0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nội dung, đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 57 -57 )

Trong những năm qua, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, các sở, ban, ngành, các địa phương đã tổ chức tuyên truyền đồng bộ Hiến pháp, các văn bản pháp luật của Trung ương cũng như của tỉnh và các thông tin về thực tiễn pháp luật đến cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân. Quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã chú trọng lựa chọn tập trung phổ biến, giáo dục các nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Cụ thể:

- Đối với cán bộ, công chức thì nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là: Các văn bản pháp luật mới ban hành liên quan thiết thực đến công tác quản lý điều hành, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; Luật Tiếp công dân, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng; Nghị quyết, kế hoạch, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh; các văn bản pháp luật về cải cách hành chính trong thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư, kinh doanh…

về bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật phòng chống mua bán người, Luật đất đai, Luật khiếu nại, tố cáo; pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, Hoà giải ở cơ sở…

- Đối với thanh thiếu niên thì nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là: Luật Thanh niên; các nội dung pháp luật cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân; pháp luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông; pháp luật phòng chống ma túy, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; pháp luật về bảo vệ môi trường; pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự; hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; các quy định pháp luật về nếp sống văn trong việc cưới việc tang và lễ hội, Luật Việc làm.

- Đối với nhân dân vùng biển đảo thì nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là: Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam, Công ước của liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 và các tuyên bố của Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền, kinh tế, thềm lục địa; các quy định pháp luật về bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia; pháp luật về đánh bắt nuôi trong khai thác thuỷ sản, pháp luật đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ; pháp luật đất đai, khiếu nại, tố cáo, thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Đối với đồng bào dân tộc, miền núi thì nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là: các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới như quy định pháp luật về đất đai, bảo vệ phát triển rừng, khiếu nại, tố cáo, phòng chống ma túy, hôn nhân và gia đình, pháp luật về bình đẳng giới; phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm, pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn phù hợp với đặc thù địa bàn nông thôn vùng dân tộc và miền núi; các quy định pháp luật về đảm bảo an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo.

- Đối với người lao động trong doanh nghiệp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là: các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quy định khác của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Việc làm, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn.

Tuy nhiên, trong việc lựa chọn và tổ chức phổ biến nội dung pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật còn có những hạn chế. Ở một ngành, địa phương lựa chọn nội dung pháp luật chưa sát với nhu cầu tìm hiểu của đối tượng. Quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu tập trung phổ biến các luật, pháp lệnh mà chưa chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật các văn bản dưới luật, văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành cũng như ít chú trọng phổ biến các thông tin về thực tiễn pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật còn mang tính bề nổi, phong trào, nặng về phổ biến, giới thiệu văn bản một cách chung chung, chưa đi sâu phân tích, giải thích cụ thể những nội dung chủ yếu người dân cần tìm hiểu.

2.1.3. Hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật

Thanh Hoá là một tỉnh có số lượng dân cư đông, địa bàn rộng, trình độ của của đối tượng tiếp thu không đồng đều. Để đạt được chất lượng, hiệu quả cao nhất trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh đã lựa chọn và triển khai nhiều hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật và đạt được những kết quả cụ thể như sau:

- Tổ chức Hội nghị tập huấn, giới thiệu văn bản pháp luật: Trong 6 năm qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tổ chức triển khai 26 Hội nghị (Trung bình định kỳ mỗi năm 4 hội nghị, mỗi hội nghị khoảng 450 đến 550 đại biểu, phụ thuộc

vào số lượng và nội dung các Luật được triển khai) quán triệt các Luật mới được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp hằng năm cho cán bộ chủ chốt thường trực Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân nhân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; thành viên Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, lãnh đạo huyện, các phòng, ban, chuyên môn cấp huyện trở lên với tổng số hơn 12.000 lượt đại biểu.

