Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 110)

trợ giúp pháp lý

Đẩy mạnh hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý nhằm huy động lực lượng, phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý. Theo đó, cần tăng cường tổ chức xây dựng các kế hoạch, chương trình phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho lực lượng Trợ giúp viên, công tác viên trợ giúp pháp lý, tư vấn viên pháp luật, luật sư, luật gia và các đối tượng có liên quan tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.

Về lâu dài, cần nghiên cứu thành lập Trung tâm phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý là đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp, chủ yếu thực

hiện công tác quản lý Nhà nước, ban hành kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kiểm tra, theo dõi… về phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, chỉ trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt động theo các chương trình trong tâm trọng điểm do Nhà nước giao.

Trên cơ sở các nguồn lực sẵn có tại địa phương, các văn phòng, Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị xã hội, Hội Luật gia, văn phòng Luật sư, đội ngũ luật sư, luật gia… thí điểm cho phép thành lập các tổ chức hoặc cho phép thực hiện dịch vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý có thu hoặc miễn phí theo quy định của pháp luật. Ban đầu, có chính sách hỗ trợ kinh phí, các trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết; hỗ trợ tài liệu, tập huấn kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các Luật sư, Luật gia, cán bộ tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật của các tổ chức này.

Tổ chức xây dựng, phổ biến quy chế hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý theo cơ chế xã hội hoá. Trong đó, xác định rõ các tiêu chí về sự phù hợp về nội dung, hình thức của chương trình, tài liệu đối với đối tượng thụ hưởng; tỉ lệ người được phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý trên địa bàn; giảm các hành vi vi phạm pháp luật, các tranh chấp, khiếu kiện… nhằm nâng cao chất lượng, phát huy tinh thần trách nhiệm của lực lượng tư vấn viên pháp luật, luật sư, luật gia và các đối tượng có liên quan tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý theo cơ chế xã hội hoá.

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật, thì cùng với việc đẩy mạnh hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, giải pháp lâu dài cần phải thực hiện, đó là phải nâng cao trình

độ dân trí, phát triển kinh tế xã hội; quan tâm đầu tư phát triển cho vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc, giảm dần sự chênh lệch về trình độ nhận thức, dân trí, đời sống vật chất, tinh thần của người dân giữa các vùng, miền trên địa bàn tỉnh. Kinh tế - xã hội phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng hàng loạt các

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)