Định nghĩa về đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích kiểm kê chất thải công nghiệp và đánh giá rủi ro của chất thải ô nhiễm đến người lao động tại các nhà máy sản xuất giày Nike thuộc tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Trang 46)

TỔNG QUAN NGÀNH GIÀY DA

2.3.1. Định nghĩa về đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro sức khỏe là đánh giá các mối nguy hại tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe khi con người phơi nhiễm với các hóa chất độc hại. Đây là một tiến trình tiêu biểu mà việc đánh giá hoặc phơi nhiễm với hóa chất trong vấn đề ô nhiễm môi trường được xác định rõ. Đánh giá sự phơi nhiễm được xem xét trong mối quan hệ với các loại hoặc mức độ độc chất hóa học, cho phép đánh giá rủi ro sức khỏe hiện tại và tương lai đến rủi ro đối với cộng đồng. Khi nồng độ ô nhiễm được xác định trong các môi trường khác nhau (không khí, đất, nước, cây cối, động vật…) việc định lượng thường được dùng để đánh giá sự phơi nhiễm người nhận. Việc định lượng sẽ được tính dựa trên liều lượng trung bình hàng ngày (ADD), hoặc liều lượng trung bình hàng ngày trong thời gian sống (LADD). Trong vấn đề ô nhiễm môi trường, kết quả gây ung thư liên quan đến việc đánh giá LADD, còn kết quả không gây ung thư thì ADD thường được sử dụng. Liều lượng lớn nhất hàng ngày (MDD) sẽ được sử dụng để đánh giá sự tích lũy hoặc sự phơi nhiễm lâu dài.

Đánh giá rủi ro là một công cụ được dùng trong quản lý rủi ro sức khỏe. Đó là quá trình mà những nhà khoa học và các cơ quan chính phủ thường đánh giá rủi ro sức khỏe con người, những người mà phơi nhiễm với những lượng khác nhau của các chất độc hại.

Một đánh giá rủi ro cho chất độc gây ô nhiễm kết hợp kết quả của các nghiên cứu trên những tác động sức khỏe của động vật và sự phơi nhiễm của con người với chất gây ô nhiễm với những kết quả nghiên cứu ước lượng phơi nhiễm của con người tại những khoảng cách khác nhau từ nguồn chất gây ô nhiễm.

Trong khi sự ước lượng được cung cấp bởi các đánh giá rủi ro này thì khá chính xác, chúng giúp những nhà khoa học ước lượng những rủi ro liên quan đến sự phát tán của các chất độc gây ô nhiễm không khí. Dựa vào những ước lượng rủi ro và những yếu tố khác, chính phủ có thể đặt ra những tiêu chuẩn điều chỉnh để giảm bớt sự phơi

Các loại phơi nhiễm

Qua đường hô hấp Qua đường ăn uống Qua da

Chất bẩn lơ lửngDòng khí vô cơ

Hóa chất hữu cơ bay hơi Phơi nhiễm đấtSử dụng nước gia đìnhSử dụng nước giải trí, vui chơi

Nước uống Thực phẩm dưới nước Hoa màu Đất và

cặn bã

Thực phẩm từ động vật

sức khỏe (trang 29, HRA).

2.3.2. Các tiếp cận đánh giá rủi ro về sức khỏe

2.3.2.1. Phơi nhiễm và liều lượng

Từ các kết quả dự báo tuyến phơi nhiễm người ta có thể ước lượng được liều lượng của một chất độc gây tác hại cho một người hoặc một nhóm người. Quá trình này thay đổi tùy vào cách phơi nhiễm với chất độc: tiêu thụ thức ăn hoặc uống nước, thông qua việc hít thở hoặc qua da. Chẳng hạn, nồng độ của một chất độc trong không khí (mg/m3) có thể chuyển đổi thành một liều lượng hấp thụ mg/kg/ngày (qua hô hấp), bằng cách chia nồng độ cho trong lượng trung bình của cơ thể (đối với nhóm người) và nhân với 20 m3/ngày (dung tích khí cần cho một người trong một ngày) (theo Lê Thị Hồng Trân, 2008).

