TỔNG QUAN NGÀNH GIÀY DA
3.4.3. So sánh lượng thải của hai nhà máy
3.4.3.1. Các thông số sản xuất của nhà máy VT2
Dựa vào hình 3.11, tính được tổng khối lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đôi giày của nhà máy VT2 là 307.56g. Trong đó gồm: 224.39g cao su tổng hợp dùng để làm đế giày; 167.52g nguyên vật liệu như: vải, da thuộc, da nhân tạo, Nasa, HM milon… để làm upper; 10g hóa chất các loại và khoảng 5.65g các thứ khác như mút, chỉ…
Cũng dựa vào hình 3.11, thấy được lượng phát thải sau khi sản xuất một đôi giày ở nhà mày VT2 với tổng khối lượng thải là 100.08g. Trong đó bao gồm: 17 g cao su tổng hợp thải ra từ quá trình làm đế giày; 63 g từ quá trình làm upper; 8 g hazardous waste từ các công đoạn sử dụng hóa chất cũng như bảo trì bảo dưỡng máy móc; 2.08g từ các phụ liệu thải như: chỉ, giấy, mút xốp…
Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất một đôi giày tại nhà máy VT2: Htp (VT2) = (1 - khối lượng thải / khối lượng nguyên liệu đầu vào) x 100%
= (1 - 100.08 / 307.56) x 100% = 67.46 % Hiệu suất sử dụng cao su tổng hợp:
= (1 – 17/224.39) x 100% = 92.42 % Hiệu suất sản xuất upper:
Hupper (VT2) = (1 – khối lượng Upper Waste / khối lượng nguyên liệu upper) x 100%
= (1 – 63/167.52) x 100% = 62.39 % Hiệu suất sử dụng các phụ liệu:
Hpl (VT2) = (1 – khối lượng phụ liệu thải/ khối lượng phụ liệu đầu vào) x 100% = (1 – 2.08/5.65) x 100% = 63.19 %
Chỉ số Hazardous Waste sau sản xuất của nhà máy VT2: HW (VT2) = 8 g/đôi
3.4.3.2. Các thông số sản xuất của nhà máy VT
Căn cứ vào hình 3.12, tính được tổng khối lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đôi giày của nhà máy VT là 858.06 g. Trong đó gồm: 178.73 g cao su tổng hợp dùng để làm đế giày và khoảng 467 g hóa chất để nhuộm đế airbag; 142.26 g nguyên vật liệu như: vải, da thuộc, da nhân tạo, Nasa, HM milon, Mill speed… để làm upper; 10g hóa chất các loại và khoảng 1.34g các thứ khác như mút, chỉ…
Cũng dựa vào hình 3.12, thấy được lượng phát thải sau khi sản xuất một đôi giày ở nhà mày VT với tổng khối lượng thải là 135.78g. Trong đó bao gồm: 10.62 g cao su tổng hợp thải ra từ quá trình làm đế giày; 62.46 g từ quá trình làm upper; 55.90 g hazardous waste từ các công đoạn sử dụng hóa chất cũng như bảo trì bảo dưỡng máy móc; 0.36 g từ các phụ liệu thải như: chỉ, giấy, mút xốp…
Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất một đôi giày tại nhà máy VT: Htp (VT) = (1 - khối lượng thải / khối lượng nguyên liệu đầu vào) x 100%
= (1 - 135.78 /858.06) x 100% = 83.39 % Hiệu suất sử dụng cao su tổng hợp:
Hcs (VT) = (1 – khối lượng thải / khối lượng cao su đầu vào) x 100% = (1 – 10.62 /178.73) x 100% = 94.06 %
Hupper (VT) = (1 – khối lượng Upper Waste / khối lượng nguyên liệu upper) x 100%
= (1 – 62.46/142.26) x 100% = 56.10 % Hiệu suất sử dụng các phụ liệu:
Hpl (VT) = (1 – khối lượng phụ liệu thải/ khối lượng phụ liệu đầu vào) x 100% = (1 – 0.36/1.34) x 100% = 73.13 %
Chỉ số Hazardous Waste sau sản xuất của nhà máy VT: HW (VT) = 55.90 g/đôi
3.4.3.3. So sánh hiệu quả sản xuất và phần trăm thải của hai nhà máy
Bảng 3.11: So sánh hiệu quả sản xuất của hai nhà máy VT2 và VT
Chỉ số VT2 Lượng thải của VT2 VT Lượng thải của VT
Tổng nguyên vật liệu đầu vào 307.56 g 100.08g 823.8g 135.76g
- Cao su tổng hợp 224.39g 17g 203g 38.13g
- Nguyên vật liệu upper 167.52g 63g 142.26g 62.46g - Hóa chất sử dụng cho upper 10g 1g 10g 1g
- Phụ liệu 5.65g 20.08 1.34g 0.36g
- Hóa chất nhuộm đế airbag Không có ---- 467g 233.5g
- Đế airbag Không có ---- 187.1g ---
Htp 67.46% 32.54% 83.52% 16.48%
Hcs 92.42% 7.58% 94.06% 5.94%
Hupper 62.39% 37.61% 56.10% 43.9%
Hpl 63.19% 36.81% 73.13% 26.87%
giày của nhà máy VT gấp 2.68 lần so với nhà máy VT2. Nguyên nhân chính là do nhà máy VT có model giày đế airbag và đế giày này cần rất nhiều hóa chất để nhuộm màu. So sánh từng thành phần cấu thành đôi giày của hai nhà máy VT2 và VT thấy được tất cả các thành phần cấu thành để chế tạo giày của nhà máy VT2 đều cao hơn so với nhà máy VT. Bởi vì nhà máy VT2 đa số sản xuất các đơn hàng giày truyền thống với đế giày cao su dày và upper có thành phần da thuộc nên khối lượng nguyên liệu cần cung cấp ở mức cao hơn so với nhà máy VT.
