Cơ sở thực tiễn về thu NSNN

Một phần của tài liệu Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 30)

1. MỞ ĐẦU

2.2 Cơ sở thực tiễn về thu NSNN

2.2.1 Kinh nghim v thu ngân sách ca mt s nước trên thế gii

2.2.1.1 Thái Lan

Thái Lan là một nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Ngân sách địa phương ở Thái Lan do Hội đồng dân cư địa phương quyết định trên cơ sở các chính sách kinh tế tài chính của Trung ương và phù hợp với kế hoạch tài chính trung hạn. Mô hình ngân sách của Thái Lan là mô hình “không lồng ghép”. Nghĩa là ngân sách của một cấp không tổng hợp từ ngân sách cấp dưới; về kết cấu ngân sách địa phương gồm hai phần: phần 1- Được sử dụng theo chế độ, chính sách của địa phương; phần 2- Được sử dụng không theo các quy định của địa phương. Hội đồng dân cư địa phương thông qua các khoản thu, chi trong từng niên độ thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương. Đến nay có khoảng 35% nguồn thu ngân sách đã được giao cho địa phương. Ở Thái Lan còn áp dụng nhiều hình thức trợ cấp ngân sách cho các địa phương: trợ cấp mục tiêu; trợ cấp không mục tiêu, trợ cấp chung, trợ cấp đặc biệt.

Ở Trung ương quá trình dự toán ngân sách được bắt đầu từ tháng 11. Quy trình lập, phân bố ngân sách ở Thái Lan gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị và xây dựng dự toán ngân sách (từ tháng 11 hàng năm đến tháng 6 năm sau); giai đoạn thảo luận và thông qua dự toán ngân sách (tháng 6 đến tháng 9 trong năm). Giai đoạn điều chỉnh dự toán ngân sách (trong tháng 9).

Quy trình và lập bổ sung ngân sách địa phương cũng được tiến hành tương tự như ở Trung ương và được tiến hành song song với Trung ương.

2.2.1.2 Malaysia

Malaysia là nước đang phát triển trong cùng khu vực và có nhiều đặc điểm kinh tế, tự nhiên tương đồng với Việt Nam và là Nhà nước liên bang. Hệ thống NSNN của Malaysia bao gồm 3 cấp là:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 - Ngân sách bang

- Ngân sách của chính quyền địa phương

Ngân sách liên bang, Ngân sách bang do Quốc hội xem xét, quyết định và quyết định phần trợ cấp cho ngân sách địa phương. Trong quá trình thực hiện, phát sinh các nhu cầu về khả năng thu, chi có ảnh hưởng tới dự toán đều phải được đưa ra xin ý kiến Quốc hội, do đó ngân sách được xây dựng chặt chẽ và điều hành rất nghiêm ngặt. Ngân sách các cấp chính quyền địa phương do chính quyền địa phương đó quyết định, phải đảm bảo nguyên tắc cân đối thu, chị

Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho địa phương được thực hiện thông qua hệ thống pháp luật liên bang và bang.

Nguồn thu của ngân sách liên bang bao gồm các khoản thuế trực thu (thuế thu nhập dân cư, thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập từ dầu lửa, thuế phát triển); thuế gián thu (thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế VAT, thuế hàng hoá đặc biệt)… và các khoản thu có tính chất thuế như thuế tài nguyên, phí cấp phép, thu dịch vụ…

Nguồn thu của các bang và các cấp trực thuộc bang không giống nhau, mỗi bang có một nguồn thu riêng. Các bang căn cứ vào Hiến pháp của bang được tự quyết định một số loại thuế và các khoản thu của cấp trực thuộc bang. Nhìn chung, nguồn thu của bang và cấp trực thuộc bang là các nguồn thu nhỏ, hạn hẹp.

Theo quy định của Hiến pháp liên bang, không có khoản thu phân chia giữa liên bang, bang và các cấp trực thuộc bang.