Người ta thường so sánh nồng độ tham chiếu hay liều lượng hàng ngày với những giá trị nồng độ đo được để ước lượng rủi ro. Lượng chất độc đưa vào cơ thể thông qua nước được đo bằng mg/kg/ngày và những rủi ro này được so sánh với những số liệu thử nghiệm trên động vật. Nồng độ chất độc trong nước uống đo bằng mg/l và được so sánh với nồng độ an toàn được tính như sau:

Nồng độ an toàn (mg/L) = Liều lượng tham chiếu x trọng lượng cơ thể/2 lít/ngày

Liều lượng 2 lít/ngày là lượng nước mà một người dùng trong một ngày. Những giả định về trọng lượng cơ thể và lượng nước đưa vào cơ thể cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với những nhóm người và những lối sống khác nhau

Hình 2.1: Các tuyến phơi nhiễm

2.3.2.2. Nhận biết mối nguy hại

Nhận biết mối nguy hại là bước đầu tiền trong HRA, các chất độc gây ô nhiễm môi trường có liên quan rất mật thiết tới những vấn đề sức khỏe do chúng gây ta hoặc ảnh hưởng tới rất nhiều người. Nhận biết mối nguy hại và các vấn đề sức khỏe có thể bao gồm ung thư, sự kích thích, những vấn đề về thần kinh và các khuyết tật bẩm sinh, bệnh kinh niên…

Nhận biết mối nguy hại là một quá trình được sử dụng để xác định tác hại đến sức khỏe con người tiếp xúc với một chất hóa học. Điều này dựa trên thông tin được cung cấp bởi các tài liệu khoa học. Đối với nguồn chất độc hại, xác định mối nguy hiểm liên quan đến việc xác định sự tồn tại của chúng có trong môi trường và đó là mối quan tâm chính của việc đánh giá. Nó sẽ được đưa vào xem xét cho dù một chất ô nhiễm là một chất gây ung thư tiềm năng của con người hoặc được liên kết với các loại chất khác có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (TECHNICAL MANUAL 1003 Guidance on Risk Assessment

for Air Contaminant Emissions, trang 3).

Để xác định mối nguy hiểm liên quan đến một chất được phép sử dụng, thực hiện qua các bước như sau:

• Các chất gây ô nhiễm sẽ được phát ra từ nguồn nào.

• Các chất gây ô nhiễm đã biết ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.

Đánh giá phơi nhiễm là bước xác định mức độ (cường độ, tần số, và thời gian hoặc liều) của con người tiếp xúc với một chất hóa học trong môi trường.

Đánh giá phơi nhiễm gồm ba thành phần chính như sau:

• Ước tính số lượng tối đa của mỗi chất gây ô nhiễm được phát ra từ nguồn gốc của các mối quan tâm (dựa trên dữ liệu từ trước đây sẵn có hoặc kỹ thuật ước lượng).

• Đối với mỗi chất gây ô nhiễm được phát ra từ một nguồn, ước tính kết quả trung bình hàng năm tối đa và (nếu có) tối đa các nồng độ trung bình là không khí xung quanh ngắn hạn, bằng cách sử dụng các mô hình phân tán, hoặc các giá trị ảnh hưởng dựa trên mô hình phân tán.

• Ước tính số lượng chất gây ô nhiễm được đưa vào bởi một thụ thể con người. Đôi khi cần phải cân nhắc trong trường hợp một số trường hợp đặc biệt sau:

 Tiếp xúc với các con đường khác hơn là hô hấp, chẳng hạn như: ăn rau trồng trên vùng đất bị ô nhiễm, ăn thịt bò, uống sữa…

 Mô hình tác động gián tiếp: các chất ô nhiễm có trong không khí tích lũy ở các sinh vật, sau đó con người sử dụng chúng . Đó là các nguồn tiếp xúc tiềm năng.

 Cường độ, thời gian và tần suất tiếp xúc với chất gây ô nhiễm qua các con đường tiếp xúc khác nhau.

 Lượng hóa chất và tỷ lệ hấp thụ từ môi trường vào cơ thể.

 Tiếp xúc tiềm năng.

Các tuyến phơi nhiễm có thể tiếp nhận qua đường hô hấp

Có hai tuyến đường phơi nhiễm qua hô hấp được xem xét đối với các chất ô nhiễm có khả năng gây ô nhiễm môi trường được phân loại rõ ràng thành sự hít vào các hạt không khí từ bụi lơ lửng, trong đó tất cả các cá thể riêng biết nằm trong phạm vi 80 km của nguồn ô nhiễm có khả năng bị tác động và sự hít vào các hợp chất bay hơi (hóa chất pha hơi…).

Liều lượng có khả năng hít vào có thể được đánh giá dựa trên thời gian phơi nhiễm, tốc độ hít vào của các thành phần phơi nhiễm, nồng độ chất ô nhiễm trong

không khí hít vào và khối lượng được giữ lại trong phổi. Tất cả được cụ thể qua công thức sau:

Mức phơi nhiễm qua đường hô hấp (mg/kg – ngày) Expinhalation=

Trong đó:

• Expinhalation: mức phơi nhiễm qua đường hô hấp (mg/kg-ngày)

• GLC: nồng độ chất ô nhiễm (µg/ m3)

• RR: nhịp thở (m3/ ngày)

• CF: hệ số chuyển đổi (1 mg/1000 µg = 1.0E – 03mg/ µg)

• BW: trọng lượng cơ thể (kg)

Sự tiếp nhận qua đường hô hấp khí phơi nhiễm với hợp chất bay hơi (HRA, 2008). Nồng độ chất ô nhiễm pha hơi trong không khí được giả định là cân bằng với nồng độ nguồn ô nhiễm.

