Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 28)

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của phổ biến, giáo dục pháp luật. Việc xác định nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật.

Về nguyên tắc, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phải bảo đảm bao quát tất cả các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Tuy nhiên, do số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành là quá lớn, thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả thiết thực thì cần lựa chọn các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống, công tác và hoạt động nghề nghiệp của người được phổ biến. Theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, thì nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thiết thực đến đời sống, công tác của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân. Trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.

Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.

- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật [37, Điều 10].

Như vậy, nội dung phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ là các văn bản pháp luật, các quy định pháp luật, mà còn bao gồm những thông tin cần thiết về thực tiễn pháp luật: tình hình thi hành, áp dụng pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động xã hội; thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền quyền con người, quyền công dân, trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; công tác tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, mà trong giai đoạn hiện nay là công tác triển khai thi hành Hiến pháp 2013 theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, các Kế hoạch Chương trình triển khai thi hành Hiến pháp của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp thì tất cả các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đều phải được phổ biến, giáo dục cho các đối tượng, mà tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu của phổ biến, giáo dục pháp luật, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của từng nhóm đối tượng, tuỳ từng thời điểm mà lựa chọn các nội dung và mức độ phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp để mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

1.2.4. Hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật

“Hình thức” là cách thể hiện, cách tiến hành một hoạt động [50, tr.427].

“Phương pháp” là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó [50, tr.766].

luật là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật, để thể hiện nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật. Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật là hệ thống các cách thức sử dụng để tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật.

Từ cách hiểu này cho thấy, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật không chỉ phụ thuộc vào việc lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp mà còn phụ thuộc vào việc vận dụng hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp. Bởi vì, để chuyển tải được nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đến đối tượng, giúp đối tượng hiểu và vận dụng một cách nhanh nhất, đòi hỏi phải vận dụng hình thức, phương pháp phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh và với từng nhóm đối tượng cụ thể. Trên cơ sở đó, chúng ta xác định được tính phù hợp giữa hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật với đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật, yêu cầu về nội dung quy định pháp luật cần phổ biến đến đối tượng nhóm dân cư xác định, trình độ của đối tượng được phổ biến, điều kiện kinh tế, địa lý và hoàn cảnh thực tế của đối tượng, địa bàn, trang thiết bị tại địa bàn phổ biến, giáo dục pháp luật.

Theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, thì hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

Họp báo, thông cáo báo chí; phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư ; tổ chức thi tìm hiểu pháp luâ ̣t ; thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan

trong bộ máy nhà nước ; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý , hòa giải ở cơ sở ; lồng ghép trong hoạt động văn hóa , văn nghệ , sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể , câu la ̣c bô ̣, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả [37, Điều 11].

1.3. Các yếu tố tác động và điều kiện đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật phổ biến, giáo dục pháp luật

1.3.1. Các yếu tố tác động đến phổ biến, giáo dục pháp luật

1.3.1.1. Công tác tổ chức chỉ đạo triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật của các cấp uỷ đảng, chính quyền

Công tác tổ chức chỉ đạo triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp uỷ đảng, chính quyền là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực tế cho thấy, khi cấp ủy các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật thì công tác này sẽ được tổ chức một cách thường xuyên, có kế hoạch, đồng bộ, thống nhất, từ việc xác định nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phân công trách nhiệm thực hiện cho đến việc xây dựng, bố trí, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trong những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp

luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, khẳng định phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cơ quan Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, thể hiện sự đổi mới về nhận thức của Đảng ta đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Để triển khai thực hiện Chỉ thị này, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012; Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 ban hành Chương trình hành đô ̣ng thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI), trong đó có nhiều đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương và các địa phương đã ban hành nhiều Chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên ở các địa phương trong cả nước cũng như ở tỉnh Thanh Hóa đã ngày càng nhận thức sâu sắc về tầm quan trong, vai trò, vị trí của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, có ý nghĩa rất lớn phục vụ cho các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo, tổ chức đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật một cách thường xuyên, bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân. Đi đôi với việc quan tâm chỉ đạo thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ cơ, xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, xây dựng đơn vị an toàn làm chủ, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số cấp uỷ, chính quyền cơ quan, đơn vị, đơn vị, địa phương chưa thực sự đầy đủ và chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cho rằng đây là nhiệm vụ của riêng cơ quan Tư pháp. Vì vậy, chưa quan tâm, chủ động tích cực trong chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác này. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng chung về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