2.2.1.3 Trung Quốc

Hệ thống NSNN của Trung Quốc được chia thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách các cấp ở địa phương bao gồm:

- Ngân sách tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc) - Ngân sách thành phố trực thuộc tỉnh (châu tự trị)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 - Ngân sách huyện (huyện tự trị)

- Ngân sách xã (thị trấn).

- Về ngân sách: theo quy định của Hiến pháp, mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách. Các cấp ngân sách ở Trung Quốc được thống nhất chỉ đạo và phân cấp quản lý trên cơ sở thống nhất về chính sách, chế độ và kế hoạch dự toán của trung ương, cho phép ngân sách các cấp ở địa phương được thực hiện quyền điều chỉnh dự toán, quyền sử dụng linh hoạt các nguồn lực tài chính, quyền thi hành những biện pháp tài chính cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương.

- Về phân cấp nguồn thu:

+ Các khoản thu 100% của ngân sách trung ương bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp trung ương quản lý, thuế thu nhập của các ngân hàng, thuế doanh thu của ngành đường sắt, bảo hiểm, thuế tiêu thụ đặc biệt…

+ Các khoản thu 100% của ngân sách địa phương bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp của địa phương quản lý, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất, thuế giao dịch chứng khoán, thuế đặc sản nông nghiệp, thuế sát sinh, thuế hợp đồng…

+ Các khoản phân chia giữa trung ương và địa phương bao gồm thuế VAT- trung ương 75%, địa phương 25%; thuế tài nguyên…

Với phương pháp phân định này, Trung Quốc thực hiện theo nguyên tắc “4/6” có nghĩa là ngân sách trung ương kiểm soát ít nhất 60% tổng thu NSNN, 40% (trong số 60% ngân sách trung ương được hưởng) được chi ở cấp trung ương, còn lại 20% được phân bổ cho ngân sách địa phương theo hình thức trợ cấp.

- Trung Quốc lập quỹ Hỗ trợ ngân sách trung ương đối với các địa phương. Nguồn hình thành quỹ này được trích một phần trong số thu về ngân sách trung ương. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương bằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 nhiều hình thức như hỗ trợ chung, hỗ trợ có mục tiêu, bổ sung cho ngân sách địa phương. Hình thức bổ sung (trợ cấp) nhằm giúp cho các địa phương không có khả năng cân đối được thu, chị Hỗ trợ có mục tiêu nhằm khuyến khích các địa phương phát triển những lĩnh vực chung của đất nước.

Trong trường hợp bị mất khả năng cân đối thu, chi, ngân sách địa phương chủ yếu thực hiện điều chỉnh lại các khoản thu chi thuộc cấp mình quản lý. Nếu trong phạm vi điều chỉnh vẫn không có khả năng cân đối được thì sẽ được nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Ngân sách trung ương khi mất khả năng cân đối thu, chi có thể thực hiện bằng các hình thức vay nợ trong nước và ngoài nước.

(Bùi Thị Mai Hoài, Cân đối ngân sách Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường)

2.2.2 Kinh nghim thc tế trong nước v thu ngân sách

2.2.2.1 Hiện đại hóa thu ngân sách- Kinh nghiệm của thành phốHồ Chí Minh

- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế- văn hóa lớn khu vực phía Nam, là địa phương có sức thu hút đầu tư mạnh với cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoàị Hàng năm, thành phố Hồ Chí Minh luôn đóng góp khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Kho bạc và cục thuế thành phố đã phối hợp xây dựng và thực hiện triển khai chương trình “Thu thuế trực tiếp” trên địa bàn. Trong quá trình triển khai, chương trình “Thu thuế trực tiếp” luôn được Kho bạc Nhà nước và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh từng bước hoàn thiện quy trình thu, nâng cấp dần chương trình lên các phiên bản mới cho phù hợp với quy trình mới, đáp ứng nhu cầu phát sinh thực tế và tốc độ tăng thu trên địa bàn nhằm đạt được mục tiêu đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác thu NSNN.

