Tư tưởng giáo dục mang tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Tư tưởng canh tân giáo dục của Nguyễn Trường Tộ - giá trị của nó với giáo dục Việt Nam hiện nay (Trang 78)

Nguyễn Trường Tộ cho rằng giáo dục phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, nội dung học tập phải đem ra áp dụng trong thực tiễn. Cho nên, ông đưa ra các môn học bám sát những đòi hỏi của đất nước, tránh học những gì sáo rỗng, vô ích, không có hiệu quả nên Nguyễn Trường Tộ rất coi trọng giáo dục phải mang tính thiết thực.

Nguyễn Trường Tộ đã triệt để đả phá quan niệm văn hoá lạc hậu của triều đình và các văn thân nho sĩ. Ông nêu dẫn chứng, kể cả Trung Quốc cũng đã từ bỏ quan niệm văn hoá ngạo mạn đó và hăng hái học tập văn minh phương Tây. Phê phán quan niệm văn hoá lạc hậu, Nguyễn Trường Tộ khẳng định, chỉ có con đường học tập văn minh phương Tây mới có thể khắc phục các mặt yếu kém của đất nước, dần dần tự trị, tự cường và chiến thắng kẻ xâm lược có nền văn minh cao hơn.

Những năm tháng đi sang Hồng Kông, Singapo và hai năm học tập ở Pháp, được tiếp xúc với văn minh phương Tây và lối học thực dụng Pháp, Nguyễn Trường Tộ có dịp đối chiếu lối học từ chương của ta với lối học thực dụng của người, có dịp nghiền ngẫm những ý tưởng đã nẩy sinh từ trước, và cuối cùng ông đã nhất quyết chủ trương thay lối học từ chương bằng lối học thực dụng. Lối học này theo Nguyễn Trường Tộ quan niệm, nó thực sự là một nền giáo dục mới, có mục đích vì sự nghiệp giàu mạnh của đất nước, có nội dung khoa học và thiết thực, có phương pháp cùng phương tiện học tập.

Để nêu bật lên diện mạo lối học thực dụng, Nguyễn Trường Tộ đặt nó bên cạnh và đối diện với lối học từ chương (giữa thế kỷ XIX). Ông chỉ rõ: Lối học từ chương chỉ đào tạo được những người thuộc lòng kinh, sử, truyện xưa, không có ích cho đời nay. Còn trong lối học thực dụng, đào tạo được những nhân tài thực sự để làm cho đất nước giàu mạnh.

Trong lối học từ chương, nội dung học tập chỉ là kinh, sử, truyện xưa, tức là những lối dạy về đạo lý, về phép trị nước của người xưa mà đến nay nó

đã trở thành lỗi thời, không trả lời được, những vấn đề của đời nay đặt ra. Còn trong lối học thực dụng, nội dung học là “những gì chưa biết để mà biết mà đem ra thực hành”, mà “thực hành những gì thực tế, trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau nữa” tức là “học ở bản thân, học ở vạn vật, học cái tài nghệ”, cụ thể là phải học “sự tích lưu truyền của các vua quan đời trước… phải biết rõ non sông bờ cõi, hình thể, biển hồ, đồi thành, đất đai trong nước ta thay đổi như thế nào, phải biết nước ta có những mỏ kim loại, đá quý, thú nuôi, cây trồng…như thế nào, phải biết những việc hiện tại như binh, hình luật lệ, tài chính, thương mại, xây dựng, canh nông, dệt và những cái thiết thực khác…cũng như phải biết các chiếu chỉ, sớ, dụ, cùng các công cụ quốc gia hiện thời” [2, tr.22].

Trong lối học từ chương, phương pháp học tập là học thuộc lòng sách vở nếu có thực hành thì chỉ là làm thơ làm phú, là khéo sắp xếp, gọt dũa những ngôn từ cầu kỳ, cho hay mà thôi. Còn trong lối học thực dụng, học đi đôi với hành, qua “hành” mà học, “hành” trong việc trị nước, nhưng chủ yếu là trong nghề nghiệp cá thể của mình.

Trong lối học từ chương, phương tiện học tập chỉ là các sách kinh, sử, truyện của Trung Hoa cổ đại.

Còn lối học thực dụng thì phương tiện học tập không chỉ là sách vở khoa học kỹ thuật mà còn là những khí cụ mua từ nước ngoài và quan trọng là học và hành thông qua thực tế sản xuất, Nguyễn Trường Tộ cũng đề nghị mở thêm các trường học nghề.

