3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.2 Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế xã hội
3.1.2.1 Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số toàn thành phố là 183.018 người chiếm 16,5% dân số toàn tỉnh. Tốc độ phát triển dân số bình quân hàng năm tăng 2,53%. Do sự gia tăng về dân số đã góp phần phát triển KTXH của thành phố như tăng cường nguồn lao động cho các hoạt động thương mại, dịch vụ, các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ làm cho nền kinh tế của thành phố phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều khu đô thị được thành lập trở thành các trung tâm phát triển mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, văn hoá và xã hội, quốc phòng an ninh ngày càng được củng cố.
Mật độ dân số toàn thành phố 2.156 người/km2, dân số chủ yếu tập trung ở các phường, xã, ven các trục giao thông chính, ở các vùng nông thôn mật độ dân số thưa hơn. Người dân thành phố vốn có truyền thống văn hóa thanh lịch, mang bản sắc của người dân xứ Kinh Bắc, thông minh, cần cù, năng động và sáng tạọ Nhiều ngành nghề truyền thống như: may mặc, sản xuất đồ mộc, thủ công mỹ nghệ, xây dựng, vận tải, làm giấy, thảm len, thêu dệt, thương nghiệp, dịch vụ, làm nông nghiệp hàng hóa… và cùng các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống lâu đời tạo lên những tiềm năng và là nguồn lực lớn cho thành phố đẩy mạnh phát triển các công nghiệp truyền thống, phát triển du lịch văn hóa, hình thành một chức năng cơ bản là trung tâm du lịch, văn hóa, lễ hội; trung tâm phát triển làng nghề của Đồng bằng sông Hồng.
Tổng số lao động xã hội toàn thành phố chiếm khoảng 66,75% tổng dân số, tương đương với khoảng 118.903 ngườị Chất lượng của nguồn nhân lực chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Số lao động làm trong các ngành kinh tế quốc dân là 79 ngàn người (năm 2010),
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 trong đó có khoảng 12,2% làm việc trong nhóm ngành nông lâm ngư, 38,8% làm việc trong các nhóm ngành công nghiệp- xây dựng và 49% làm trong các ngành dịch vụ. Trình độ phân công lao động theo ba nhóm ngành lớn của thành phố tốt hơn so với mức trung bình của tỉnh và cả vùng.
3.1.2.2 Tài nguyên và du lịch
* Tài nguyên đất:
Đất được hình thành chủ yếu bởi quá trình bồi tụ các sản phẩm phù sa của hệ thống sông Thái Bình, sông Hồng và sản phẩm phong hóa của mẫu chất phù sa cổ. Đất đai có địa hình tương đối bằng phẳng, độ phì nhiêu đất khá cao, trải dài theo thời gian đất đai được nhân dân bảo vệ và khai thác đưa vào sử dụng hiệu quả cho các mục đích phát triển KTXH.
Theo số liệu thống kê đất đai, diện tích tự nhiên của thành phố có 8.260,88hạ Trong đó: đất nông nghiệp 3.737,72ha, đất phi nông nghiệp 4,467.20ha và đất chưa sử dụng 55,96hạ
* Tài nguyên nước:
Với lợi thế nằm cạnh sông Cầu về phía Bắc thuộc vùng trung hạ lưu của hệ thống sông Cầu, có sông nhánh Ngũ Huyện Khê nằm tại khu vực phía Tây và sông Tào Khê nằm tại khu vực phía Đông của thành phố. Các dòng chảy đã cung cấp nước mặt phong phú cho các hoạt động sản xuất, giữ vai trò quan trọng về công tác thủy lợi của địa phương mà còn tạo giá trị kinh tế cao về giao thông đường thủy: cảng sông Đáp Cầu chuyên phục vụ bốc xếp vật tư, nguyên liệu cho nhà máy Kính cùng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có hệ thống hồ, ao phân bố rải rác trong các khu vực cùng với hệ thống kênh mương thủy lợi đảm nhận chức năng điều tiết, lưu chuyển lượng nước mặt cho thành phố và tạo cảnh quan, không gian môi trường sinh tháị
* Tài nguyên nhân văn:
Thành phố Bắc Ninh, trung tâm văn hóa của vùng Kinh Bắc xưa, nơi đây thuộc vùng đất "Địa linh nhân kiệt" có lịch sử từ lâu đời về truyền thống hiếu học, khoa bảng và được coi là cái nôi của nền văn hóa nước tạ Trải qua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh chống thiên tai, mảnh đất nơi đây từng chứng kiến nơi diễn ra nhiều chiến công oai hùng của lịch sử dân tộc và quê hương và còn để lại đến ngày nay biết bao nhiêu dấu tích di vật lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị đó là: Văn miếu Bắc Ninh tại phường Đại Phúc được biết đến là một di tích lịch sử quan trọng của thành phố, của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, vinh danh 677 vị tiến sĩ từ thời Lý đến hết thời Nguyễn, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước; Thành Cổ (trung tâm quân sự, chính trị) có kiến trúc nghệ thuật quân sự thành lũy thời Nguyễn độc đáo và quý hiếm; khu phố cổ Vệ An, Ninh Xá, Tiền An… vẫn được giữ gìn theo chiều dài lịch sử của cư dân đô thị: phố xá, nhà cửa, công sở, cửa hàng, cửa hiệu được xây dựng và hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngày một sầm uất.
* Tiềm năng du lịch:
Thành phố có cảnh quan và không gian vô cùng đặc biệt, giữa một vùng đồng bằng trù phú nổi lên một quần thể các gò đồi bát úp và thành phố nằm cạnh sông Cầu thơ mộng, mặt nước bình yên và có một quần thể di tích lịch sử văn hóa đình, đền, chùa: là Văn Miếu - di tích một vùng hiếu học nằm trên đỉnh núi Nác; là Thành Cổ - công trình có kiến trúc nghệ thuật quân sự thành luỹ độc đáo; là thị thành Bắc Ninh nằm trong cụm không gian cảnh quan đô thị cổ (không gian hạt nhân của đô thị có tính lịch sử cao). Một trong những nét văn hiến đặc sắc của xứ Kinh Bắc- Bắc Ninh là có nhiều đình chùa, lễ hội dân gian. Người dân thành phố vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, các lễ hội giàu truyền thống như hội Đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh), hội thi hát Quan họ (làng Viêm Xá, xã Hoà Long), hội Đền Thánh Tổ (Bồ Tát) ở Đại Phúc, hội rước nước làng Thị Cầu (phường Thị Cầu), hội hát Quan họ làng Ó (khu Xuân ổ), Khả Lễ, Bồ Sơn (phường Võ Cường)... Tất cả tạo cho thành phố một cảnh quan hấp dẫn, đầy tiềm năng để phát triển du lịch văn hóạ Một nét đặc sắc nữa của vùng đất Kinh Bắc đó là năm 2010 tổ chức Quốc tế UNESCO đã chính thức công nhận dân ca Quan họ Bắc Ninh là văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loạị Nếu biết khéo léo tổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 chức, kết hợp giữa các hoạt động văn hóa truyền thống với những sinh hoạt văn hóa hiện đại thì những cảnh quan nơi đây thực sự là những điểm du lịch, tham quan hấp dẫn du khách, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mà còn phát triển thành sản phẩm văn hoá phục vụ công tác giáo dục truyền thống, văn hiến của quê hương.