Hiện trạng phát sinh Upper Waste của nhà máy VT2 năm

Một phần của tài liệu Phân tích kiểm kê chất thải công nghiệp và đánh giá rủi ro của chất thải ô nhiễm đến người lao động tại các nhà máy sản xuất giày Nike thuộc tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Trang 61)

TỔNG QUAN NGÀNH GIÀY DA

3.2.1. Hiện trạng phát sinh Upper Waste của nhà máy VT2 năm

Hình 3.2: Đồ thị phát sinh Upper Waste (kg) và Upper Waste/đôi (g)

của nhà máy VT2 năm 2013

Hình 3.2 và 3.1 cho thấy lượng Upper Waste phát sinh từ tháng 1 đến tháng 3 tỷ lệ thuận so với sản lượng của nhà máy.

Tuy nhiên, từ tháng 4 đến tháng 5, lượng Upper Waste tăng mạnh (tháng 5 tăng 5412kg so với tháng 3 và tháng 4 tăng 13961 kg so với tháng 3) trái ngược với sản lượng trong thời gian này thì giảm mạnh. Nguyên nhân làm cho lượng Upper Waste tăng mạnh do nhà máy VT2 phải chuẩn bị sẵn các chi tiết làm Upper Waste cho đơn hàng mới chạy trong tháng tiếp theo.

Đến tháng 6, lượng Upper Waste giảm xuống so với tháng 5 và bắt đầu tăng mạnh ở tháng 7, tháng 8. Nguyên nhân do phải giải quyết dứt điểm đơn hàng để tiếp nhận đơn hàng trong tháng 9 nên dù rằng tháng 6, lượng Upper Waste giảm xuống vì trước đó gặp nhiều lỗi trong việc may hàng mới nhưng sáng tháng 7 và tháng 8 với áp lực phải hoàn thành đơn hàng nên phải gia tăng lượng upper. Chính vì vậy lượng Upper Waste trong hai tháng 7 và 8 tăng mạnh so với tháng 6.

Upper Waste (kg) Upper Waste/đôi (g/đôi)

Chỉ số Upper Waste trong tháng và tháng 2 thấp nhất so với các tháng khác trong năm 2013. Đặc biệt, tháng 2 là tháng tết, lượng Upper Waste và sản lượng rất ít nên làm chỉ số Upper/đôi giảm xuống so với tháng trước đó.

Sau tết, bước sang tháng 3, sản lượng của nhà máy được phục hồi, lượng Upper Waste cũng bắt đầu tăng trở lại nên chỉ số Upper Waste/đôi của nhà máy tăng nhẹ so với tháng 1 và tháng 2.

Chỉ số Upper Waste/ đôi tăng mạnh ở tháng 4 và tháng 5, do lúc này nhà máy đã tiến hành cho may chuẩn bị một lượng lớn Upper Waste, đồng thời sản lượng nhà máy cũng tăng mạnh ở mức trên 400.000 sản phẩm trong tháng 4 và lên đến hơn 500.000 sản phẩm trong tháng 5.

Trong tháng 6, lượng Upper Waste giảm xuống so với tháng 5, tuy nhiên sản lượng nhà máy VT2 vẫn duy trì ở mức trên 500.000 đôi. Vì vậy, chỉ số Upper Waste/đôi đã giảm xuống so với tháng trước đó.

Tuy nhiên, do yêu cầu dứt điểm đơn hàng từ Nike nên lượng Upper cần cung cấp để làm thành giày thành phẩm tăng lên, dẫn đến lượng Upper Waste phát sinh cũng tăng nên chỉ số Upper Waste/đôi trong tháng 7 và tháng 8 đã tăng lên so với tháng 6. Chỉ số Upper Waste/đôi của tháng 8 đạt đỉnh trong 8 tháng đầu năm 2013.

Theo hình 3.2, lượng Upper Waste từ tháng 1 đến tháng 2 giảm mạnh nhưng đối với chỉ số Upper Waste/đôi chỉ giảm nhẹ. Chỉ số Upper Waste tăng mạnh từ tháng 2 đến tháng 5. Đối với chỉ số Upper Waste/đôi trong khoảng thời gian này như sau: tăng lên dần ở tháng 3 sau đó tăng đột biến từ tháng 3 đến tháng 4, tiếp đó tăng lên ở mức tương đương như từ tháng 2 đến tháng 3. Từ tháng 5 đến tháng 8, chỉ số Upper Waste và Upper Waste/đôi tăng giảm tương đương với nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích kiểm kê chất thải công nghiệp và đánh giá rủi ro của chất thải ô nhiễm đến người lao động tại các nhà máy sản xuất giày Nike thuộc tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w