Hệ thống phần mềm ứng dụng thuộc dự án cung cấp đầy đủ các giao diện để nhập được tất cả các nghiệp vụ phát sinh có trên các tài khoản thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 ngân sách, tài khoản tạm thu, tạm giữ và kết xuất đầy đủ dữ liệu sang chương trình KTKB; Công tác truyền nhận dữ liệu với các bên liên quan: ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan hải quan được thực hiện đầy đủ và tương đối kịp thời,

Như vậy, có thể khẳng định công tác hiện đại hóa thu NSNN và phối hợp thu giữa các bên đã và đang mang lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào việc đổi mới cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu NSNN; Nâng cao vai trò quản lý và trách nhiệm của cơ quan thu cũng như Kho bạc Nhà nước, giảm thiểu thời gian, khối lượng nhập dữ liệu tại các cơ quan, đơn vị có liên quan theo nguyên tắc “dữ liệu nhập ở một nơi nhưng sử dụng được ở nhiều nơi”; góp phần xây dựng hệ thống thông tin tài chính tích hợp và hình thành Chính phủ điện tử.

Người nộp thuế được quyền lựa chọn địa điểm nộp tiền tại nhiều nơi khác nhau, rút ngắn đáng kể thời gian và thủ tục khi nộp thuế, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức.

Còn việc kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu điện tử và thực hiện phối hợp thu thu NSNN qua ngân hàng đã mang lại cho các cơ quan thu nhiều hiệu quả thiết thực: Cơ quan thuế sử dụng chứng từ điện tử do kho bạc truyền sang, không còn phải nhận chứng từ giấy về nhập lại vào chương trình quản lý thuế; thông tin sử dụng thống nhất và được đối chiếu một cách đầy đủ, kịp thời về số thuế phải thu, số thuế đã thu, số thuế còn tồn đọng của từng đối tượng nộp thuế giữa Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, ngân hàng thương mạị Qua đó cơ quan thuế không chỉ tổng hợp đầy đủ, kịp thời, chính xác kết quả thu mà còn biết chính xác số thuế còn tồn đọng tại từng đơn vị, cá nhân để có biện pháp đôn đốc thu nộp một cách hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 Bên cạnh đó, công tác phối hợp thu qua ngân hàng đã tạo điều kiện cho kho bạc khắc phục được tình trạng dữ liệu bị thiếu hoặc sai thông tin, giảm thiểu thời gian nhập liệu tại Kho bạc Nhà nước, tiết kiệm nhân lực, tập trung vào việc thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước, chuẩn bị cho giai đoạn triển khai dự án TABMIS; tiết kiệm một phần đáng kể về chi phí kiểm đếm, đóng gói vận chuyển và giao nhận tiền mặt với ngân hàng.

2.2.2.2 Kê khai thuế qua mạng internet- Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ đã trao quyền chủ động trong quá trình kê khai thuế bằng việc thực hiện việc khai thuế qua mạng Internet tức là doanh nghiệp có thể gửi tờ khai vào tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày lễ, tết, thứ 7, chủ nhật) và có thể gửi vào bất kỳ thời gian trong ngày 24/24h. Không chỉ có vậy, khai thuế qua mạng còn tiết kiệm chi phí về thời gian, in tờ khai và bảng kê bằng giấy hay giảm chi phí đi lại, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Trường hợp không có mặt ở trụ sở, người đại diện doanh nghiệp vẫn có thể tự ký chữ ký số và khai thuế thông qua mạng internet hoặc có thể uỷ quyền quản lý chữ ký số cho người được tin cậy để ký và nộp tờ khai…

Theo quy định của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 thì trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2.2.2.3 Kinh nghiệm thu ngân sách của phường Đồng Tâm- Thành phố Hà Nội