Từ sự phê phán nền học thuật cũ, từ nhận thức mới về tính ưu việt của nền văn minh vật chất phương Tây, Nguyễn Trường Tộ đề nghị một đường lối giáo dục mới “Cần phải tìm cái học thực dụng, phân chia ra các khoa, các môn, ban thưởng nhiều cho những người dự thi vào các khoa, các môn này để khuyến khích dần dần đưa đến kết quả lợi ích thì tệ đoan sẽ mất dần đi” [2, tr.251], bởi vì “Nếu đem cái công phu đã bỏ tâm trí một đời trau chuốt chữ

nghĩa mà học những việc hiện tại như trận đồ, binh pháp, đắp thành giữ nước, sử dụng súng ống thì cũng có thể chống giặc được. Nếu đem cái công lao nửa đời người đã dùng để học thuộc lòng những tên người, tên xứ, rập khuôn việc chính trị...mà học những việc hiện nay như binh, hình, luật lệ, tài chính, thương mại, xây dựng, canh nông, dệt và những cái mới khác thì dần dần cũng có thể là cho nước mạnh dân giàu” [2, tr.150]. Ông đề nghị thành lập các khoa Nông chính, Thiên văn, đại lý, Công kỹ nghệ, luật học... trong chương trình đào tạo người tài cho quốc gia. Nếu những cải cách về giáo dục đó được thực hiện sẽ dần dần đào tạo được một đội ngũ nhân sự có trình độ khoa học tham gia tích cực vào quá trình cải cách kinh tế theo hướng phát triển nền sản xuất hiện đại.

Do thực trạng học tập của nước ta lúc đó quá chú trọng mặt đạo đức và chính trị, coi nhẹ mặt ứng dụng thực tiễn kinh tế, khoa học nên quan điểm giáo dục của Nguyễn Trường Tộ tập trung vào hướng khắc phục mặt hạn chế, thiếu sót của nền học thuật Nho giáo, nhấn mạnh tính cấp thiết phải xây dựng một nền học thuật thực dụng đáp ứng yêu cầu mới của thời đại. Vấn đề giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước là vấn đề luôn luôn được đặt ra ở những giai đoạn then chốt của mỗi dân tộc. Phụ thuộc vào tính định hướng đúng đắn của nền giáo dục mà đất nước có hay không có đội ngũ nhân sự đủ tài và đức gánh vác các trọng trách phát triển đất nước. Đứng trên quan điểm hiện đại, chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ đã tiên phong trong việc nắm bắt yêu cầu của lịch sử và thể hiện tư duy xuất sắc trong đề nghị cải cách nền học thuật đương thời theo hướng thực tiễn phương Tây. Nền giáo dục của chúng ta hiện nay đã cải cách từng bước được gần 20 năm, ngày càng sát hợp với yêu cầu thực tế về nguồn nhân lực hơn. Tuy nhiên, những tàn dư của việc học không đi đôi với hành, học lấy bằng cấp, học để làm quan, sự bất cập trong giáo dục đạo đức, nhân cách… vẫn là những vấn nạn mà nền giáo dục mới phải đương đầu, đòi hỏi phải có những

bổ sung mới về mặt lý luận.

Như vậy, có thể thấy quan điểm của Nguyễn Trường Tộ về giáo dục mang tính thiết đã thể hiện một tư duy hết rất biện chứng và tầm nhìn xa trông rộng của ông trong việc phát triển nền giáo dục nước nhà. Nó giải quyết vấn đề trong việc xây dựng chương trình giáo dục để phục vụ đời sống và từ thực tiễn sẽ chứng minh những chương trình và nội dung những môn học có thật sự có ích hay không? Luận điểm này của Nguyễn Trường Tộ chính là cái gốc để ông đưa ra các phương pháp học tập tích cực có ý nghĩa vạch đường đi cho lối học của nước ta lúc bấy giờ.

2.3. Coi trọng phƣơng pháp giáo dục thực tiễn - “học đi đôi với hành”

Trong khi nêu lên và phân tích mục tiêu giáo dục mà Nguyễn Trường Tộ đề ra, chúng ta đã phần nào đề cập đến việc ông phê phán cách học đương thời và đề xuất các học thực dụng. Đồng thời ông chỉ ra vai trò tiên phong của việc cải cách giáo dục: “Cần phải tìm cách học thực dụng, phân chia ra các khoa, các môn, ban thưởng nhiều cho những người dự thi vào các khoa, các môn này để khuyến khích dần dần đưa đến kết quả lợi ích thì tệ đoan sẽ dần dần mất đi” [2, tr.251].

