ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 58)

2.4.1. Dân số, lao động và nguồn lực xã hội

a. Dân số, phân bố dân số

Khu vực nghiên cứu thuộc địa bàn của 3 huyện ven biển là Bố Trạch, Quảng Trạch và Đồng Hới gồm có 63 xã, phƣờng và thị trấn. Diện tích tự nhiên là 1.347,2 km2. Theo kết quả mà học viên thu thập đƣợc năm 2013 dân số của khu vực là 446.176 ngƣời, trong đó số ngƣời trong tuổi lao động là 216.023 ngƣời, đây là nguồn lực dồi dào phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế trong khu vực nói riêng và Quảng Bình nói chung.

Dân cƣ phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng trung tâm của các thị trấn và thành phố. Nhƣ vậy, sự phân bố dân cƣ là tiền đề quan trọng trong việc định hƣớng quy hoạch.

b. Dân tộc, trình độ dân trí, dân sinh

Trong vùng nghiên cứu chủ yếu là dân tộc Kinh. Nhân dân trong vùng sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Do sản xuất chƣa chủ động, năng suất lao động còn thấp, đặc biệt cơ sở hạ

54

tầng còn yếu kém và tập trung ở vùng đồng bằng và các khu đô thị.

Những năm gần đây đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, song còn chênh lệch lớn về thu nhập giữa các vùng. Một bộ phận dân cƣ khu vực nông thôn vùng ven biển, còn gặp nhiều khó khăn.

2.4.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

a. Phát triển kinh tế chung, tốc độ tăng trưởng, ngành kinh tế chủ đạo

Đây là vùng có địa hình hiểm trở lại bị chia cắt mạnh, thời tiết khí hậu khắc nghiệt gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Nền kinh tế tăng trƣởng nhƣng còn ở mức thấp, tăng trƣởng trong giai đoạn 2005 - 2010 đạt bình quân 12,04% [3]. Cơ sở hạ tầng vẫn còn chắp vá, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển về lƣợng nhƣng sự chuyển dịch chậm và chƣa tạo ra đƣợc những biến đổi lớn. Nền kinh tế chuyển dịch dần sang hƣớng dịch vụ - du lịch, phát triển mạnh ở các trung tâm bãi tắm Nhật Lệ, Đá Nhảy.

b. Phát triển kinh tế nông - lâm - ngư - nghiệp

Nông - lâm - ngƣ nghiệp những năm gần đây luôn tăng trƣởng và có tổng giá trị sản phẩm hàng năm tăng trung bình là 11,8%.

Nông nghiệp

Khu vực nghiên cứu phát triển nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nƣớc ở các khu vực rìa sông với diện tích nhỏ nên giá trị mà nông nghiệp đem lại cho toàn khu vực nghiên cứu không đáng kể.

Lâm nghiệp

Do khu vực nghiên cứu là vùng ven biển chủ yếu là đất cát nên diện thích rừng tự nhiên có rất ít. Chủ yếu phân bố ở khu vực phía Đèo Ngang và một ít ở rìa phía tây khu vực nghiên cứu. Các dải cát ven biển là diện tích rừng trồng chủ yếu là phi lao, keo và bạch đàn. Các rừng này là rừng phòng hộ nên không mang lại giá trị kinh tế trƣớc mắt.

55

Ngư nghiệp

Các lƣu vực sông Gianh, sông Ròn, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ có bờ biển chạy dài từ chân đèo Ngang đến chân đèo Hồ Xá, với 5 cửa sông đổ trực tiếp ra biển. Đây là môi trƣờng tốt cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Ở các vùng cửa sông dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản, nuôi tôm cá ở các ao hồ nƣớc ngọt, nƣớc lợ dƣới dạng cá thể hoặc các hợp tác xã nhỏ.

Nghề đánh bắt thủy sản, hải sản ở trong vùng có tiềm năng nhƣng ngƣời dân ở đây còn thiếu vốn đề trang bị phƣơng tiện đánh bắt và hệ thống dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm chƣa đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất nên khả năng đánh bắt còn hạn chế và chất lƣợng chƣa cao, tốc độ phát triển còn chậm.

Nhƣ vậy, với hiện trạng phát triển kinh tế đang chuyển dịch dần cơ cấu sang ngành dịch vụ nên đây là thời cơ thích hợp cho khu vực đầu tƣ phát triển du lịch, đồng thời đây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng trong thời kỳ sắp tới.

