Đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 26)

Từ khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng nhằm mục đích hình thành ở đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, cho thấy, đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ là cá nhân, nhóm cộng đồng xã hội mà còn bao gồm các yếu tố tình cảm, nhận thức hành vi của họ.

Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt chất lượng, hiệu quả, thì việc xác định, phân loại đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật là hết sức quan trọng. Trên cơ sở xác định đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật, chủ

thể phổ biến, giáo dục pháp luật lựa chọn, nội dung hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, đảm bảo cho đối tượng có thể thuận tiện, dễ dàng trong việc tiếp thu các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trong lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật thì có nhiều cách khác nhau để phân loại đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật (theo giới tính, lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp…). Theo quy định tại quyết định số 37/2008/QĐ- TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012, thì xét theo mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật, đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật được chia thành các nhóm như sau: người dân; cán bộ, công chức, viên chức; người sử dụng lao động, người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân; thanh thiếu niên; người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam.

Mặc dù việc phân chia các nhóm đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật chỉ là tương đối. Song, có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong thực tế, căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của phổ biến, giáo dục pháp luật mà người ta phân nhóm đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật. Trên cơ sở đó, xác định các nội dung, hình thức biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp cho đối tượng. Ví dụ như đối với đối tượng là thanh thiếu niên thì lựa chọn những nội dung pháp luật, như hôn nhân và gia đình, pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quan sự, pháp luật hình sự, lao động, văn hóa, môi trường, xã hội, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, mại dân, tệ nạn xã hội...Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật, lựa chọn được nội dung hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp thì ngay trong nhóm đối tượng đã được phân chia đó, các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật có thể tiếp tục phân chia thành các nhóm nhỏ hơn. Ví dụ căn cứ theo lứa tuổi thì có nhóm đối tượng phổ biến, giáo dục

pháp luật là thanh thiếu niên, và ngay trong nhóm đối tượng này có thể phân chia thành các nhóm đối tượng như: thanh thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú; thanh thiếu niên vi phạm pháp luật; thanh niên lao động ở nước ngoài; thanh thiếu niên trong trường học.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)