoạt động trở lại bình thường lượng C – Grade tăng cao nguyên nhân do lúc này hàng được cắt trước tết được đưa vào in. Một số hàng hư từ công đoạn in lụa do in số lượng lớn, bên cạnh đó hàng in lụa dồn về các chuyền may, dẫn đến quá tải, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến upper bị lỗi.
Sang tháng 4, lượng C – Grade giảm xuống do sản lượng của nhà máy đã giảm 145.867 đôi. Bên cạnh đó, trong tháng này dòng sản phẩm khi sản xuất không gặp quá nhiều khó khăn tạo điều kiện thuận lợi giảm lượng C – Grade xuống.
Trái ngược với tháng 4, tháng 5 là một tháng phát sinh khá nhiều C – Grade vì lúc này nhà máy VT sản xuất dòng sản phẩm có loại đế Airbag được nhuộm hai màu nên thường xuyên phát sinh đế bị lem màu. Hoặc các đôi giày thành sau khi lắp ráp bị lem màu.
Do phát sinh quá nhiều hàng lỗi làm lượng C – Grade tăng lên cao, tháng 6 nhà máy VT đã giảm bớt việc nhuộm đế hai màu để tìm ra nguyên nhân sai xót sau đó tiếp tục nên lượng C – Grade phát sinh trong tháng này đã giảm đi đáng kể.
Và sang tháng 7 và tháng 8, đế Airbag hai màu được sản xuất trở lại, dòng sản phẩm Air Max 2014 được sản xuất với số lượng nhiều hơn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc làm tăng lượng C – Grade của nhà máy VT.
Mặc dù lượng C – Grade của tháng 2 thấp hơn khá nhiều so với tháng 1 nhưng chỉ số C – Grade/đôi của tháng 2 lại cao hơn của tháng 1 vì căn cứ trên thương số giữa C – grade và sản lượng sản xuất thực tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, thời điểm này dù sản lượng (giày thành phẩm ít) nhưng nhà máy VT2 chuẩn bị trước rất nhiều đế giày, và upper để sang tháng 3 sản xuất. Điều này làm phát sinh rất nhiều hàng hư, hàng lỗi.
C-gade (kg) C-gade/đôi (g/đôi)
Chỉ số C – Grade của tháng 3 và tháng 4 giảm dần sau đó tăng lên ở tháng 5. Tháng 5 là tháng bắt đầu sản xuất dòng Airmax 2014, vì việc sản xuất đế Airbag bị lỗi rất nhiều nên đã kéo theo chỉ số C – Grade/đôi của toàn nhà máy tăng lên cao.
Việc dừng lại tìm hiểu nguyên nhân làm lỗi đế Airbag và tạm dừng không sản xuất số lượng lớn dòng Airmax 2014 làm cho chỉ số C – Grade/đôi tháng 6 và tháng 7 giảm xuống.
Tuy nhiên, sang tháng 8, đế giày Airbag được nhuộm trong tháng 7 và tháng 8 được đưa vào sản xuất đại trà dòng Airmax 2014 đã làm tăng chỉ số C – Grade/đôi trở lại.
Theo đồ thị 3.10, từ tháng 1 đến tháng 3, lượng C – Grade và chỉ số C – Grade/đôi tăng giảm trái ngược nhau. Từ tháng 4 tới tháng 6, lượng C – Grade và chỉ số C – Grade/đôi tăng giảm cùng nhau, không có sự bất thường. Sang tháng 7, chỉ số C – Grade/đôi và lượng C – Grade tiếp tục tăng giảm trái ngược nhau. Trong tháng 8, lượng C – Grade và chỉ số C – Grade/đôi cùng tăng.
3.4. Phân tích, kiểm kê dòng thải phát sinh từ nhà máy VT2 và VT
Do không có sự theo dõi khối lượng nguyên vật liệu sản xuất thực tế nên tất cả số liệu đầu vào đều dựa trên số liệu ước tính từ Nike PFC.