2.4.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất

Cơ sở hạ tầng: Đến nay, khu vực nghiên cứu là một trong số ít vùng có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, hợp lý và thuận lợi nhất. Tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A và đƣờng Hồ Chí Minh với 2 nhánh phía Đông và Tây chạy dọc theo chiều dài, qua hầu hết các vùng dân cƣ và các vùng tiềm năng về du lịch. Quốc lộ 12A qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo nối Quảng Bình, Trung Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan là trục đƣờng giao thông ra biển gần nhất. Tại Đồng Hới đã có cảng hàng không đi Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Về đƣờng biển, có cảng Nhật Lệ, cảng nƣớc sâu Hòn La cũng có thể khai thác phục vụ văn hóa du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Ngày càng đƣợc xây dựng, cải tạo nâng cấp, hệ thống khách sạn, nhà hàng đƣợc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thái độ phục vụ. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 50 khách sạn với gần 1.000 phòng, trong số đó đã có 35 cơ sở đƣợc thẩm định phân loại xếp hạng [3]. Bên cạnh đó các khách sạn nhà nghỉ tƣ nhân cũng ngày càng phát triển và cạnh tranh quyết liệt với các

56

doanh nghiệp nhà nƣớc. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng chậm phát triển và thiếu đồng bộ, thiếu khu vực vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm và các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khác.

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ và ngƣời lao động trong ngành du lịch chiếm khoảng 3% tổng dân số (khoảng 3000 ngƣời). Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, chƣa có đủ sức vƣơn ra thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đội ngũ nhân lực thiếu và yếu, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành, đội ngũ nhân viên phục vụ vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp và ứng xử còn hạn chế.

Đầu tư cho phát triển du lịch: Thời gian qua, Quảng Bình đã đầu tƣ một lƣợng lớn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho khu du lịch Nhật Lệ - Quang Phú. Tổ chức nhiều cuộc họp giải quyết các vấn đề về phát triển du lịch, triển khai các dự án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi ở từng khu vực trọng điểm ƣu tiên đầu tƣ của tỉnh... Bên cạnh đó, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu hút các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, các dự án liên doanh, liên kết với nƣớc ngoài... Một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cũng mạnh dạn vay vốn ƣu đãi đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, đầu tƣ từng hạng mục cơ bản tại các khu du lịch nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch. Nhƣng nhìn chung nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch còn hạn hẹp và chƣa đồng bộ.

Nhƣ vậy, với hiện trạng điều kiện tự nhiên, KT – XH trong khu vực nghiên cứu không có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp do thƣờng xuyên gặp các thiên tai, diện tích đất chủ yếu là đất cát, thiếu nƣớc tại các cồn cát. Do vậy, hƣớng phát triển đƣợc ƣu tiên là phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp trong khu vực chỉ có quy mô nhỏ, vừa, giá trị mang lại không cao. Tận dụng lợi thế là nơi có thắng cảnh cồn cát đặc trƣng, bãi cát dài đẹp và là nơi có truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử văn hóa nên việc định hƣớng phát triển du lịch sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho khu vực và nâng cao đời sống cho nhân dân.

57

2.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI DU LỊCH VEN BIỂN VÙNG ĐÈO NGANG ĐẾN CỬA NHẬT LỆ VEN BIỂN VÙNG ĐÈO NGANG ĐẾN CỬA NHẬT LỆ

Với những tiềm năng, lợi thế phân tích ở trên ta có thể thấy khu vực nghiên cứu có rất nhiều lợi thế cho phát triển du lịch, đồng thời phát triển du lịch cũng sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn cung cấp nguồn GDP chính cho địa phƣơng. Bên cạnh đó để phát triển du lịch bền vững, khu vực nghiên cứu cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Cụ thể:

2.5.1. Những thuận lợi cho phát triển du lịch

a. Cồn cát và bãi biển

Đặc điểm nổi bật trong khu vực nghiên cứu là có những cồn cát, bãi cát chạy dọc ven biển dài, rộng và sạch, không gian thoáng đãng, bờ biển ít dốc. Tài nguyên cát trong khu vực rộng lớn và hiện còn đang hoang sơ. Qua phân tích một số mẫu độ hạt lấy tại khu vực nghiên cứu, chất lƣợng độ hạt có độ chọn lọc mài tròn tốt…