Cần lưu ý rằng sự phơi nhiễm tương ứng với sự phát tán VOC từ nước do xáo trộn độ cao, diện tích bề mặt lớn và độ kết dính của các hạt nước. Do vật, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những rủi ro từ việc hô hấp trong lúc phơi nhiễm có thể so sánh nếu không quá lớn với rủi ro từ việc uống nước bị ô nhiễm (McKone, 1987). Vì thế, các mức phơi nhiễm này tiêu biểu chính yếu cho từng thành phần cụ thể quan trọng để định lượng trong việc HRA. Trong trường hợp này, nồng độ ô nhiễm trong không khí được giả định là cân bằng với nồng độ trong nguồn nước (DOE, 1987).

Các phơi nhiễm có khả năng tiếp nhận qua đường tiêu hóa

Phơi nhiễm chính qua đường tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng các quyết định quản lý bao gồm liều lượng chất ô nhiễm có trong đất, thực phẩm dinh dưỡng và nguồn nước uống. Thông thường, sự phơi nhiễm qua đường tiêu hóa là một hàm của nồng độ chất ô nhiễm trong quá trình ăn uống (đất, nước, thực phẩm dinh dưỡng như: hoa màu,

giá một cách cẩn thận như sau:

Mức phơi nhiễm với nước qua đường tiêu hóa (mg/kg – ngày):

Expw=

Mức phơi nhiễm với đất qua đường tiêu hóa (mg/kg – ngày):

Exps=

Mức phơi nhiễm với vụ mùa qua đường tiêu hóa (mg/kg – ngày):

Expseason= Trong đó:

• Expw: mức phơi nhiễm với nước qua đường tiêu hóa (mg/kg-ngày)

• Exps: mức phơi nhiễm với đất qua đường tiêu hóa (mg/kg-ngày)

• Expseason: mức phơi nhiễm với mùa vụ qua đường tiêu hóa (mg/kg-ngày)

• CW: nồng độ hóa chất trong nước (mg/lít)

• WIR: tốc độ tiêu hóa nước (lít/ngày)

• CS: nồng độ hóa chất trong đất (mg/kg)

• SIR: tốc độ tiêu thụ đất (mg/kg)

• CD: nồng độ hóa chất trong thức ăn thường ngày (mg/kg)

• CT: nồng độ hóa chất trong mô, CT = BCF x F x CD (BCF là hệ số tích tụ sinh học đối với sinh khối (mg/kg)/ (mg/kg thức ăn hàng ngày).

• FIR: tốc độ tiêu thụ thực phẩm (kg/ngày)

• GI: hệ số hấp thụ trong dạ dày

• BW: trọng lượng cơ thể (kg)

Tổng liều lượng nhận được bởi khả năng tiếp nhận do tiêu thụ hóa chất sẽ phụ thuộc vào sự hấp thụ các hóa chất trong dạ dày. Các tài liệu khoa học đã cung cấp một số đánh giá về hệ số hấp thụ các loại hóa chất khác nhau. Đối với các hóa chất không được công bố trị số hấp thụ và các hóa chất mà hệ số số hấp thụ không được báo cáo hoàn toàn về yếu tố độc hại, sự hấp thụ có thể được thừa nhận một cách hoàn toàn 100%.

Các tuyến phơi nhiễm có khả năng tiếp nhận qua da

Tuyến phơi nhiễm chủ yếu qua da có thể ảnh hưởng đến quyết định quản lý rủi ro bao gồm sự phơi nhiễm với các chất hút bám trong đất, sự hấp thụ qua da từ nước ô nhiễm và từ hơi khí ô nhiễm có trong không khí. Nhìn chung, lượng chất đi vào da được xác định bởi nồng độ hóa chất trung gian, diện tích bề mặt phơi nhiễm:

Mức phơi nhiễm với đất qua da (mg/kg – ngày): Expsoil-skin=

Mức phơi nhiễm với nước qua da (mg/kg – ngày): Expw-skin=

Trong đó:

• Expsoil-skin: mức phơi nhiễm với đất qua da (mg/kg – ngày)

• Expw-skin: mức phơi nhiễm với nước qua da (mg/kg – ngày)

• SS: lượng bụi bẩn trên bề mặt da (mg/cm2/ ngày)

• CS: nồng độ hóa chất trong đất (mg/kg)

• CF: hệ số chuyển đổi 1,00E-06 kg/mg)

• WS: lượng nước phơi nhiễm với da (lít/cm2/ngày)

• CW: nồng độ hóa chất trong nước (mg/l)

• SA: diện tích bề mặt phơi nhiễm (cm2)

2.3.2.4. Đánh giá độc tính

Đây là bước xác định tính độc của chất ô nhiễm quan tâm trong chu trình đánh giá rủi ro. Công việc chủ yếu của bước này là đánh giá chất gây ô nhiễm có khả năng gây ung thư hay không. Nguồn dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá độc tính có thể dựa theo các nghiên cứu đã được công bố hoặc được liệt kê theo các tiêu chuẩn và luật.

