0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 45 -45 )

2.1.1. Thực trạng công tác tổ chức triển khai phổ biến, giáo dục háp luật

2.1.1.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh ngày càng được Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân tỉnh quan tâm tổ chức chỉ đạo triển khai, nhất là sau khi có Thông báo Kết luận số 74 - TB/TW ngày 11/5/2011 của Ban Bí thư Trung ương về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016.

Để chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh trong 6 năm qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã ban hành các văn bản chỉ đạo sau:

- Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 12/6/2012 về việc tăng cường công tác xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 6/4/2012 về việc phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và

nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016.

- Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 9/11/2012 về triển khai Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Quyết định số 2957/QĐ-UBND ngày 28/7/2013 về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thanh Hóa;

- Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 29/10/2013 tổ chức triển khai "Ngày pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" năm 2013;

- Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 12/9/2014 tổ chức triển khai "Ngày pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" năm 2014.

- Quyết định số 4366/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2014 về việc ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 23/4/2014 về tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Quyết định sô 3222/QĐ-UBND ngày 2/10/2012 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016.

- Quyết định số 3508/QĐ-UBND ngày 9/10/2013 Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các Đề án về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật

theo Quyết định số 1113/QĐ-TTg.

- Quyết định số 2344/QĐ-UBND ngày 05/7/2013 về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án: “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước giai đoạn 2013-2016”.

- Quyết định số 4469/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 về ban hành kế hoạch thực hiện "Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013 - 2016".

- Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 7/9/2014 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016 trên địa bàn tỉnh.

- Kế hoạch số 76 /KH-UBND ngày 7/7/2014 về thực hiện Đề án tiếp tục tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2014-2016.

- Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 4/2/2009 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009; Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 22/01/2010 của UBND tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2010; Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 09/02/2011 của UBND tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2011; Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 15/02/2012 của UBND tỉnh về công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 23/02/2012 của UBND tỉnh về công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013, Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 11/3/2014 của UBND tỉnh về công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2014.

- Quyết định số 3362/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2009 về phê duyệt kế hoạch triển khai đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012.

- Quyết định số 3712 /QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2009 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Quyết định số 3713 /QĐ-UBND, ngày 19 tháng 10 năm 2009 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” giai đoạn 2009 - 2012.

- Để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI), Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản số 5995/UBND -NC ngày 2/10/2012 quyết định tiếp tục thực hiện đề án "Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào dân tộc miền núi Thanh Hoá" và đề án "Nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân các xã, phường ven biển thuộc tỉnh Thanh Hoá" đến năm 2016.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và các ngành thành viên cũng đã thường xuyên ban hành các văn bản để chỉ đạo hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành tỉnh triển khai các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, hướng dẫn củng cố kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, trang bị sách pháp luật cho tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; hướng dẫn tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tương đặc thù.

Tuy nhiên, tại một số địa phương cấp huyện và xã, cấp uỷ, chính quyền chưa quan tâm chỉ đạo tổ chức xây dựng, ban hành các văn bản, như

kế hoạch, chương trình, hướng dẫn để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương mình. Vì vậy, đã phần nào ảnh hưởng đến tính đồng bộ, thống nhất và hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

2.1.1.2. Cơ sở vật chất, kinh phí để phổ biến, giáo dục pháp luật

Trước khi có Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012, kinh phí và cơ sở vật chất dành cho việc phổ biến giáo dục pháp luật hầu như chỉ được quan tâm đầu tư ở tỉnh và một số huyện nhưng không nhiều, còn ở cấp xã thì đa số được đầu tư rất ít, không đáp ứng được yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật chưa thực sự được triển khai sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác này.

