nghĩ, cách nhìn của nhân dân đối với pháp luật
Thực tế hiện nay, phần lớn người dân, nhất là người dân vùng miền núi, vùng đồng bào dân cho rằng pháp luật là sự gò bó, là mệnh lệnh mà người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, trừng trị hoặc là để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn. Vì vậy, người dân chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ có vướng mắc pháp luật, kiện tụng, tranh chấp hoặc lợi ích bị xâm hại… Trong khi đó, bản thân họ luôn nghĩ rằng mình sẽ không vi phạm pháp luật, không có vướng mắc pháp luật, nên ít quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật.
Chính vì vậy, khi triển khai các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, cần thiết phải gắn với giải thích cho người dân hiểu được rằng pháp luật không chỉ là quy định về cưỡng chế, xử lý, biện pháp giải quyết tranh chấp, mà pháp luật được ban hành còn là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người dân về sở hữu tài sản, hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, thực hiện phúc lợi xã hội; tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện các giao dịch, tham gia các mối quan hệ xã hội… có như vậy, mới thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng như nâng cao ý thức, tự giác nghiên cứu, tự giác tìm hiểu, học tập pháp luật của người dân.
3.2.10. Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Thực tiễn cho thấy, pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Mặt khác, pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể điều chỉnh hết mọi quan hệ xã hội. Do đó, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của mỗi người dựa trên lòng tự trọng, danh dự, phẩm giá, lương tâm, nhân cách đạo đức là những yếu tố quan trọng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả phổ biến, phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, cần phải kết hợp với giáo dục đạo đức cho mỗi người trong xã hội. Trong đó, quan tâm kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở các nhà trường, lực lượng đông đảo trong xã hội, thế hệ tương lai của đất nước. Cùng với những kiến thức văn hóa, những hiểu biết cơ bản về pháp luật và các giá trị đạo đức sẽ đảm bảo cho mỗi người nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, cũng là góp phần tích cực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Quá trình, tổ chức, triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần quan tâm lồng ghép hợp lý, đưa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức xây dựng, thi hành pháp luật, ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vào là một nội dung quan trọng trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bởi, theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: đạo đức công dân là tuân theo pháp luật nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung… Như Người nói "Bảy
xin Hiến pháp ban hành. Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" [7, tr.74].
Tin tưởng rằng, trong điều kiện hiện nay, thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ trở thành một hoạt động thường xuyên, sôi nổi của cơ quan, đơn vị, địa phương, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân mang lại hiệu quả thiết thực.
3.2.11. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý trợ giúp pháp lý
Đẩy mạnh hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý nhằm huy động lực lượng, phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý. Theo đó, cần tăng cường tổ chức xây dựng các kế hoạch, chương trình phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho lực lượng Trợ giúp viên, công tác viên trợ giúp pháp lý, tư vấn viên pháp luật, luật sư, luật gia và các đối tượng có liên quan tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
Về lâu dài, cần nghiên cứu thành lập Trung tâm phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý là đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp, chủ yếu thực
hiện công tác quản lý Nhà nước, ban hành kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kiểm tra, theo dõi… về phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, chỉ trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt động theo các chương trình trong tâm trọng điểm do Nhà nước giao.
Trên cơ sở các nguồn lực sẵn có tại địa phương, các văn phòng, Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị xã hội, Hội Luật gia, văn phòng Luật sư, đội ngũ luật sư, luật gia… thí điểm cho phép thành lập các tổ chức hoặc cho phép thực hiện dịch vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý có thu hoặc miễn phí theo quy định của pháp luật. Ban đầu, có chính sách hỗ trợ kinh phí, các trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết; hỗ trợ tài liệu, tập huấn kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các Luật sư, Luật gia, cán bộ tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật của các tổ chức này.
Tổ chức xây dựng, phổ biến quy chế hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý theo cơ chế xã hội hoá. Trong đó, xác định rõ các tiêu chí về sự phù hợp về nội dung, hình thức của chương trình, tài liệu đối với đối tượng thụ hưởng; tỉ lệ người được phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý trên địa bàn; giảm các hành vi vi phạm pháp luật, các tranh chấp, khiếu kiện… nhằm nâng cao chất lượng, phát huy tinh thần trách nhiệm của lực lượng tư vấn viên pháp luật, luật sư, luật gia và các đối tượng có liên quan tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý theo cơ chế xã hội hoá.
Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật, thì cùng với việc đẩy mạnh hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, giải pháp lâu dài cần phải thực hiện, đó là phải nâng cao trình
độ dân trí, phát triển kinh tế xã hội; quan tâm đầu tư phát triển cho vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc, giảm dần sự chênh lệch về trình độ nhận thức, dân trí, đời sống vật chất, tinh thần của người dân giữa các vùng, miền trên địa bàn tỉnh. Kinh tế - xã hội phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng hàng loạt các vấn đề khác, trong đó có phổ biến, giáo dục pháp luật.
