0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Tập trung thi hành, đưa Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống

Một phần của tài liệu PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 118 -118 )

Ngày 28-11-2013, Quốc hội nước ta đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là bản Hiến pháp thứ năm trong lịch sử lập hiến của nước ta – đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất, quy định rõ ràng, cụ thể và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; khẳng định Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhâ ̣n, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người , quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

trong đời sống xã hội thì vấn đề đặt ra là phải tập trung triển khai thi hành, đưa nhanh Hiến pháp vào thực tiễn cuộc sống, với các hoạt động chính là tăng cường phổ biến về Hiến pháp cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân; tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp và rà soát, sửa đổi, bổ sung thay thế các văn bản pháp luật cho phù hợp với Hiến pháp. Tập trung triển khai có hiệu quả các hoạt động này còn được coi là một trong những giải pháp đảm bảo hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thông qua phổ biến Hiến pháp, sẽ bồi dưỡng cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân quan niệm, tâm lý, tình cảm, tư duy, thái độ đúng đắn về Hiến pháp, về vai trò Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội; về quyền, tự do, nghĩa vụ của cá nhân, công dân; trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền, tự do công dân; quyền làm chủ của Nhân dân trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, tham gia quản lý nhà nước… Để mỗi cán bộ, công chức thấy rõ được trách nhiệm trong việc học tập, nâng cao hiểu biết Hiến pháp, pháp luật để thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định Hiến pháp, pháp luật; đồng thời để cán bộ, công chức, cơ quan Nhà nước thấy rõ được lợi ích từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết Hiến pháp, pháp luật đảm bảo người dân tham gia có hiệu quả vào quản lý Nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Từ đó, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức sẽ chủ động, tích cực hơn trong việc triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật đến với các tầng lớp nhân dân.

Về phía người dân, thông qua hiểu biết về tinh thần, ý nghĩa, nội dung của Hiến pháp cũng sẽ thấy được vị trí vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tìm hiểu, vận dụng Hiến pháp, pháp luật để thực hiện quyền làm chủ, quyền tham gia quản lý nhà nước của mình; đồng thời để xây dựng ý thức tự

giác sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật… Từ đó, người dân chủ động, tự giác tham gia vào các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp thu các nội dung pháp luật.

Bên cạnh đó, triển khai thi hành Hiến pháp, với việc tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật từ Trung ương đến địa phương tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, cũng góp phần đảm bảo phát huy hiệu quả cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bởi bản thân hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai tuyên truyền, phổ biến cũng như thuận lợi cho các đối tượng tham gia tìm hiểu, tiếp thu các nội dung pháp luật.

3.2.14. Tổ chức khảo sát tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật

Để đảm bảo hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là tổ chức xây dụng, triển khai thực hiện các kế hoạch, đề án, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật thì việc tổ chức khảo sát về tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải được tiến hành.

Hoạt động khảo sát do các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện nhằm nắm bắt các nội dung, thông tin cần thiết liên quan đến phổ biến, giáo dục pháp luật, như: nhu cầu tìm hiểu các nội dung pháp luật của đối tượng; các hình thức phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; sự phản hồi của người dân về chất lượng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật, điều kiện cơ sở vật chất, công tác chỉ đạo triển khai, kiến nghị của người dân liên quan đến các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật...

Trên cơ sở nhu cầu thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật cần nắm bắt, đánh giá mà chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật xác định cụ thể phạm vi, nội dung khảo sát; áp dụng các hình thức và phương pháp khảo sát, thu thập thông tin phù hợp, có thể là khảo sát thực tế (trực tiếp và qua phiếu) hoặc thu thập thông tin, số liệu qua báo cáo của địa phương.

Các thông tin thu thập được là cơ sở để phân tích, đánh giá đúng thực trạng, tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng, công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện; nội dung, hình thức, giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; mức độ kết quả đã đạt được, những tồn tại, nguyên nhân; xác định nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của từng nhóm đối tượng...Thông qua đó, các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật đề ra các giải pháp phù hợp để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đảm bảo hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

KẾT LUẬN

Phổ biến, giáo dục pháp luật là bước đầu tiên để đưa pháp luật vào cuộc sống. Mục tiêu của công tác này là để cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật, góp phần đảm bảo ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì việc tăng cường công tác giáo dục pháp luật là một yêu cầu cấp bách. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đã và đang rất quan tâm chỉ đạo tập trung tổ chức tuyên truyền, phổ biến đưa Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 vào thực tiễn cuộc sống.

