1. MỞ ĐẦU
2.2.3 Những bài học kinh nghiệm
2.2.3.1 Kinh nghiệm rút ra từ một số nước trên thế giới
Sau khi nghiên cứu tình hình thu ngân sách giữa trung ương và địa phương ở một số nước trên thế giới, để áp dụng vào tình hình tại địa phương, ta rút ra được một số nhận xét sau:
- Tổ chức hệ thống ngân sách phải phù hợp với hệ thống hành chính, Nhà nước chỉ có một ngân sách, tập hợp tất cả các khoản thu và khoản chị
- Việc phân cấp quản lý ngân sách ở các nước không lồng ghép, ngân sách cấp trên không bao gồm ngân sách cấp dưới, ngân sách chính phủ không bao gồm ngân sách địa phương; mỗi cấp chính quyền tự lập, duyệt và thực hiện ngân sách cấp mình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 - Xu hướng chung là các khoản thu lớn được tập trung vào cấp trung ương nhằm tạo ra được “các cú đấm chiến lược” để tác động mạnh vào cơ cấu kinh tế, tạo được các bước đột phá trong phát triển KTXH, còn các khoản thu nhỏ để lại cho địa phương.
- Phân định thẩm quyền quyết định NSNN giữa các cấp rõ ràng kể từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách.
2.2.3.2 Kinh nghiệm rút ra từ một sốđịa phương trong nước
Từ kinh nghiệm về thu NSNN có hiệu quả tại một số địa phương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho thành phố Bắc Ninh như sau:
- Cần phải tổ chức tốt bộ máy quản lý NSNN theo hướng gọn nhẹ, tiết kiệm nhưng phải có các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, biết áp dụng các kỹ thuật mới tiên tiến vào công tác quản lý ngân sách. Phải có quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức cho các cán bộ làm công tác thu ngân sách nhà nước.
- Công tác thanh kiểm tra thu ngân sách phải được thực hiện thường xuyên và phải xử lý kịp thời, dứt điểm các sai phạm trong thực hiện ngân sách.
- Tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu được cho Ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các xã, phường trong công tác thu Ngân sách.
- Chủ động khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương để tận thu Ngân sách Nhà nước. Đặc biệt là phải có sự lãnh, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền trong quản lý ngân sách. Đồng thời phải có sự phối kết hợp của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong thu ngân sách. Sự ủng hộ, chấp hành tốt pháp luật của các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, các hộ kinh doanh và nhân dân trong công tác nàỵ Có như vậy mới đảm bảo sự thành công và đạt hiệu quả cao trong thu ngân sách nói riêng và phát triển KTXH của thành phố Bắc Ninh nói chung.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29