3.2.12. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật biến, giáo dục pháp luật
Đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò quyết định đến chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong điều kiện hiện nay, để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ, đòi hỏi cấp thiết là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thường xuyên củng cố, kiện toàn, xây dựng phát triển nguồn
nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thường xuyên kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp đảm bảo số lượng, cơ cấu theo quy định tại Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật; ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Đối với cấp xã, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật không quy định về việc thành lập hay không thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp xã. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thấy việc thành lập, duy trì tổ chức này ở cấp xã là cần thiết. Vì vậy, các địa phương đã thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã trước ngày Luật phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực (01/01/2013), thì tiếp tục duy trì kiện toàn tổ chức này ở cấp xã để
tổ chức tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy vai trò của mỗi thành viên trong tổ chức hướng dẫn, phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả.
Cùng với việc thường xuyên kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, định kỳ hằng năm phải tiến hành rà soát nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn tỉnh. Tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công tác phổ biến để thực hiện quản lý, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tỉnh, theo hướng Uỷ ban nhân dân các cấp giao cho 1 lãnh đạo Uỷ ban nhân dân công tác phụ trách phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh cần khẩn trương thành lập Phòng pháp chế để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định; các tổ chức chính trị - xã hội, một số cơ quan theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh theo quy định không thành lập Phòng pháp chế thì phải giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho 1 phòng, đơn vị và bố trí ít nhất 1 cán bộ, công chức am hiểu pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật là đầu mối tham mưu cho cơ quan, đơn vị triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Ở các địa phương, phải củng cố, kiện toàn Phòng Tư pháp, đội ngũ cán bộ Tư pháp đảm bảo số lượng theo yêu cầu nhiệm vụ công tác ở địa phương, Phòng Tư pháp cấp huyện cần được bố trí từ 5 đến 7 người, giao cho một công chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý. Ở cấp xã, phải có 2 công chức Tư pháp - Hộ tịch. Về lâu dài phải tách chức danh công chức tư pháp riêng để thực hiện các nhiệm vụ tư pháp, phổ biến, giáo dục pháp luật, còn chức danh hộ tịch chỉ tham mưu thực hiện công tác hộ tịch.
Quá trình kiện toàn, đảm bảo số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cần quan tâm rà soát xây dựng quy hoạch, phát triển
phát triển đội ngũ cán bộ, công chức biết tiếng dân tộc thiểu số tạo nguồn cán bộ, công chức, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hiện nay khá đông, với khoảng 621.436 người.
Tổ chức xây dựng mạng lưới báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật theo ngành, theo lĩnh vực, địa bàn trong tỉnh. Theo đó, các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố cần có số lượng Báo cáo viên pháp luật phù hợp để có thể tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật về các văn bản pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Đối với cấp xã, xây dựng lực lượng Tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã, theo hướng: Chọn một số cán bộ, công chức cấp xã tham gia làm Tuyên truyền viên pháp luật. Ở mỗi thôn, bản, khu phố xây dựng 1 đến 2 Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã là Bí Thư chi bộ, Trưởng thôn, bản, khu phố, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội hoặc người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế thu hút, huy động đông đảo người có uy tín trong cộng dân cư, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở (thôn, bản, khu phố) tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương mình. Từ đó, tạo nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật ngay tại cơ sở để khắc phục những hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do điều kiện tự nhiên, địa hình, giao thông đi lại khó khăn mang lại; quan tâm huy động những người làm công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý tham gia vào phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo cơ sở tiến tới xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tổ chức kiện toàn các Tổ hoà giải ở cơ cơ theo hướng mỗi thôn, bản, khu phố, các cụm dân cư thành lập 1 Tổ hoà giải, đối với những thôn, bản có địa bàn rộng, đi lại khó khăn hoặc tranh chấp thường diễn ra nhiều, phức tạp
có thể thành lập 2 Tổ hoà giải. Hoà giải viên của 1 tổ hoà giải tối thiểu nên có ít nhất là 5 người, trong đó phải có 1 nữ. Đối với vùng có nhiều người dân tộc thiểu số, trong cơ cấu của tổ hoà giải phải có người dân tộc thiểu số. Về nguyên tắc, hoà giải viên do nhân dân bầu nên. Tuy nhiên, quá trình lựa chọn, lập danh danh sách bầu hoà giải viên, bên cạnh việc căn cứ vào tiêu chuẩn của hoà giải viên theo quy định của Luật hoà giải ở cơ sở, cần quan tâm lựa chọn, đưa vào danh sách bầu hoà giải viên những người giữ chức danh trong công đồng dân cư, như Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận, Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng dân cư đã được tỉnh công nhận để phát huy vai trò trách nhiệm của Hoà giải viên gắn với trách nhiệm của các chức danh của họ trong cộng đồng dân cư trong điều kiện hiện nay, khi việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, chế hộ hỗ trợ cho hoà giải viên chưa thoả đáng.
Thứ hai, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật theo
định kỳ hằng năm cho lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cần xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm gắn đào tạo với việc bố trí, sử dụng nhân lực trên cơ sở yêu cầu của công việc,