1.3.1.2. Điều kiện tự nhiên, văn hoá - xã hội

Điều kiện tự nhiên, địa hình, giao thông đi lại cùng với điều kiện về văn hoá xã hội là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật. Nhìn chung, ở địa phương nào có điều kiện tự nhiên, giao thông đi lại thuận lợi, kinh tế, văn hoá xã hội phát triển, trình độ dân trí cao và đồng đều thì sẽ tạo điều kiện, góp phần tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và ngược nếu địa phương nào có điều kiện tự nhiên khó khăn, không thuận lợi, kinh tế, văn hoá xã hội kém phát triển thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng không phải khi trình độ kinh tế, văn hoá phát triển thì sẽ hoàn toàn có tác động thuận lợi đến phổ biến, giáo dục pháp luật. Ví dụ như khi kinh tế xã hội phát triển sẽ kèm theo mặt trái của nó là các tệ nạn xã hội, ý thức coi thường, bất chấp quy định pháp luật… điều đó sẽ ảnh

hưởng đến phổ biến, giáo dục pháp luật. Chính vì vậy, mà trong từng điều kiện cụ thể, đòi hỏi các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật phải có sự chỉ đạo, tổ chức, triển khai phù hợp với tình hình thực tế.

Tại Thanh Hóa, có dân số đông trên 3,8 triệu người, địa bàn hành chính rộng, chia thành các vùng miền khá rõ rệt, gồm miền núi, trung du đồng bằng và ven biển, với số lượng lớn các đơn vị hành chính địa phương, gồm 27 huyện, thị xã, thành phố và 637 xã, phường, thị trấn, 6.042 thôn, bản, khu phố. Trong đó có có 11 huyện miền núi và 7 huyện đồng bằng trung du có xã miền núi dân số khoảng 1.074.022 người. Các dân tộc thiểu số có dân số tương đối nhiều như: Dân tộc Mường có 364.622 người, Dân tộc Thái có 223.165 người, Dân tộc Mông có 14.917 người, Dân tộc Thổ có 11.530 người, Dân tộc Dao có 6.215 người, Dân tộc Khơ Mú có 978 người. Còn lại 21 dân tộc thiểu số khác có 4.493 người. Trong đó Dân tộc Tày 444 người, Nùng 151 người, Hoa 327 người, Khơ Me 31 người, Gia Rai 27 người, Ê Đê 68 người…. ít nhất là Dân tộc Tà Ôi có 02 người... Có 9 huyện đồng bằng, trong đó có 6 huyện, thị xã ven biển với 47 xã, phường và 401 thôn, khu phố. Dân số các xã, phường ven biển là 411.659 người, đồng bào theo đạo công giáo chiếm tỷ lệ 7,1%. Kinh tế xã hội của tỉnh đang từng bước phát triển. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Phong tục tập quán , truyền thống dân tộc , đó là lòng yêu nước , truyền thống "lá lành đùm lá rách ", tinh thần tương thân tương ái , ý chí đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường, tinh thần đoàn kết...Truyền thống tốt đẹp đó luôn được người dân tỉnh Thanh Hoá phát huy. Đại đa số, người dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay, đời sống nhân dân ở một số vùng miền núi, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn đó tác động đến tư tưởng, tâm lý, lối sống của

người dân trong sinh hoạt, sản xuất. Thực tế đó dẫn đến việc tổ chức triển khai, tiếp nhận và xử lý các thông tin kinh tế - xã hội, pháp luật của nhân dân các dân tộc ở các vùng, miền trên địa bàn tỉnh bị hạn chế. Mặt khác, sự phát triển của kinh tế thi ̣ trường kèm theo những mặt xấu của nó như các tệ nạn xã hội, các hành vi suy đồi đạo đức, thái độ bất chấp, coi thường pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật thường xuyên diễn ra . Chính vì thế mà việc thay đổi thói quen , nếp sống , xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân là việc rất khó khăn, đòi hỏi phải thực hiện lâu dài, thường xuyên.

Đông thời, vấn đề đó cũng đã đặt ra cho người làm công tác phổ biến , giáo dục pháp luật nhiệm vụ là cần phải kết hợp một cách hài hòa giữa truyền thống dân tộc, phong tục tập quán, đạo đức với phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với sự phát triển của xã hội trong thời kỳ phát triển, hội nhập kinh tế - quốc tế. Đây là điều mà chúng ta đã, đang và sẽ phải làm cho tốt. Như vậy, mới góp phần phát huy tối hiệu quả công tác giáo dục pháp luật trên thực tế.

1.3.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội

Điều kiện kinh kiện -xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục pháp luật. Kinh tế - xã hội phát triển , thì đầu tư kinh phí , cơ sở vật chất phục vụ

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)