Theo lối học thuật này thì mục đích học tập được xác định rõ ràng: “học những gì chưa biết để mà đem thực hành. Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau nữa” [2, tr.248].

Ông phê phán lối học “từ chương, sáo mòn” cũ, lối học thuộc lòng và giáo điều “từ trẻ đến già, từ các trường công đến các trường tư đua nhau trau chuốt từng câu hay, từng chữ khéo, sao mà tệ mạt đến thế” [2, tr.250].

Ông phê phán: “Tại sao cứ ngày đêm luôn miệng kêu réo những người từ bên Tàu đã chết cách mấy ngàn năm như Tiêu Hà, Hàn Tín. Phải chăng người thời nay không bì kịp người thời xưa? Hay muốn kêu cho họ sống lại. Như vậy mà cứ học cho đến bạc tóc, thật là quái gở không thể nào hiểu nổi” [2, tr.250]. Lời phê phán thật mạnh mẽ, thẳng thắn, quyết liệt để tẩy chay lối học hiện thời. Chính các vua Nguyễn như Minh Mạng, Tự Đức cũng nhận

thấy nhược điểm của lối học không đi đôi với hành của ta. Vua Minh Mạng năm thứ 13 nói: “Sự học của Trung Quốc quý ở chỗ phát minh nghĩa lý, không cóp nhặt theo lời cũ. Còn cử nghiệp của ta xưa nay cốt đọc thuộc sách cũ, thầy lấy thế mà dạy, trẻ lấy thế mà học, chuyên học thuộc lòng, không có gì mới cả” [10, tr.390].

Vua Tự Đức cũng băn khoăn, sự dạy và học ở nước ta kém lắm “sĩ tử mô tả chỉ dựa theo lời có sẵn khi cần phân biệt giả, chân! Quan trường chấm thi cũng chỉ theo văn lý mà bỏ hay lấy. Nhân tài dần dần không được như trước ...” [7, tr.390].

Nhưng các vua Nguyễn không biết làm thế nào cho học gắn với hành. Có lẽ vì thế nên khi Nguyễn Trường Tộ đặt vấn đề đổi mới phương pháp, Tự Đức thấy có thể chấp nhận được. Nguyễn Trường Tộ chỉ rõ: “Nếu đem cái công phu đã tâm trí một đời ra trau truốt chữ nghĩa mà học những hiện tại như trận đồ, binh pháp, đắp thành giữ nước, sử dụng súng ống thì cũng có thể chống được giặc”, “Nếu đem cái công lao nửa đời người đã dùng để học thuộc lòng những tên người, tên xứ... mà học những việc hiện đại như binh hình, luật lệ, tài chính, thương mại, xây dựng, canh nông, dệt và những cái mới khác thì dần dần cũng có thể làm cho nước mạnh, dân giàu” [2, tr.250].

Nhưng cách thức học như thế nào? Ông chỉ rõ học đi đôi với hành: “Học hành gì chưa biết mà đem ra thực hành. Nhưng thực hành cái gì? Thực hành ở đâu? “Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau nữa” [2, tr.248]. “Thực hành” theo Nguyễn Trường Tộ bao gồm: Đối với khoa học tự nhiên và dạy nghề cần mua máy móc, dụng cụ thí nghiệm. Học với khoa học tự nhiên là “Học tài nghệ, bắt chước theo cách của tạo vật” [2, tr.193]. Điều đó khác hẳn với cách học và quan niệm về học vấn đương thời. Ông đã vươn tới một phương pháp học khoa học hiện đại nhưng không xa lạ với lịch sử mà chỉ là khai thác kế thừa lịch sử một cách đúng đắn nên ông đã thuyết phục được người nghe: Học tự nhiên, mô phỏng tự nhiên

để chế tạo ra công cụ. Ví dụ “người xưa thấy mặt trăng khuyết mà bắt chước chế tạo ra cung, nghe gió thổi mà đặt ra âm nhạc, xét địa thế mà xây dựng nhà cửa, mọi khuôn mẫu chế tác đều như thế cả”... Từ các trích dẫn lịch sử Nguyễn Trường Tộ đi tới kết luận: “cho nên phàm những việc học tập đều là học những cái mà tạo hoá dạy cho, phàm những tri thức đều là sức hiểu biết những cái mà tạo hoá hình thành, phàm những công việc đều là nhân những cái mà tạo vật đã tạo ra, phàm những cái có được đều là hưởng những cái tạo hoá để lại. Thế mới gọi là con người hoàn thành công việc của trời vậy” [2, tr.193]. Nguyễn Trường Tộ có niềm tin ở năng lực chinh phục và cải tạo tự nhiên của con người. Trong điều kiện xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo chi phối đời sống tinh thần xã hội mà ông dám nói “con người hoàn thành công việc của trời” thì quả thật đó thật là sáng suốt và dũng cảm.

