3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.3 Tình hình phát triển KTXH giai đoạn 2011– 2013
Thời kỳ 2011- 2013, nhịp độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố (GDP) 3 năm 2011- 2013 của thành phố ở mức khá cao 15,9%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại cụ thể năm 2011 tăng đến 17,2% so với năm 2010 thì năm 2012 lại chỉ còn tăng 16,91% so với năm 2011 và đến năm 2013 chỉ 13,79% so với năm 2012.
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu KTXH thành phố Bắc Ninh ( Giai đoạn 2011-2013) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 2012 2013 1.Tổng sản phẩm nội địa (GDP) (giá so sánh năm 2011) Tỷđồng 2891 3380 3846 2.Tốc độ tăng GDP % 17.2 16.91 13.79
3. Tổng sản phẩm xã hội trên địa
bàn (GDP) Tỷ đồng 7986 9794 11802
- Công nghiệp – xây dựng cơ bản Tỷđồng 3919 4759 5694 - Nông lâm thủy sản Tỷđồng 378 424 475
- Dịch vụ Tỷđồng 3689 4611 5633
4. Cơ cấu tổng sản phẩm % 100 100 100
- Công nghiệp - xây dựng % 49.1 48.5 48.2 - Thương mại- Dịch vụ % 46.2 47.08 47.7 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản % 4.7 4.3 4
Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực giảm dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng và nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng thương mại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 dịch vụ. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2011 là 2.237USD, năm 2012 là 2774USD tăng 24% so với năm 2011, đến năm 2013 là 3.155 USD và tăng 13,73% so với năm 2012(Theo báo cáo của Chi cục thống kê). Tốc độ tăng GDP năm 2012 là 16,91% đến năm 2013 là 13,79%.
3.1.3.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tình hình sản xuất nông- lâm- thuỷ sản trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm để phục vụ yêu cầu phát triển đô thị. Do vậy, thành phố đã xác định việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn theo lộ trình phát triển đô thị mới, vừa mang tính trước mắt vừa mang tính lâu dài, bền vững.
Tổng giá trị sản xuất ngành nông- lâm nghiệp- thuỷ sản hàng năm vẫn tăng nhưng với tốc độ ngày một chậm lại, năm 2012 đạt 424 tỷ đồng tăng 12,16% so với năm 2011 (378 tỷ đồng), năm 2013 đạt 475 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2012. Trong khi giá trị sản xuất, năng suất, chất lượng dần được nâng lên: năng suất lúa tăng từ 45,5 tạ/ha năm 2011 lên 52,9 tạ/ha năm 2013, sản lượng lương thực có hạt đạt 34,3 nghìn tấn. Một điểm dễ nhận thấy là mặc dù giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản của thành phố có tăng song cơ cấu tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 4,7% (năm 2011) xuống còn 4,3% ( năm 2012) chỉ còn 4% (năm 2013) nguyên nhân là do quy mô của toàn nên kinh tế ngày càng cao, mặt khác tốc độ tăng của ngành thương mại và dịch vụ cũng như ngành công nghiệp và xây dựng nhanh hơn nhiều lần nông nghiệp nên tỷ trọng nông nghiệp ngày một thu hẹp. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch tích cực: tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 63,5% xuống còn 50,4%, chăn nuôi từ 33,9% tăng lên 43,9% và dịch vụ nông nghiệp từ 2,6% tăng lên 5,7% (Theo báo cáo của Chi cục thống kê).
3.1.3.2 Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Đến nay, toàn thành phố có 258 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, 30 hợp tác xã, xí nghiệp, 21 doanh nghiệp trung ương và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 của tỉnh, 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh, trên 1000 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn; 1.250 hộ, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, một số sản phẩm đã có sức cạnh tranh và tăng trưởng khá như: thức ăn gia súc, may mặc, giấy, gỗ, kính, phụ tùng cơ khí.
Bảng 3.2 Tình hình giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh (Giai đoạn 2011-2013)
Tổng số
Chia ra doanh nghiệp
Nhà nước Trung ương Nhà nước địa phương Ngoài Nhà nước Vốn đầu tư nước ngoài FDI Giá trị sản xuất (Triệu đồng) Năm 2011 9,808,000 762,100 26,100 2,933,800 6,086,000 Năm 2012 11,081,600 858,100 65,700 2,834,600 7,323,200 Năm 2013 13,083,700 661,000 137,000 2,891,700 9,394,000
Chỉ số phát triển liên hoàn (Năm trước = 100%)
Năm 2011 172.33 148.15 185.11 123.06 219.01 Năm 2012 112.99 112.60 251.72 96.62 120.33 Năm 2013 118.07 77.03 208.52 102.01 128.28
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2013
Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước trung ương năm 2012 tăng 12,06% so với năm 2011 do cổ phần hóa một số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước của thành phố Bắc Ninh chủ yếu ở các doanh nghiệp may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất giấy và chế biến thức ăn gia súc. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI do năm 2011 có doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên tốc độ tăng ở mức khá cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 sản xuất linh kiện điện tử; may mặc, chế biến thức ăn gia súc, giấy…. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm nhiều nguồn thu cho NSNN, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.
3.1.3.3 Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ
Bảng 3.3 Một số kết quả chủ yếu về thương mại- dịch vụ của thành phố Bắc Ninh (Giai đoạn 2011-2013) T T Nội dung ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ Tỷđồng 7180 9111 11361 2
Số cơ sở kinh doanh thương mại,
khách sạn, nhà hàng và dịch vụ Cơ sở 10.630 11.006 11.530 3
Số lao động kinh doanh thương mại,
khách sạn, nhà hàng và dịch vụ Người 22.908 24.730 25.142 4
Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân
theo thành phần kinh tế Cơ sở 2.307 2.402 2.464
Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh
Qua bảng 3.3 cho thấy ngành thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 21,88%/năm, năm 2011 đạt 7.180 tỷ đồng, năm 2012 đạt 9.111 tỷ đồng, và năm 2013 đạt 11.361 tỷ đồng, khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng, vận chuyển hành khách tăng. Cơ cấu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có nhiều thay đổi giữa khu vực quốc doanh, tư nhân và cá thể. Thành phố Bắc Ninh đã phối hợp với thành phố Hà Nội, Thành phố Bắc Giang, các huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh: Lương Tài, Thuận Thành, Yên Phong... mở các tuyến xe buýt phục vụ việc đi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 lại hàng ngày của nhân dân.
Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển với nhiều loại hình đa dạng, đang từng bước hình thành các khu vực buôn bán tập trung đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Mạng lưới thương mại, dịch vụ không chỉ được mở rộng về không gian mà số lượng cơ sở và hệ thống chợ được quy hoạch cải tạo và xây mới khá bài bản.
Hoạt động du lịch, dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí được phát triển trên cơ sở tiềm năng du lịch tâm linh, cảnh quan sinh thái, di sản văn hóa dân tộc gắn với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Các loại hình du lịch như: tham quan các di tích và nghiên cứu lịch sử văn hóa; du lịch Quan họ; Làng nghề truyền thống và du lịch lễ hội, tín ngưỡng. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch chưa phát triển, mới có một số doanh nghiệp đầu tư và đi vào hoạt động như: khách sạn Thanh Tùng, Nam Thắng, Phú Sơn, Quế Ninh, Như Nguyệt….và khu vui chơi giải trí, dịch vụ Đại Hoàng Long.
Với những đặc điểm về kinh tế- xã hội như trên là tiền đề vô cùng quan trọng và cần thiết cho việc tăng thu ngân sách trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.