Hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường quyền tham gia ý kiến

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 107)

kiến của nhân dân vào dự thảo các văn bản pháp luật

Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật của nước ta đã không ngừng được hoàn thiện. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều hạn chế, nhiều quy định pháp luật thiếu rõ ràng.cụ thể, chồng chéo; nhiều văn bản thiếu tính khả thi… ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, ngay cả những cán bộ, công chức có trách nhiệm thực thi pháp luật cũng gặp khó khăn.

Do đó, trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thì một vấn đề đặt ra là phải xây được một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, khả thi. Một hệ thống pháp luật như vậy sẽ có sức mạnh để đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân thừa nhận và tuân thủ.

Để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cần phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, việc mở rộng tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ đóng vai trò quan trọng, góp phần hoàn thiện pháp luật mà còn có tác dụng phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, giúp người dân nâng cao ý thức pháp luật; bồi

dưỡng tình cảm, ý thức, niềm tin pháp luật đúng đắn đối với pháp luật cho mỗi người dân.

Cụ thể như trong thời gian qua, để Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013, Nhà nước ta đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân, các nhà nghiên cứu khoa học; tổ chức hàng chục nghìn cuộc hội thảo, hội nghị; phát phiếu lấy ý kiến về dự thảo đổi Hiến pháp đến từng hộ gia đình, thu hút hàng chục triệu ý kiến đóng góp… Đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý dân chủ , sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị, không chỉ huy đô ̣ng được sự tham gia tích cực của nhân dân ở trong nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài để góp ý, hoàn thiện dự thảo Hiến pháp, góp phần quan trọng đảm bảo cho Hiến pháp có nội dung phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội của nước ta; đồng thời, qua đó, đã phổ biến, nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin cho các tầng lớp nhân dân về Hiến pháp, góp phần quan trọng đưa nhanh Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)