Các sở, ban, ngành tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai các văn bản pháp luật chuyên ngành cho cán bộ chuyên môn và quần chúng nhân dân với tổng số hơn 300 Hội nghị cho hàng chục nghìn lượt người nghe. Điển hình như Sở Tư pháp, trong quá trình triển khai Đề án "Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào dân tộc miền núi Thanh Hóa" và Đề án "Nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân các xã, phường ven biển", Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm đã phối hợp với Công an tỉnh, Ban dân tộc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ đội biên phòng tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố mở 105 Hội nghị tuyên truyền nhiều văn bản pháp luật cho gần 20.000 cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ công chức cấp xã, hòa giải viên ở cơ sở và cán bộ thôn, bản, khu phố, như: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng Phụ nữ, Nông dân, Bí thư đoàn thanh niên, đại diện một số hộ dân.

Các sở, ban, ngành khác, như Sở Giáo dục và đào tạo định kỳ hằng năm đã tổ chức các đợt học tập, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ chuyên viên, giáo viên cốt cán ở các phòng giáo dục, đào tạo, cán bộ, giáo viên các nhà trường; Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, các huyện miền núi tổ chức trên 30 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thu hút trên 3.000 người tham gia; Ban Dân vận Tỉnh uỷ đã tổ chức 10 hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng cho các thành viên khối dân vận cơ sở,

tổ dân vận ở thôn, bản, khu phố làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật; Sở văn hoá - thể thao và du lịch đã tổ chức 42 lớp tập huấn cho hơn 6.200 người về Luật di sản văn hoá, luật thể dục thể thao, luật du lịch, luật phòng, chống bạo lực gia đình; Viện Kiểm sát và Toà án nhân dân tỉnh đã lồng ghép tuyên truyền pháp luật thông qua hàng trăm phiên toà xét xử lưu động; Tỉnh đoàn đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống tội phạm, ma tuý, tội phạm mua bán người, chỉ đạo đoàn các cấp tổ chức 350 đợt tuyên truyền phổ biến Hiến pháp năm 2013 thông qua hội nghị quán triệt, đội tuyên truyền miệng, thông qua diễn đàn “tuổi trẻ với Hiến pháp và pháp luật”; Hội Cựu chiến binh tỉnh đã tổ chức 32 lớp tập huấn cho hàng nghìn cán bộ, hội viên học tập, tìm hiểu các văn bản pháp luật…Nhìn chung, trong 6 năm qua, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh đã quan tâm phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực công tác của cơ quan mình cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý và nhân dân.

Ở cấp huyện, trong 6 năm qua đã tổ chức hàng chục nghìn hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo tổng hợp báo cáo thống kê của 27 huyện, thị xã, thành phố, thì chỉ tính từ khi Luật phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 đến nay đã tổ chức trên 12.000 hội nghị tuyên truyền pháp luật cho khoảng hơn 900.000 lượt người.

- Biên soạn và phát hành tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật: Xác định đây là một hình thức quan trọng để phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức cũng như các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, Chính vì vậy, trong 6 năm qua, Sở Tư pháp - cơ quan thương trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và ban, ngành đoàn thể các cấp đã biên soạn, in ấn và phát hành nhiều loại tài liệu pháp luật về mọi lĩnh lực của đời sống xã hội dưới dạng đơn giản dễ đọc dễ hiểu. Cụ thể, đã in và phát hành gần 450.000 bản đề cương pháp luật, 42.000 cuốn hỏi đáp pháp luật, hàng nghìn kg tờ rơi,

tờ gấp các loại, gần 30.000 Bản tin tư pháp; hơn 5.000 đĩa DVD tuyên tuyền Hiến pháp, gần 200 đĩa DVD tiểu phẩm pháp luật. Ở cấp huyện, 27 huyện thị xã thành phố, chỉ tính từ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực từ 01/01/2013, đến nay đã phát hành gần 600.000 bộ tài liệu pháp luật các loại.