Các cồn cát và bãi cát ven biển có trữ lƣợng lớn nhƣng lại là những nơi nhạy cảm về môi trƣờng nên hạn chế các hoạt động khai thác và cần có cách thức sử dụng mang lại hiệu quả cao. Dựa vào bảng tiêu chí phân loại chất lƣợng bãi tắm (bảng 2.11), học viên tiến hành phân tích chất lƣợng bãi tắm, đánh giá các bậc tại một số điểm bãi tắm chính trong khu vực nghiên cứu và đƣợc tổng hợp nhƣ sau (bảng 2.12, bảng 2.13):

Bảng 2.10. Tiêu chí đánh giá các bãi tắm (Phạm Trung Lƣơng, 2001) Chiều rộng của

bãi nông (m)

Nền đáy của bãi nông Số ngày mùa hè có nhiệt độ nƣớc TB/ngày 180-200 Tốc độ dòng chảy (m/s) Số % của diện tích thực vật nƣớc ở trên bờ trong phạm vi 100 m Đặc điểm Bậc đánh giá Đặc điểm Bậc đánh giá Đặc điểm Bậc đánh giá Đặc điểm Bậc đánh giá Đặc điểm Bậc đánh giá >100 4 Cát 4 80 4 0 4 0 4 40-100 3 Sỏi 3 60-80 3 0-1 3 0-10 3 20-40 3 Cuội 2 50-60 2 1-2 2 10-50 2 10-20 1 Sét 1 30-50 1 2-3 2 50-80 1 <10 0 Bùn 0 30 0 3 0 80 0

58

Bảng 2.11. Đánh giá một số bãi tắm ở khu vực nghiên cứu

Tên bãi tắm Các tiêu chí đánh giá Nhật Lệ Quang Phú Quảng Đông Đá Nhảy

Chiều rộng của bãi nông (m) Đặc điểm >100 >100 >100 >100

Bậc đánh giá 4 4 4 4

Nền đáy của bãi nông Đặc điểm Cát Cát Cát Cát sạn

Bậc đánh giá 4 4 4 3

Số ngày mùa hè có nhiệt độ nƣớc TB/ngày 180 - 200 Đặc điểm >90 >90 >90 >90 Bậc đánh giá 4 4 4 4 Tốc độ dòng chảy (m/s) Đặc điểm 0.3-0.5 0.3-0.5 0.3-0.5 0.3-0.5 Bậc đánh giá 3 3 3 3 Số % diện tích thực vật nƣớc ở trên bờ trong phạm vi 100m Đặc điểm 0 0 0 0 Bậc đánh giá 4 4 4 4 Tổng đánh giá 3.8 3.8 3.8 3.6

Theo kết quả bảng trên, chất lƣợng của các bãi tắm trong khu vực nghiên cứu khá tốt cho du lịch tắm biển. Đồng thời dựa vào kết quả trên kết hợp với kết quả phân tích mẫu độ hạt (Md, S0), đặc điểm khí tƣợng, hải văn và chế độ gió…,. Học viên tổng hợp đƣợc bảng phân loại chất lƣợng bãi tắm ở một số khu vực nhƣ sau:

Bảng 2.12. Tiêu chí phân loại chất lƣợng bãi tắm khu vực

TT Tên bãi tắm Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Bùn/cát Chiều dày cát (m) Độ dốc (độ) Cát sạch (Md/So) Chất lƣợng nƣớc Chất lƣợng bãi tắm 1 Cửa Nhật Lệ 2000 100-150 8/92 >15 <2 0 0.15/1.2 Trong, sạch Tốt 2 Quang Phú 5000 150-200 5/95 >10 <1.5 0 0.2/1.1 Trong, sạch Tốt 3 Quảng Đông 3000 150-200 5/95 >20 <1 0 0.2/1.1 Trong, sạch Rất tốt 4 Đá Nhảy 2500 100-130 10/90 >15 < 20 0.15/1.1 Trong, sạch Tốt

Nhƣ vậy, các cồn cát và bãi cát ven biển trong khu vực nghiên cứu là rất thuận lợi cho du lịch tắm biển, nghỉ dƣỡng và thể thao biển. Đặc biệt là các bãi Cửa Nhật Lệ, Quang Phú, Quảng Đông.