Đối với nhà máy VT, chú trọng đến các loại giày hiện đại, cao cấp và công nghệ sản xuất được cải tiến. Chính vì vậy, các loại nguyên vật liệu thô như cao su tổng hợp, nguyên liệu upper cần để sản xuất ít hơn nhà máy VT2.
So sánh từng hiệu suất sản xuất của hai nhà máy VT và VT2 như sau:
• Xét một cách toàn diện và tổng thể, chỉ số Htp của nhà máy VT cao hơn nhà máy VT2. Điều này chứng tỏ, hiệu suất sản xuất của nhà máy VT tốt hơn sao với nhà máy VT2 và cả lượng phát thải xét trên bình diện sản xuất trung bình trên một đôi giày của nhà máy VT cũng tốt hơn so với nhà máy VT2.
• Khi xét về hiệu suất sản xuất đế giày thì Hcs của nhà máy VT2 cũng thấp hơn so với nhà máy VT vì phần rìa cao su thải từ quá trình làm đế giày của nhà máy VT2 phát sinh nhiều hơn so với nhà máy VT. Các loại đế giày của nhà máy VT2 thường giày hơn rất nhiều so với nhà máy VT, trọng lượng của đế cũng nặng hơn.
• Tuy nhiên, khi xét về hiệu suất sản xuất upper thì Hupper của nhà máy VT2 lại tốt hơn so với nhà máy VT (cao hơn 6.29%). Nguyên nhân do, các chi tiết hợp thành để làm upper của nhà máy VT2 thường đơn giản và lớn nên lương thải bỏ ít, đối với các chi tiết làm upper của nhà máy VT thì
phức tạp hơn nên phát sinh lượng thải của nhà máy VT cũng cao hơn so với nhà máy VT2.
• Xét về hiệu suất sử dụng các nguyên phụ liệu như chỉ, HM milon…, thì Hpl của nhà máy VT cao hơn so với nhà máy VT2 vì các loại giày của nhà máy VT là các loại giày hiện đại, công nghệ cao nên rất ít sử dụng các chi tiết may, thường sử dụng ép dính các chi tiết lại với nhau. Các chi tiết cần thêu thường định vị sẵn thêu vi tính nên lượng thải cũng rất ít. • Những kiểu giày hiện đại của nhà máy VT thường kéo theo việc sử dụng
hóa chất rất nhiều. Đối với nhà máy VT2 chỉ sản xuất những mẫu giày truyền thống nên lượng hóa chất sử dụng ít hơn nhà máy VT. Cả hai nhà máy VT và VT đều có chung công đoạn in lụa để in các logo trên phần upper. Công đoạn này làm phát sinh hóa chất thải, giẻ lau hóa chất. Đặc biệt là trong công đoạn nhuộm đế airbag của nhà máy VT làm phát sinh trung bình 467g/đôi. Chính điều này đã làm chỉ số HW của nhà máy VT cao hơn rất nhiều so với nhà máy VT2 (gần 7 lần).
Do nhà máy VT có quy mô sản xuất lớn hơn rất nhiều so với nhà máy VT2 nên lượng thải hàng tháng phát sinh cao hơn rất nhiều so với nhà máy VT2. Tuy nhiên, xét về mức độ hiệu quả trong việc sản xuất và phát thải của nhà máy VT tốt hơn so với nhà máy VT2. Duy nhất một điều đáng chú ý của nhà máy VT đó là vấn đề phát sinh chất thải nguy hại. Các chất thải đặc trưng của cả hai nhà máy đó là lượng giẻ lau hóa chất phát sinh quá nhiều từ công đoạn in lụa. Riêng đối với nhà máy VT, đó là dung dịch thải nhuộm từ quá trình nhuộm đế airbag.
Cả hai nhà máy VT2 và VT đều có chung đặc điểm phát sinh giẻ lau hóa chất từ công đoạn in lụa rất nhiều, người lao động làm việc trong công đoạn này thường xuyên phải tiếp xúc với chất gây ô nhiễm. Và trong chương tiếp theo, đề tài sẽ tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất gây ô nhiễm đến người lao động.
CHƯƠNG 4:
ĐÁNH GIÁ RỦI RO TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI, CHẤT ĐỘC HẠIẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hình 4.1: Khu vực in lụa của nhà máy VT