Sau khi có Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 đến nay thì kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được đầu tư nhiều hơn ở cả 3 cấp. Ở cấp tỉnh, trung bình mỗi năm kinh phí đầu tư khoảng 3 tỷ đồng để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai các chương trình phổ biến giáo dục của trung ương và các Đề án của tỉnh với các công việc được thực hiện là: Điều tra khảo sát về nhu cầu phổ biến giáo dục pháp luật, tổ chức Hội nghị; đầu tư trang bị và bổ sung sách cho tủ sách pháp luật thôn, bản; xây dựng câu lạc bộ pháp luật; tổ chức các Hội thi tìm hiểu pháp luật; biên soạn, in và phát hành các loại tài liệu, tờ rơi, tờ gấp pháp luật… Ở cấp huyện bình quân mỗi huyện được cấp kinh phí từ 40 - 120 triệu đồng/năm. Còn ở cấp xã thì đa số cấp kinh phí phổ biến giáo dục theo thực tế

triển khai công việc đến đâu, cấp kinh phí đến đó. Với kinh phí được cấp như vậy, mặc dù so với yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng, đã góp phần quan trọng đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh được triển khai thường xuyên và đạt hiệu quả ngày càng cao.

Qua thực tế kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật hằng năm, mà tác giả Luận văn là thành viên đoàn kiểm tra cho thấy hiện nay, các xã, phường, thị trấn đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, chủ yếu phục vụ cho công tác triển khai các Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, mua bổ sung sách cho tủ sách pháp luật mà chưa quan tâm đầu tư kinh phí chi thù lao cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn, hoạt động của Báo cáo viên, tuyên truyền viên, Hòa giải viên… và các hoạt động khác theo hướng dẫn của của liên Bộ Tài chính, Tư pháp tại Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (nay là Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT - BTP-BTC ngày 27/01/2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở).

2.1.1.3. Hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trong năm qua các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh đã tăng cường phối hợp trong tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2013, 2014, Sở Tư pháp đã chủ trì tổ chức ký kết chương trình phối hợp số 918/CTPH-STP-SNN&PTNT-BDT-HND-HLHPN triển khai hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp

pháp lý, tư vấn pháp luật giữa Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Dân tộc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh giai đoạn 2013 - 2016; đồng thời Sở Tư pháp đã ký kết với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Chương trình phối hợp số 908/CTPH-STP-HLHPN về triển khai hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2013- 2017; Sở Tư pháp cũng đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp với Báo Thanh Hoá, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh để phổ biến, giáo dục pháp luật trên Báo, Đài, giai đoạn 2014 -2015. Ban Nội Chính Tỉnh uỷ, Công an tỉnh, Sở Tư pháp, thông tin và truyền thông, Thanh Tra tỉnh, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hoá đã tổ chức ký kết chương trình tuyên truyền pháp luật phòng chống tham nhũng giai đoạn 2014 -2015.

Quá trình thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực tiễn, công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành tỉnh ngày càng được tăng cường, như phối hợp giữa Sở Tư pháp với Công an tỉnh trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phòng chống ma túy, tội phạm; phối hợp với Ban tuyên Giáo Tỉnh ủy, Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Sở Nội vụ mở các lớp tập huấn để tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, hội viên của các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; phối hợp giữa Công an tỉnh với Hội Nông dân, Uỷ ban MTTQ tỉnh, Tỉnh đoàn; giữa Ban Dân vận với Công an tỉnh, Bộ đội biên Phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh… Qua đó, đã phát huy được nội lực của từng sở, ban, ngành, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt công tác phổ biến pháp luật.

Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật địa bàn tỉnh cũng cho thấy công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật giữa các cơ quan, đơn vị vẫn còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, nhất là ở cấp huyện và xã. Một số cơ quan còn thiếu tính tích cực, chủ

động phối hợp trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

2.1.1.4. Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện bằng việc ban hành các chương trình, kế hoạch để chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới. Gần đây nhất, ngày 5/7/2013, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 2344/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” giai đoạn 2013- 2016. Theo đó, công tác kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật phải theo định hướng như sau:

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã,

Một phần của tài liệu PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THS. LUẬT (Trang 45 -45 )

×