59

b. Đặc điểm tài nguyên khí hậu

Khí hậu là loại tài nguyên du lịch đa dạng, đƣợc khai thác để phục vụ cho nhiều mục đích du lịch khác nhau. Khí hậu cũng là điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng trực tiếp đến việc triển khai các hoạt động du lịch, quy định tính chất mùa vụ trong hoạt động du lịch. Xét về mặt lãnh thổ, những nơi có khí hậu điều hòa thƣờng đƣợc khách du lịch ƣa thích. Thực tế cho thấy, khách du lịch thƣờng tránh các nơi quá ẩm, quá nóng, hoặc quá lạnh, quá khô. Những nơi nhiều gió cũng không thích hợp cho việc phát triển du lịch. Điều kiện khí hậu ảnh hƣởng tới hoạt động du lịch hay các hoạt động dịch vụ vì du lịch.

Những chỉ tiêu sinh học đƣợc nhiều nhà khí hậu học trên thế giới vận dụng để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con ngƣời. Những chỉ tiêu của các nhà học giả Ấn Độ đƣợc coi là có ý nghĩa hơn cả [18].

Bảng 2.13. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con ngƣời [6]

Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ TB năm (0C) Nhiệt độ TB tháng nóng nhất (0C) Biên độ năm của nhiệt độ TB (0C) Lƣợng mƣa năm (mm) 1 Thích nghi 18 - 24 24 - 27 < 6 1250 - 1900 2 Khá thích nghi 24 - 27 27 - 29 6 - 8 1900 - 2550 3 Nóng 27 - 29 29 - 32 8 - 14 > 2550 4 Rất nóng 29 - 32 32 - 35 14 - 19 < 1250 5 Không thích nghi > 32 > 35 > 19 < 650 Khu vực nghiên cứu có điều kiện bức xạ, chế độ nắng, mây vào mùa hè đối sánh theo bảng các chỉ tiêu sinh học của các nhà khoa học trên thế giới (bảng 2.14): Tổng số giờ nắng vào mùa hè của khu vực là 170 – 250 giờ/tháng, với nhiệt độ trung bình năm là 24 – 250C, nhiệt độ trung bình/ tháng vào mùa hè là 27 – 290C và lƣợng mƣa 1900 – 2100 mm/năm.

Nhƣ vậy, vào mùa hè khu vực khá thuận lợi cho hoạt động sống và sức khỏe của con ngƣời, đặc biệt với hoạt động tham quan du lịch ngoài trời và khá thích nghi với các chỉ tiêu sinh học với con ngƣời.

60

c. Đa dạng về tài nguyên du lịch

Đặc điểm địa lý, khí hậu, sự hình thành cộng đồng dân cƣ và quá trình biến động xã hội qua nhiều thời kỳ khác nhau đã tạo cho đới ven biển từ Đèo Ngang đến Nhật Lệ có những giá trị du lịch thiên nhiên và nhân văn quý báu. Các danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá lịch sử, di tích kiến trúc thành luỹ tập trung xen vào nhau, tôn thêm vẻ đẹp của từng khu du lịch: Khu du lịch Đèo Ngang - Hòn La, Vũng Chùa – Đảo Yến, Khu du lịch Đồng Hới -Đá Nhảy ; bên cạnh đó các khu vực phụ cận có khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng. Ngoài ra, khu vực còn hội đủ những giá trị văn hoá phi vật thể của khu vực Bắc Trung Bộ.

Tài nguyên du lịch trong khu vực không những chỉ phong phú và đa dạng, mà còn có giá trị cao. Đây là điều kiện khách quan để xây dựng, phát triển ngành du lịch. Hơn thế nữa, ngành du lịch tại đây luôn nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, của Tổng cục Du lịch các đơn vị ở trung ƣơng và địa phƣơng và xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng.

Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác của Quảng Bình đã đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc biết tới nhƣ:

Lăng mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp: Ông là anh hùng dân tộc của Việt Nam, danh tƣớng của thế giới, bất cứ một ngƣời dân nƣớc ta nào cũng đều có ƣớc nguyện đến thăm viếng, đến để tỏ lòng biết ơn tới Đại tƣớng. Từ khi Đại tƣớng yên nghỉ tại Vũng Chùa – Đảo Yến năm 2013, đã có hàng triệu đồng bào tới thăm

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)