Phường Đồng Tâm chỉ đạo các tổ dân phố, đặc biệt là các tổ trưởng tổ dân phố là những người gần dân nhất, tổ chức tuyên truyền lồng ghép trong những buổi sinh hoạt tổ dân phố, giải thích tới từng tổ chức, cá nhân về các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 chế độ chính sách, pháp luật thuế giúp người dân hiểu và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Phường cũng phối hợp cùng các đoàn thể vận động, tuyên truyền đôn đốc thu nợ thuế đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp dây dưa, nợ đọng thuế. Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi gây dựng nguồn thu trên nhiều lĩnh vực như: thu hút đầu tư của các tổ chức kinh tế, tạo điều kiện cho thương mại - dịch vụ phát triển. Đồng thời, phường cũng kết hợp với Đội Thuế và Chi cục Thuế thành phố không để tồn đọng thuế, yêu cầu các hộ kinh doanh kê khai và nộp ngân sách hàng tháng, bảo đảm công bằng giữa các hộ kinh doanh, đồng thời làm tốt công tác điều tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh: nhà hàng ăn uống, cửa hàng điện tử, nhà nghỉ để phục vụ việc điều chỉnh doanh số sát với thực tế; rà soát các hộ mới kinh doanh trên địa bàn, đưa các hộ này vào quản lý, chống thất thụ Bộ phận địa chính của phường đã kết hợp cùng Đội thuế nắm bắt thông tin từ Ban Quản lý dự án thành phố để thông báo cho các chủ sử dụng đất kê khai đầy đủ đưa vào quản lý, lập bộ thuế nhà đất. Đặc biệt, nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch thu ngân sách được phường Đồng Tâm gắn với trách nhiệm của từng đảng viên. Ngoài việc gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành việc nộp thuế, các đảng viên còn có nhiệm vụ vận động các hộ khác hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

2.2.2.4 Kinh nghiệm của Chi cục thuế Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

Chi cục Thuế Lâm Hà đã chỉ đạo cho các đội thuế nắm chắc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh để triển khai thu thuế ngay từ đầu năm, nhất là thuế môn bài; quản lý chặt chẽ các nguồn thu, sắc thuế, khai thác các nguồn thu có khả năng tăng thu; rà soát các nguồn thu, các khoản phí, lệ phí để ủy nhiệm thu cho các xã, thị trấn. Đối với các doanh nghiệp và hộ kê khai thuế, thực hiện phân loại doanh nghiệp để áp dụng biện pháp quản lý phù hợp, thường xuyên theo dõi chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kê khai để tập trung đôn đốc nộp tờ khai và nộp thuế kịp thời, đúng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 quy định. Ngoài việc quản lý thu thuế các hộ kinh doanh cố định, Chi cục còn tăng cường kiểm tra để phát hiện và đưa vào quản lý thu thuế các hoạt động kinh doanh thời vụ, kinh doanh vãng lai… Đối với công tác xử lý nợ đọng thuế, Chi cục luôn xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lực lượng đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ đọng thuế, xử lý dứt điểm nợ đọng thuế từ kinh doanh thu mua cà phê nhằm tránh thất thu thuế. Bên cạnh đó, Chi cục Thuế Lâm Hà còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trên cả ba kênh là: Đối thoại trực tiếp, hỗ trợ qua điện thoại và hỗ trợ bằng văn bản. Đồng thời, tích cực phối hợp với các cơ quan báo, đài của tỉnh và huyện, các phòng ban chức năng tổ chức của huyện tuyên truyền có hiệu quả Luật Thuế thu nhập cá nhân, sửa đổi bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt và nhiều chính sách thuế khác. Bên cạnh đó, Chi cục còn triển khai đồng bộ các chương trình cải cách thủ tục hành chính, đề xuất xóa bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà, tốn kém cho người nộp thuế và cơ quan thuế; từng bước hiện đại hóa công tác quản lý thuế trên cơ sở xây

Một phần của tài liệu Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)