Trong xu hƣớng phát triển của toàn cầu nói chung và ngành du lịch nói riêng, du lịch biển là thế mạnh và thu hút du khách. Với đƣờng bờ dài 65 km, nằm trên con đƣờng di sản miền Trung, là cửa ngõ thông thƣơng của các nƣớc láng giềng, nằm trên hành lang kinh tế đông - tây, cùng với các bãi biển rộng, nghiêng thoải, nƣớc trong xanh và còn giữ đƣợc những vẻ đẹp hoang sơ, khu vực ven biển từ Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ hứa hẹn là điểm du lịch biển phát triển trong thời gian sắp tới.
Với đặc thù là nhiều điểm du lịch, hiện nay đã tập trung khai thác một số điểm du lịch thế mạnh của địa phƣơng nhƣ bãi biển Nhật Lệ, đồi cát Quang Phú, bãi Đá Nhảy và đền thờ Công chúa Liễu Hạnh. Các điểm du lịch khác đặc biệt là mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp mới có tính chất tự phát do nhu cầu của du khách, chƣa có quy hoạch cụ thể do đây là điểm mới.
Trong những năm qua, khách du lịch đến tăng nhanh và đều. Năm 1995 mới chỉ đón đƣợc 48.909 lƣợt khách thì sau 5 năm vào năm 2000 đón đƣợc 240.099 lƣợt khách, tăng 4,9 lần so với năm 1995. Năm 2001 đón đƣợc 281.600, năm 2002 đón đƣợc 319.437 lƣợt khách, tốc độ tăng trƣởng bình quân cho giai đoạn 1995 - 2002 là 30,7%. Từ năm 2006 - 2010, tổng lƣợng khách du lịch đến Quảng Bình đạt hơn 2,8 triệu lƣợt, tăng bình quân 24,7%/năm; trong đó khách quốc tế đạt hơn 94,7 nghìn lƣợt, tăng bình quân 14,8% năm [13]. Đặc biệt trong năm nay, lƣợng khách du lịch đến Quảng Bình đạt 1,8 triệu ngƣời (tăng 144%), trong đó riêng lƣợng khách đến viếng mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp là hơn 67.300 đoàn và 750.000 lƣợt ngƣời. Sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đƣợc công nhận là di sản thế giới, lƣợng du khách đến Quảng Bình ngày càng tăng đặc biệt là khách du lịch quốc tế, có ngày lƣợng khách đến tham quan lên tới vài nghìn ngƣời, sự tăng trƣởng đột biến này đã vƣợt khá nhiều lần so với công suất phục vụ vốn có của du lịch Quảng Bình.
67
Đây là một dấu hiệu đáng mừng của du lịch nhƣng cũng đặt ra không ít những vấn đề cấp bách cần giải quyết.
Hình 3.1. Thống kê lƣợng khách du lịch tới Quảng Bình qua các năm
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013
Sự tăng trƣởng mạnh mẽ khách kéo thu nhập du lịch cũng tăng theo. Năm 1996 du lịch thu về 12,04 tỷ đồng, năm 1997 tăng 17,6%, năm 2000 tăng 53,49%, năm 2002 tăng 220% so với năm 1996, năm 2013 doanh thu du lịch đạt 1.200 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng về doanh thu giai đoạn 1996 - 2002 đạt 14,07%. Mức đóng góp từ hoạt động du lịch vào ngân sách tỉnh cũng tăng dần theo thời gian, nếu nhƣ năm 1996 ngành du lịch mới chỉ đóng góp đƣợc 1,26 tỷ đồng cho ngân sách thì đến năm 2000 mức đóng góp đã tăng gần 2 lần, năm 2002 mức đóng góp cho ngân sách tăng 3,2 lần so với năm 1996 [13].
Hiện tại, về phát triển du lịch trên khu vực nghiên cứu mới chỉ tập trung sử dụng các tài nguyên sẵn có bao gồm các bãi tắm, điểm tham quan, điểm tâm linh… mà vẫn chƣa có sự đầu tƣ khai thác các tiềm năng khác. Phát triển du lịch còn thiếu bền vững và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh của khu vực. Lƣợng khách du lịch đến với khu vực còn hạn chế về số lƣợng và chủ yếu là khách nội địa, doanh thu du lịch còn khiêm tốn. Chất lƣợng quy hoạch phát triển du lịch chƣa cao, chƣa toàn diện. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, trong khi trong khu vực
68
nghiên cứu có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trƣng có tính cạnh tranh cao.