3.2.12. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật biến, giáo dục pháp luật
Đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò quyết định đến chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong điều kiện hiện nay, để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ, đòi hỏi cấp thiết là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thường xuyên củng cố, kiện toàn, xây dựng phát triển nguồn
nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thường xuyên kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp đảm bảo số lượng, cơ cấu theo quy định tại Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật; ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Đối với cấp xã, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật không quy định về việc thành lập hay không thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp xã. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thấy việc thành lập, duy trì tổ chức này ở cấp xã là cần thiết. Vì vậy, các địa phương đã thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã trước ngày Luật phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực (01/01/2013), thì tiếp tục duy trì kiện toàn tổ chức này ở cấp xã để
tổ chức tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy vai trò của mỗi thành viên trong tổ chức hướng dẫn, phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả.
Cùng với việc thường xuyên kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, định kỳ hằng năm phải tiến hành rà soát nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn tỉnh. Tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công tác phổ biến để thực hiện quản lý, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tỉnh, theo hướng Uỷ ban nhân dân các cấp giao cho 1 lãnh đạo Uỷ ban nhân dân công tác phụ trách phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh cần khẩn trương thành lập Phòng pháp chế để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định; các tổ chức chính trị - xã hội, một số cơ quan theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh theo quy định không thành lập Phòng pháp chế thì phải giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho 1 phòng, đơn vị và bố trí ít nhất 1 cán bộ, công chức am hiểu pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật là đầu mối tham mưu cho cơ quan, đơn vị triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Ở các địa phương, phải củng cố, kiện toàn Phòng Tư pháp, đội ngũ cán bộ Tư pháp đảm bảo số lượng theo yêu cầu nhiệm vụ công tác ở địa phương, Phòng Tư pháp cấp huyện cần được bố trí từ 5 đến 7 người, giao cho một công chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý. Ở cấp xã, phải có 2 công chức Tư pháp - Hộ tịch. Về lâu dài phải tách chức danh công chức tư pháp riêng để thực hiện các nhiệm vụ tư pháp, phổ biến, giáo dục pháp luật, còn chức danh hộ tịch chỉ tham mưu thực hiện công tác hộ tịch.
Quá trình kiện toàn, đảm bảo số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cần quan tâm rà soát xây dựng quy hoạch, phát triển
phát triển đội ngũ cán bộ, công chức biết tiếng dân tộc thiểu số tạo nguồn cán bộ, công chức, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hiện nay khá đông, với khoảng 621.436 người.
Tổ chức xây dựng mạng lưới báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật theo ngành, theo lĩnh vực, địa bàn trong tỉnh. Theo đó, các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố cần có số lượng Báo cáo viên pháp luật phù hợp để có thể tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật về các văn bản pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Đối với cấp xã, xây dựng lực lượng Tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã, theo hướng: Chọn một số cán bộ, công chức cấp xã tham gia làm Tuyên truyền viên pháp luật. Ở mỗi thôn, bản, khu phố xây dựng 1 đến 2 Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã là Bí Thư chi bộ, Trưởng thôn, bản, khu phố, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội hoặc người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế thu hút, huy động đông đảo người có uy tín trong cộng dân cư, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở (thôn, bản, khu phố) tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương mình. Từ đó, tạo nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật ngay tại cơ sở để khắc phục những hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do điều kiện tự nhiên, địa hình, giao thông đi lại khó khăn mang lại; quan tâm huy động những người làm công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý tham gia vào phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo cơ sở tiến tới xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tổ chức kiện toàn các Tổ hoà giải ở cơ cơ theo hướng mỗi thôn, bản, khu phố, các cụm dân cư thành lập 1 Tổ hoà giải, đối với những thôn, bản có địa bàn rộng, đi lại khó khăn hoặc tranh chấp thường diễn ra nhiều, phức tạp
có thể thành lập 2 Tổ hoà giải. Hoà giải viên của 1 tổ hoà giải tối thiểu nên có ít nhất là 5 người, trong đó phải có 1 nữ. Đối với vùng có nhiều người dân tộc thiểu số, trong cơ cấu của tổ hoà giải phải có người dân tộc thiểu số. Về nguyên tắc, hoà giải viên do nhân dân bầu nên. Tuy nhiên, quá trình lựa chọn, lập danh danh sách bầu hoà giải viên, bên cạnh việc căn cứ vào tiêu chuẩn của hoà giải viên theo quy định của Luật hoà giải ở cơ sở, cần quan tâm lựa chọn, đưa vào danh sách bầu hoà giải viên những người giữ chức danh trong công đồng dân cư, như Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận, Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng dân cư đã được tỉnh công nhận để phát huy vai trò trách nhiệm của Hoà giải viên gắn với trách nhiệm của các chức danh của họ trong cộng đồng dân cư trong điều kiện hiện nay, khi việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, chế hộ hỗ trợ cho hoà giải viên chưa thoả đáng.
