Những nhân tố ảnh hưởng đến thu Ngân sách trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 99)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thu Ngân sách trên địa bàn thành phố

- Cơ chế chính sách liên quan đến thu Ngân sách Nhà nước:

Nhận định về vấn đề này ông Nguyễn Quốc Liêm- Chủ tịch UBND thành phố cho rằng: Mức độ phù hợp với thực tế của Luật và các qui định trong chính sách của Nhà nước, của địa phương liên quan đến công tác quản lý thu ngân sách có tác động lớn đến kết quả thu ngân sách trên địa bàn.

Tức là nếu Luật và cơ chế chính sách về quản lý thu Ngân sách Nhà nước phù hợp, linh hoạt thì sẽ khuyến khích nộp thuế và phí, tạo điều kiện tăng nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu, tránh được tình trạng tận thụ Những qui định không phù hợp với thực tế sẽ gây khó khăn trong triển khai thực hiện thu ngân sách, khó khăn trong vận dụng, không khuyến khích được các tổ chức kinh tế và cá nhân làm kinh tế ở địa phương phát triển. Nhận thức được vấn đề đó nên trong những năm qua những qui định của tỉnh, thành phố nhằm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 cụ thể hóa những qui định trong Luật và chính sách của Trung ương đều rõ ràng, sát với thực tế tạo thuận lợi cho việc triển khai, quản lý, tránh được tình trạng xin- cho, nhũng nhiễụ

- Trình độ phát triển KTXH của thành phố

Là địa phương có hạ tầng tốt, có vị trí địa chiến lược thuận lợi cho phát triển kinh tế và thông thương hàng hóa, có cơ chế chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân làm ăn kinh doanh sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên nguồn thu từ thuế cho Ngân sách Nhà nước của thành phố. Mặt khác, trình độ phát triển KTXH kém, hạ tầng thấp kém sẽ không thu hút được các nhà đầu tư, địa phương sẽ phải dành khoản ngân sách lớn hơn cho chi phát triển, dễ dẫn đến mất cân đối thu, chi Ngân sách Nhà nước.

- Năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ làm công tác quản lý thu

Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay không thành công, đến kết quả và hiệu quả thu Ngân sách Nhà nước tùy theo vị trí công tác của cán bộ trong hệ thống. Cán bộ với nhận thức, ý thức, nhiệt tình, bản lĩnh chính trị cao, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, thông thạo sử dụng các công cụ hiện đại sẽ giúp triển khai, quản lý tốt thu Ngân sách Nhà nước. Ngược lại, cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ yếu sẽ ảnh hưởng lớn đến thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn.

- Bộ máy tổ chức, quản lý

Bộ máy tổ chức, quản lý đối với công tác thu Ngân sách Nhà nước là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước. Bộ máy được tổ chức, bố trí hợp lý sẽ giúp theo dõi, quản lý tốt tới từng đối tượng thực hiện thu Ngân sách Nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 Chi cục Thuế thành phố KBNN thành phố Phòng Tài chính thành phố Ban Tài chính xã, phường UBND Thành phố

Bắc Ninh SởB Tài chính ắc Ninh

Các đơn vị sử dụng NS NSNN Đội thuế xã, phường Đội quản lý hành chính Đội kiểm tra Phí, lệ phí thuộc NSNN Quản lý hộ cá thể Quản lý các DN trên địa bàn

Sơđồ 4.1 Tổ chức, quản lý Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh

Trong việc quản lý các nguồn thu, cơ quan thuế có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch thu của cơ quan tài chính và ngược lại cơ quan tài chính giúp cơ quan thuế xác định được nguồn thu đó từ đâụ KBNN giám sát và phân chia nguồn thu theo tỷ lệ điều tiết qui định, từ đó cơ quan thuế tổng hợp số đã thu và chưa thu được.

- Yếu tố công nghệ kỹ thuật

Yếu tố công nghệ kỹ thuật, phương tiện thông tin phục vụ cho việc quản lý thu, giám sát, thanh tra kiểm tra cũng tác động không nhỏ tới kết quả thu Ngân sách trên địa bàn. Theo kết quả điều tra có 80% số người được hỏi cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 rằng đã có sự quan tâm đầu tư công nghệ thông tin trong lĩnh vực thu NSNN và 20% cho rằng chưa có sự quan tâm đầu tư công nghệ thông tin- Bảng 4.19.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý thu Ngân sách Nhà nước

Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý thu Ngân sách Nhà nước, giữa chính quyền các cấp với các cơ quan chức năng, giữa cơ quan thuế với các cơ quan tư pháp cũng hết sức quan trọng trong việc tổ chức, triển khai, theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm trong thu Ngân sách Nhà nước tại từng đơn vị, công trình, đối tượng.

- Nhận thức, tư duy của đối tượng nộp thuế

Những qui định công khai, minh bạch, cùng với nhận thức đúng đắn của đối tượng nộp thuế sẽ là điều kiện tăng nguồn thu ngân sách.

4.2.4 Định hướng và mc tiêu phát trin kinh tế ca Thành ph Bc Ninh

đến năm 2015

4.2.4.1 Định hướng phát triển kinh tế của thành phốđến năm 2015

Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, nắm vững lợi thế, khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai và các nguồn lực trên địa bàn, xây dựng Thành phố Bắc Ninh trở thành đô thị có kết cấu hạ tầng KTXH hiện đại theo mục tiêu đến năm 2015 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đã đề ra: Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế của thành phố bằng 1,1-1,2 lần mức tăng trưởng bình quân của tỉnh, có cơ cấu kinh tế hiện đại, đảm nhận các chức năng của một trung tâm cấp tỉnh; một trong những trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô. Không gian kinh tế đảm bảo sự thống nhất giữa các xã, phường và tổ chức các đơn vị hành chính phù hợp với lộ trình phát triển KTXH của thành phố. Xây dựng và phát triển thành phố theo hướng văn minh, hiện đạị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

4.2.4.2 Mục tiêu phát triển kinh tế của thành phốđến năm 2015

Bảng 4.21 Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH thành phố Bắc Ninh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Chỉ tiêu Quy hoạch năm 2010 2015 2020 1) GDP (Giá so sánh, tỷđồng) 2.922,5 6.007,2 12.082,5 Tỷ trọng so với tỉnh % 30,1 33,6 38,3 2) Tăng trưởng kinh tế GDP (%) 16,5-17 15,5 15,0

- Nông lâm nghiệp 2,3 2,0 1,8

- Công nghiệp- Xây dựng 16,0 14,5 14,0

- Dịch vụ 20,5 17,4 16,3

3) Cơ cấu kinh tế (theo GDP, giá

hiện hành, %) 100 100 100

- Nông lâm nghiệp 5- 5,4 3,3 - 4 2,1- 3 - Công nghiệp- Xây dựng 47- 48 46,4-47 44,8 - 45

- Dịch vụ 46,6-48 49-50,3 52- 53,1

4) GDP/người (USD) 2.000 3.400 5.000

- Mục tiêu của thành phố đặt ra là tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10- 15 năm luôn ở mức cao so với các huyện của tỉnh và so với mức bình quân của tỉnh.

- Cơ cấu kinh tế của thành phố năm 2010 là công nghiệp và xây dựng- dịch vụ- nông nghiệp. Từ sau năm 2010 là dịch vụ- công nghiệp và xây dựng- nông nghiệp. Đến năm 2015, tỷ trọng dịch vụ 49- 50,3%, công nghiệp- xây dựng 46,4- 47%, nông nghiệp 3,3-4%. Đến năm 2020, tỷ trọng dịch vụ 52- 53,1%, công nghiệp- xây dựng 44,8-45%, nông nghiệp 2,1-3%.

- Phấn đấu tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư xã hội dự kiến đạt 36-38% GDP; 2011-2020 khoảng 40-45%.

Thương mại,dịch vụ, du lịch: Phát triển Thành phố thành Trung tâm thương mại, dịch vụ của Tỉnh và khu vực. Cải tạo xây dựng mới hoàn chỉnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 sản xuất- nhập khẩụ Chú trọng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn Thành phố.

- Tập trung xây dựng và hình thành các sản phẩm du lịch văn hoá, lễ hội hình thành các tuyến du lịch tới các vùng phụ cận và các cụm di tích trong Tỉnh.

- Phát triển các dịch vụ chất lượng cao như: Tài chính, ngân hàng, pháp luật, văn hoá, vận tải, nhà ở, viễn thông, khám chữa bệnh…từng bước hình thành thị trường bất động sản, thị trường vốn.

Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và phát triển các ngành công nghiệp sạch và có hàm lượng chất xám cao; đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu địa phương. Lấp đầy diện tích và đẩy mạnh hoạt động các khu và cụm công nghiệp.

Nông nghiệp: Chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, sản xuất nông nghiệp sạch có chất lượng cao phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu thị trường trong Tỉnh, thủ đô và khách du lịch.

Từng bước hình thành kinh tế trang trại và các vùng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi tập trung.

Từ mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2015, Thành phố đặt ra mục tiêu cho công tác thu Ngân sách đến năm 2015 như sau:

Tăng cường nguồn vốn và mức huy động để nền kinh tế có mức đóng góp ngày càng cao vào NSNN. Có chính sách nuôi dưỡng nguồn thu và tạo nguồn thu ngày càng lớn từ khu vực sản xuất kinh doanh, tiếp tục khuyến khích đầu tư tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường. Đồng thời với tăng cường quản lý, phát triển nuôi dưỡng và khai thác tốt các nguồn thu cũng cần phải chống thất thu có hiệu quả.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2011 -2015 tăng 15,5%/năm và thời kỳ 2016-2020 tăng 15%/năm. Thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 phố đóng góp vào GDP của tỉnh vào năm 2015 khoảng 33,6% và năm 2020 khoảng 38,3% GDP toàn tỉnh. GDP/người trên địa bàn thành phố năm 2015 khoảng 3.400 USD và năm 2020 khoảng 5.000 USD. Thu ngân sách trên địa bàn thành phố tăng bình quân 17-18%/năm, giai đoạn 2011-2020 tăng 16- 17%/năm.

Ngoài ra Thành phố còn phấn đấu sau mỗi thời kì ổn định ngân sách phải tăng khả năng tự cân đối và phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ % điều tiết số thu nộp về NSNN. Phấn đấu mỗi năm hoàn thành vượt mức ít nhất 5% dự toán thu NSNN tỉnh giaọ

Một phần của tài liệu Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 99)