Để phát huy vai trò hiệu quả của hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải thực hiện động bộ các giải pháp và thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong đó, việc tập trung xây dựng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trên cơ sở phân tích về mặt lý luận cũng như đánh giá toàn diện thực trạng và đưa các giải pháp để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, nhằm gợi mở cho những cá nhân, tổ chức có liên quan không chỉ ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các giải pháp vào thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương để tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần đảm bảo cho mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân được tìm hiểu, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Phát huy kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật đã đạt được trong những năm qua, tin tưởng thời gian tiếp theo, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá sẽ tiếp tục tổ chức tăng cường, đẩy mạnh, đổi mới triển khai có hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đề ra để xây dựng quê hương Thanh Hoá ngày càng giàu đẹp, văn minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32-

CT/TW ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016, Hà Nội.

3. Ban Chỉ đạo Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2005 - 2010 tỉnh Thanh Hoá (2010), Báo cáo số 958/BC -BCĐ ngày

29/11/2010 về Tổng kết Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật,và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010, Thanh Hóa.

4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập Nghị quyết

lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 về một

số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

6. Bộ Tài Chính, Bộ Tư pháp (2014), Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-

BTC-BTP ngày 27/01/2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2005), Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Tư pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2007), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 48/TW ngày 24/5/2007 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (2011), Những Nội dung cơ bản của dự thảo Luật phổ biến,

giáo dục pháp luật (Dự thảo lần 6), Hà Nội.

10. Bộ Tư pháp (2013), Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18/12/2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, Hà Nội.

11. Bộ Tư pháp (2013), Tài liệu Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phổ, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 – 2012, Hà Nội.

12. Chính phủ (2007), Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.

13. Chính phủ (2013), Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội.

14. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

lần thứ XVII, Thanh Hoá.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính tri ̣ quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ

thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Hà Nội.

20. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Thanh Hoá (2008), Báo cáo số 860/BC – HĐPH ngày 30/11/2008 về kết quả công

tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2008, Thanh Hóa.

21. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Thanh Hoá (2009), Báo cáo số 759/BC – HĐPH, ngày 2/11/2009 về kết quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2009, Thanh Hóa.

22. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Thanh Hoá (2010), Báo cáo số 886/BC-HĐPH ngày 20/11/2010 về kết quả công tác

phổ biến giáo dục pháp luật năm 2010, Thanh Hóa.

23. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Thanh Hoá (2011), Báo cáo số 860/BC – HĐPH về kết quả công tác phổ biến giáo

dục pháp luật năm 2011, Thanh Hóa

24. Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Thanh Hoá (2012),

Báo cáo số 568/BC-HĐPH ngày 30/9/2012 về tổng kết 5 năm Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012, Thanh Hóa.

25. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Thanh Hoá (2012), Báo cáo số 993/BC-HĐPH ngày 19/12/2012 về kết quả công tác

phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012, Thanh Hóa.

26. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Thanh Hoá (2013), Báo cáo số 1010/BC-HĐPH ngày 19/12/2013 về kết quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013, Thanh Hóa.

27. Khoa Luật - Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình lý luận chung

về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

28. Phạm Hữu Nghị (2011), “Các tiền đề, điều kiện đảm bảo giáo dục quyền con người”, Giáo dục quyền con người, Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội.

29. Cao Thị Oanh (2011), “Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục quyền con người”, Giáo dục quyền con người, Những vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Khoa học xã hội.

30. Hoàng Thị Kim Quế (2006) "Quyền con người và giáo dục quyền con người ở Việt nam hiện nay", Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia, (4). 31. Hoàng Thị Kim Quế (2007), Lý luận chung Nhà nước và pháp luật, Nhà

xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

32. Hoàng Thị Kim Quế (2011), “Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học pháp lý - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, (4).

33. Hoàng Thị Kim Quế (2012), “Trách nhiệm nhà nước trong việc thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (11).

34. Hoàng Thị Kim Quế (2012), “Văn hóa hiến pháp, Những giá trị nền tảng

Một phần của tài liệu PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 118 -118 )

×