Phương pháp học đi đôi với hành không chỉ được áp dụng đối với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, mà còn được áp dụng trong khoa học xã hội. Theo Nguyễn Trường Tộ phải nghiên cứu “những nguyên nhân trị loạn, từ gốc gác, lai lịch” của ta trong chính trị. Khảo cứu “luật nước, lệ làng, những ưu nhược điểm của lối dạy dỗ... để hiểu rõ, sửa đổi và bổ cứu nếu không được thực hiện trong một tỉnh, một phủ cũng phải thí nghiệm được trong một làng. Như thế mới là cái học trị nước, giúp đời” [2, tr.249].

Quan điểm học với hành được áp dụng cho cả trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là một quan điểm mới mẻ về phương pháp học tập, táo bạo và có thể xử lý được vấn đề nhức nhối trong nền giáo dục đương thời. Theo Nguyễn Trường Tộ cần kiên quyết từ bỏ lối học thuộc lòng vô bổ, tiến tới học đi đôi với hành, học qua thực nghiệm khoa học. Đó là một quan điểm hiện đại, mà động cơ tư tưởng của nó là làm sao cho việc học hữu dụng góp phần nhanh chóng phát triển sức mạnh kinh tế đất nước chống lại sức mạnh vật chất, vũ khí hiện đại của thực dân tư bản phương Tây.

theo đó mà “bổ cứu” cho hoàn hảo, phù hợp với nhu cầu của mình, thực chất là cải tạo tự nhiên. Ý tưởng đó được ông trình bày theo quan điểm Thiên Chúa giáo, ông xác định: “Lực lượng thiên nhiên là cửa ải đầu tiên của sự học,... tạo vật là thầy lớn của vạn dân, phàm pháp gia cái gì đều có thực dụng cả, như là hơi lên, nước xuống, nhật nguyệt tinh ở trên trời, mây gió mưa mù ở giữa không, giống bay, giống lặn, động vật, thực vật ở trên mặt đất, vận động kinh doanh của loài người, phàm con mắt thấy cái gì có sinh có hoá, đều là vật thực cả. Làm con của tạo vật là chúng ta mà không biết theo sự dạy dỗ bằng hiện tượng ấy, không biết bắt chước những dạng thức hữu hình, không học được cái quyền lực xảo diệu ấy, không theo đường kinh, đường vĩ vận động, số độ, không khai thác quản lý những bảo tàng trong núi, dưới biển, những tài chất, khí lực do tạo vật sinh ra như thế há chẳng nhục đến tạo vật lắm sao? Ở phương Tây hiện nay, các cơ khí, kỹ xảo đều là nhân các lực lượng tự nhiên của trời đất mà làm ra. Cho nên học là học cái mà tạo vật dạy, biết là biết cái mà tạo vật đã hình thành” [10, tr.396]. Đó là một cách nói độc đáo giúp người ta thấy được nội dung của giáo dục, trước hết là các môn khoa học tự nhiên.

Nguyễn Trường Tộ còn chú trọng việc đưa người ra nước ngoài du học. Thông qua đề nghị này, thể hiện chủ trương nhất quán của ông là ngoại giao “mở cửa” và “hoà để duy tân”. Ông nói: “đưa người hiền tài đi ra bốn bể học tập các nước lớn về phương pháp tấn công, phòng thủ, phân tán, tập hợp. Ở chung với họ lâu ngày thì mới đo lường được các đức tính, các lực lượng mà biết tình trạng của họ. Học được tinh thông rồi mới có kỹ xảo. Kỹ xảo giỏi mới mạnh, dưỡng uy sức nhuệ, đợi thời mà hành động. Như thế tuy mất miền Đông, mà lấy lại được miền Tây chưa lấy gì làm muộn” [2, tr.123].

Ông đề nghị chọn một số người để học nghề cần già dặn, khéo tay từ 30 tuổi trở lên. Còn những người học khoa học cơ bản thì cần trẻ tuổi, nhanh

Một phần của tài liệu Tư tưởng canh tân giáo dục của Nguyễn Trường Tộ - giá trị của nó với giáo dục Việt Nam hiện nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)