Cơ sở hạ tầng, vật chất

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 60)

Cơ sở hạ tầng: Đến nay, khu vực nghiên cứu là một trong số ít vùng có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, hợp lý và thuận lợi nhất. Tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A và đƣờng Hồ Chí Minh với 2 nhánh phía Đông và Tây chạy dọc theo chiều dài, qua hầu hết các vùng dân cƣ và các vùng tiềm năng về du lịch. Quốc lộ 12A qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo nối Quảng Bình, Trung Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan là trục đƣờng giao thông ra biển gần nhất. Tại Đồng Hới đã có cảng hàng không đi Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Về đƣờng biển, có cảng Nhật Lệ, cảng nƣớc sâu Hòn La cũng có thể khai thác phục vụ văn hóa du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Ngày càng đƣợc xây dựng, cải tạo nâng cấp, hệ thống khách sạn, nhà hàng đƣợc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thái độ phục vụ. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 50 khách sạn với gần 1.000 phòng, trong số đó đã có 35 cơ sở đƣợc thẩm định phân loại xếp hạng [3]. Bên cạnh đó các khách sạn nhà nghỉ tƣ nhân cũng ngày càng phát triển và cạnh tranh quyết liệt với các

56

doanh nghiệp nhà nƣớc. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng chậm phát triển và thiếu đồng bộ, thiếu khu vực vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm và các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khác.

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ và ngƣời lao động trong ngành du lịch chiếm khoảng 3% tổng dân số (khoảng 3000 ngƣời). Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, chƣa có đủ sức vƣơn ra thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đội ngũ nhân lực thiếu và yếu, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành, đội ngũ nhân viên phục vụ vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp và ứng xử còn hạn chế.

Đầu tư cho phát triển du lịch: Thời gian qua, Quảng Bình đã đầu tƣ một lƣợng lớn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho khu du lịch Nhật Lệ - Quang Phú. Tổ chức nhiều cuộc họp giải quyết các vấn đề về phát triển du lịch, triển khai các dự án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi ở từng khu vực trọng điểm ƣu tiên đầu tƣ của tỉnh... Bên cạnh đó, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu hút các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, các dự án liên doanh, liên kết với nƣớc ngoài... Một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cũng mạnh dạn vay vốn ƣu đãi đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, đầu tƣ từng hạng mục cơ bản tại các khu du lịch nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch. Nhƣng nhìn chung nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch còn hạn hẹp và chƣa đồng bộ.

Nhƣ vậy, với hiện trạng điều kiện tự nhiên, KT – XH trong khu vực nghiên cứu không có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp do thƣờng xuyên gặp các thiên tai, diện tích đất chủ yếu là đất cát, thiếu nƣớc tại các cồn cát. Do vậy, hƣớng phát triển đƣợc ƣu tiên là phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp trong khu vực chỉ có quy mô nhỏ, vừa, giá trị mang lại không cao. Tận dụng lợi thế là nơi có thắng cảnh cồn cát đặc trƣng, bãi cát dài đẹp và là nơi có truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử văn hóa nên việc định hƣớng phát triển du lịch sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho khu vực và nâng cao đời sống cho nhân dân.

57

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)