Thứ hai, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật theo
định kỳ hằng năm cho lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cần xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm gắn đào tạo với việc bố trí, sử dụng nhân lực trên cơ sở yêu cầu của công việc, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật phải được đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, đạo đức, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phải theo hướng: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp tỉnh, do Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp huyện và xã do Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng mỗi đợt từ 2 đến 7 ngày, tuỳ theo khối lượng nội dung tập huấn, bồi dưỡng và tình hình thực tế của địa phương. Cụ thể như sau:
- Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị: Định kỳ hàng năm phải tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo đó, ở cấp tỉnh, Sở Tư pháp phải phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Trường chính trị tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh. Ở cấp huyện Phòng Tư pháp phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật cấp huyện, xã.
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật: Định kỳ hằng năm, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, dưới các hình thức hội nghị, hội thảo, lớp học; thường xuyên cung cấp tài liệu, bảo đảm cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cập nhật kiến thức pháp luật mới kịp thời, để nâng cao trình độ chuyên môn pháp lý cho lực lượng này. Chú trọng, quan tâm bồi dưỡng nội dung các văn bản pháp luật mới, các văn bản liên quan thiết thực đến đời sống công tác của từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư.
- Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật: Tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và vị trí công tác của từng nhóm đối tượng để tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật đối với những người thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức phù hợp, bảo đảm việc bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả. Như với người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các ngành Toà án, Viện kiểm sát, Thi hành án thì bồi dưỡng cho họ về kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn; với đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở thì bồi dưỡng cho họ nghiệp vụ hoà giải thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở.
- Bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức: Thường xuyên tổ chức các hoạt động hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; gắn việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức công vụ; xây dựng, thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ để nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện nguồn tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo
dục pháp luật cấp phát cho lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Xây dựng bộ giáo trình, tài liệu chính thống về nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và đưa vào sử dụng thống nhất, rộng rãi trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong toàn tỉnh; biên soạn các loại tài liệu dưới các hình thức phù hợp để bồi dưỡng chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật có chất lượng; xây dựng, hoàn thiện tất cả các Đề cương của từng văn bản pháp luật để phát hành, sử dụng thống nhất, rộng rãi trong toàn tỉnh.
Thứ tư, thực hiện chính sách hỗ trợ đối với nguồn nhân lực phổ biến,
giáo dục pháp luật
Một trong những nguyên nhân làm cho nguồn nhân lực chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là do nhà nước chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ này. Do đó, để phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm của nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thì trong thời gian tới Nhà nước cần có chính sách đầu tư kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của vùng khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trang bị phương tiện, công cụ, tài liệu hỗ trợ phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật đối với Báo cáo viên pháp luật các cấp, Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, Trưởng các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở; hỗ trợ tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho tư vấn viên pháp luật, trợ giúp viên pháp lý, luật gia, luật sư khi thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động cho người nghèo, đối tượng chính sách và nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng với việc tổ chức triển khai đồng bộ các hoạt động trên, định kỳ hằng năm, cần tiến hành tổ chức kiểm tra, đánh giá những kết quả, tác động, chuyển biến từ các hoạt động của nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật đối với chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, để đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động của đội ngũ này để tiếp tục xây dựng, định hướng nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tiếp theo để nâng cao chất lượng, hiệu quả của nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật.