1. MỞ ĐẦU
2.1.6 Các nguyên tắc thu Ngân sách Nhà nước:
- Nguyên tắc ổn định lâu dài: Trong điều kiện hoạt động kinh tế bình thường thì phải ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế, không được gây xáo trộn trong hệ thống thuế; đồng thời tỷ lệ động viên của NSNN phải thích hợp, đảm bảo kích thích nền kinh tế tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thụ Thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa tạo thuận lợi cho việc kế hoạch hoá NSNN và tạo điều kiện để kích thích người nộp thuế cải tiến đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nguyên tắc đảm bảo công bằng: Thiết lập hệ thống thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế. Do đó việc thiết kế hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của người chịu thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc công bằng trong thiết kế hệ thống thuế phải kết hợp sắc thuế trực thu với sắc thuế gián thụ
- Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn: Nguyên tắc này đòi hỏi trong thiết kế hệ thống thuế các điều luật của các sắc thuế phải rõ ràng, cụ thể ở từng mức thuế, cơ sở đánh thuế, phương pháp tính thuế... Các từ ngữ được sử dụng của văn bản phải thông dụng, dễ hiểu không chứa đựng nhiều hàm ý để tất cả mọi người đều hiểu được và chấp hành giống nhaụ
Để đảm bảo nguyên tắc này giúp cho việc tổ chức chấp hành thống nhất, tránh được tình trạng lách luật, trốn lậu thuế.
- Nguyên tắc giản đơn: Nguyên tắc này đòi hỏi trong các sắc thuế cần hạn chế số lượng thuế suất, xác định rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế. Có như vậy mới tạo điều kiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 thuận lợi cho việc triển khai luật thuế vào thực tiễn, tránh được hiện tượng tiêu cực trong thu thuế.
- Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế: Theo nguyên tắc này thiết lập hệ thống thuế phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế về đối tượng tính thuế, phương thức thu nộp thuế suất. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các cam kết mang tính chất quốc tế.
(Nguyễn Ngọc Hùng, Quản lý ngân sách Nhà nước [54])