Nhận biết kết quả về sức khỏe của sự phơi nhiễm của nhân tố ô nhiễm môi trường cũng là một ưu tiên rất cao trong việc nhận biết sự nguy hại và đánh giá độc tính. Chất độc gây ô nhiễm môi trường thông qua việc hít thở. Nó cũng có thể đi vào cơ thể qua đường uống hoặc thấm qua da.

Khi chất ô nhiễm đi vào trong cơ thể nó có thể ở trong phổi (amiăng) hoặc đi vào máu từ phổi, bị thải ra hoặc từ hệ thống tiêu hóa hay từ da. Trong máu, nó được mang đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Khi các chất độc này đi đến các bộ phận, nó có thể gây biến chứng hoặc ảnh hưởng bằng cách biến đổi. Đặc biệt, khi các chất độc biến đổi, độc tố của chúng có thể mạnh hơn.

Tác động ngưỡng: trừ một số loại gây ung thư, hầu hết các hiện tượng thể hiện

độc tính quan sát được chỉ xảy ra trên những liều lượng đặc trưng. Liều lượng đặc trưng này được gọi là liều lượng ngưỡng, những ảnh hưởng có thể quan sát được gọi là

RfD NOAEL LOAEL % Phản Ứng

Liều (mg/kg/ngày)

xác định mức ảnh hưởng bất lợi không quan sát được ( No Observed Adverse Effect Level – NOAEL), đây là liều lượng tối đá mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến cơ thể con người. Ngược lại là mức liều lượng thấp nhất (Low Observed Adverse Effect Level – LOAEL) không gây các ảnh hưởng bất lợi.

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa NOAEL và LOAEL

Sự quyết định đặc tính rủi ro trong các độc chất sử dụng được quan niệm là lượng chất tiếp nhận hàng ngày có thể được chấp nhận (Aceptable daily intake – ADI), hoặc được gọi chung là liều lượng tham chiếu (RfD). Chỉ số này được tính từ hóa chất mà cơ thể tiếp nhận có thể phơi nhiễm hàng ngày trong suốt giai đoạn thời gian, thường là giai đoạn sống – không bị ảnh hưởng có hại. RfC được xác định là lượng hóa chất lớn nhất mà con người hấp thu mà không có tác động lâu dài đến sức khỏe. Đối với những hóa chất không gây ung thư trong môi trường, ADI hoặc RfD được coi là ngưỡng phơi nhiễm mà không có những ảnh hưởng bất lợi.

RfD = Trong đó:

UF (Uncertainly factors) = 10H x 10A x 10S = 1000: hệ số không chắc chắn MF (Modifying factor) = 0.75 : hệ số hiệu chỉnh.

Đối với phơi nhiễm qua đường tiêu hóa, RfD (mg/kg-ngày) được chuyển đổi thành nồng độ tương đương trong nước uống DWEL:

DWEL (mg/lít nước) =

Hình 2.3: Các con đường tiếp xúc

2.3.2.5. Đặc tính của rủi ro sức khỏe

Rủi ro ung thư cực đại:

Kết hợp kết quả đánh giá phơi nhiễm và đánh giá độc tính đưa ra những ước lượng về sự gia tăng những rủi ro về ung thư trong cuộc đời cho những phơi nhiễm cá biết cho dự đoán tập trung dài hạn cao nhất.

Thời gian phơi nhiễm lớn nhất X Quan hệ liều lượng – đáp ứng = Rủi ro lớn nhất.

2.4. Mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro và đánh giá rủi ro thường gây ra sự lẫn lộn, nhưng giữa hai khái niệm này có hai tính chất phân biệt nhau. Quản lý rủi ro bao gồm đánh giá rủi ro trong đó và đánh giá rủi ro là một phần không thể thiết trong quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro là quá trình giảm thiểu tác động, phân tích dữ liệu và đưa ra những quyết định sau khi đã có đánh giá rủi ro, đặc biệt những quyết định cuối cùng có ảnh hưởng lớn đến chi phí kinh tế và xã hội.

Một phần của tài liệu Phân tích kiểm kê chất thải công nghiệp và đánh giá rủi ro của chất thải ô nhiễm đến người lao động tại các nhà máy sản xuất giày Nike thuộc tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w