Trên cơ sơ phân loại đối tượng về trình độ hiểu biết và điều kiện tiếp thu, mà tùy từng loại tài liệu để phát hành đến các đối tượng phù hợp đảm bảo việc học tập pháp luật qua nghiên cứu tìm hiểu tài liệu đảm bảo dễ dàng, thuận tiện và đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể, các đối tượng được phát hành tài liệu gồm: cán bộ chủ chốt các cấp các ngành, Báo cáo viên pháp luật, cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, già làng; cán bộ chủ chốt thôn, bản khu phố: trưởng thôn, bản, bí thư chi bộ, thanh niên, chi Hội trưởng Chi hội phụ nữ, Nông dân, Cựu Chiến binh và quần chúng nhân dân.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở cũng đang là một hình thức tuyên truyền hữu hiệu được tập trung triển khai ở tỉnh. Trong những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn các cơ quan báo, đài, như Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Báo văn hóa và đời sống, Đài truyền thanh các huyện thị xã, thành phố và cơ sở phối hợp với cơ quan chuyên môn các cấp biên tập những nội dung pháp luật liên quan thiết thực đến đời sống nhân nhân một cách đơn giản, ngắn gọn, đăng tải, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ và nhân dân. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, các cơ quan báo chí đã phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp với các cơ quan Đảng và chính quyền để đổi mới hình thức cũng như nội dung tuyên truyền nhằm chuyển tải nhiều thông tin kịp thời về việc chấp hành pháp luật

của cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tính từ khi Luật phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực ngày 01/01/2013 đến nay, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã đăng tải, phát sóng trên 5.000 tin, bài viết tuyên truyền pháp luật; hệ thống loa truyền thanh ở cấp xã đã thực hiện phát thanh 83.827 lần. Điển hình như Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa (trên 3 ấn phẩm là Báo Thanh Hóa thường kỳ, Báo Thanh Hóa điện tử, Báo Thanh Hóa hằng tháng) đã mở các chuyên mục như "an ninh trật tự", "trả lời bạn đọc", "Giải đáp pháp luật", "Pháp luật và đời sống, "Ý kiến nhân dân", "Tuyên truyền pháp luật", "phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động" và tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, trình chiếu hàng trăm tiểu phẩm có nội dung tuyên truyền pháp luật và hàng nghìn bài viết tuyên truyền pháp luật sâu sắc và phản ánh nhiều chiều về đời sống pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, các phương tiên thông tin truyền thông trong phổ biến, giáo dục pháp luật, năm 2014, với chủ trương của Đảng, Nhà nước là tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân về Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Sở Tư pháp đã phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, các ngành có liên quan tổ chức Hội nghị phổ biến về ý nghĩa, nội dung Hiến pháp, truyền hình trực tiếp trên sóng Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa, yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh các địa phương phải mở hội nghị tiếp thu nội dung hiến pháp trên truyền hình, đồng thời tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân biết để tìm hiểu Hiến pháp thông qua hội nghị được truyền hình trực tiếp. Đã có trên 28 cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị tiếp thu nội dung Hiến pháp, ước tính có khoảng trên 8.600 cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh tham gia hội nghị tiếp thu nội dung Hiến pháp thông qua phương tiện truyền hình. Tại

các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh: 27/27 huyện, thị, xã thành phố đã tổ chức hội nghị tiếp thu nội dung Hiến pháp trên phương tiện truyền hình. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị tiếp thu nội dung Hiến pháp trên phương tiện truyền hình. Theo báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố, có khoảng trên 5.000 cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, gần 89.000 cán bộ, công chức cấp xã, trưởng, phó các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở và hàng chục nghìn người dân ở cơ sở tiếp thu nội dung Hiến pháp thông qua phương tiên truyền hình.

- Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình thi tìm hiểu pháp luật đã được áp dụng khá rộng rãi cho các đối tượng bằng cả 2 hình thức thi viết và tổ chức thi theo mô hình sân khấu hóa. Trong 6 năm qua, các sở ban, ngành, đoàn thể các cấp đã tổ chức nhiều hội thi nhằm mục đích tuyên truyền như hội thi cán bộ dân vận giỏi, hội thi nhà nông đua tài, hội thi thôn nữ giỏi giang, duyên dáng; hội thi Hộ tịch viên giỏi; hội thi hòa giải viên giỏi; hội thi tuổi trẻ Thanh Hóa với an toàn giao thông; hội thi tìm hiểu Luật đất đai; hội

Một phần của tài liệu PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 57 -57 )

×