Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 48)

a. Các bãi biển - Bãi Đá Nhảy

Theo Quốc lộ 1A, vƣợt đèo Ngang rồi sông Gianh với nhiều chứng tích lịch sử, sẽ tới bãi Đá Nhảy là một quần thể núi (chữ Hán gọi là Hải Cốt) ở ngay bãi biển, dƣới chân đèo Đá Nhảy (còn gọi là đèo Lý Hòa), cách Thành phố Đồng Hới về phía Bắc khoảng 20km.

Hình 2.8. Bãi Đá Nhảy

Nguồn: Dulichquangbinh.com

Bãi Đá Nhảy gồm nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với trăm hình nghìn vẻ kỳ thú: hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái", hình hổ quỳ, voi phục,…

44

Tại đây có một cái giếng (tục gọi là giếng Cóc) vì một tảng đá lớn hình con cóc che trên miệng, giếng đá tự nhiên càng tăng sự hấp dẫn của địa danh này. Giếng ở sâu trong hang Cóc, muốn lấy nƣớc phải chui vào "bụng cóc" để múc từng gàu một. Nƣớc giếng rất trong và sạch, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, đƣợc ngƣ dân lấy để cúng lễ ở đền thờ Nam Hải Đại Vƣơng cạnh giếng Cóc.

- Bãi biển Nhật Lệ

Nằm ở trung tâm Đồng Hới, bãi biển Nhật Lệ là bức tranh đẹp nhất của các bờ biển Quảng Bình.

Bãi biển Nhật Lệ thoai thoải rất an toàn, có bãi cát vàng, rộng, dài và nƣớc biển trong xanh, sạch, còn mang vẻ hoang sơ. Từ lâu bãi biển Nhật Lệ nổi tiếng với một vùng trời mây, sông, nƣớc, gió lộng khí trời, khí biển mặn mà. Bãi biển phục vụ nhu cầu tắm biển của du khách, ngoài ra, đây cũng là nơi ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp khi chiều xuống, cùng với tiếng sóng, tiếng gió rì rào, khoảng không mênh mông.

Hình 2.9. Bãi biển Nhật Lệ

Ảnh: Vũ Ngọc Minh, 2014

45

Hới, đƣợc nối liền với thành phố bằng cầu Nhật Lệ. Phía Đông giáp biển Đông, phía tây giáp sông Nhật Lệ, phía Bắc giáp cửa biển Nhật Lệ, phía Nam chạy thẳng vào tới Quảng Ninh. Bãi biển Bảo Ninh là một trong những bãi biển đẹp, bãi biển ở đây hoang sơ với những rừng phi lao cao vút, những đồi cát sạch và những bãi có long nhông trông rất ấn tƣợng. Ngoài lợi thế về biển, Bảo Ninh còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa nhƣ lũy Trƣờng Sa, đồn Sa Chùy và là quê hƣơng của Mẹ Suốt.

b. Các dạng tài nguyên du lịch khác - Đèo Ngang - Hoành Sơn Quan

Đèo Ngang là tên một địa danh nằm ở ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung. Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, trên dãy Hoành Sơn đoạn dãy Trƣờng Sơn chạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 2.560 m, đỉnh cao khoảng 250 m, phần đất phía Quảng Bình thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch. Đèo Ngang cách thị trấn Ba Đồn 24 km, sông Gianh 27 km, thị xã Đồng Hới 80 km. Đây là ranh giới cũ giữa Đại Việt và Chiêm Thành sau khi ngƣời Việt giành đƣợc độc lập (939) và trƣớc thời kỳ Nam Tiến của ngƣời Việt (1069). Thời Pháp thuộc đèo có tên trên bản đồ là Porte d'Annam.

Trên đỉnh đèo Ngang hiện còn “Cổng Trời” di tích của cửa ải Hoành Sơn Quan bằng gạch đá đƣợc xây vào năm 1833 thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo. Đứng trên đỉnh Ngoạn Mục để ngắm biển thì tuyệt đẹp, núi non kỳ vĩ, biển trời mênh mông.

- Vũng Chùa - Đảo Yến

Từ trên đỉnh Thọ Sơn nhìn xuống vũng Chùa và đảo Yến nhƣ một bức tranh sơn thủy hữu tình. Địa điểm này nằm dƣới chân dãy Hoành Sơn, cách đèo Ngang khoảng 10km về hƣớng đông nam. Vũng Chùa đƣợc bao bọc bởi ba đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm (đảo Yến) nên nơi đây rất kín gió. Những ngày gió bão tàu thuyền thƣờng về đây trú ẩn.

46

Đảo Yến rộng khoảng 10 ha cách bờ khoảng 1km, vẻ đẹp hoang sơ, nhƣ bức bình phong nổi lên giữa biển. Trên đảo không có dân ở, chỉ có vài công nhân từ Nha Trang ra đây dựng trại để khai thác yến. Núi Thọ nối liền núi Sú tiếp nối mũi Rồng tạo thành một cánh cung vững chãi đâm ra biển Đông, che chắn gió đông bắc; dƣới chân là bãi biển cát trắng vàng trải dài tít tắp, cây cối xanh tƣơi. Vũng Chùa là một trong những thắng cảnh đẹp nằm trong vịnh Hòn La mà theo sách Đại Nam dƣ địa chí ƣớc biên của nhà văn hóa Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Vịnh La Sơn đƣợc bao bọc bởi những ngọn núi vững chãi nhƣ bức tƣờng thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế nhƣ rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ.

Sau khi Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp chọn vũng Chùa - đảo Yến (Quảng Trạch, Quảng Bình) làm nơi an nghỉ cuối cùng, vùng biển này trở thành một địa danh thu hút sự quan tâm của hàng triệu ngƣời dân, dự báo sẽ là một điểm đến mới của du khách trong và ngoài nƣớc trên đƣờng thiên lý xuyên Việt. Trong tƣơng lai đây sẽ là điểm đến rất giá trị, kết nối với thắng cảnh đèo Ngang, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa... tạo thành một tuyến du lịch tâm linh đầy sức thu hút, không chỉ phong cảnh đẹp mà còn rất thiêng liêng.

47

Ảnh: Vũ Ngọc Minh, 2014

- Đồi cát Quang Phú: Cồn cát rộng vài km2, là một danh thắng cuốn hút đông đảo khách du lịch khi đến nghỉ tại bãi biển Nhật Lệ.

Hình 2.11. Đồi cát Quang Phú

Nguồn: quangbinh.gov.vn

Nơi đây giống nhƣ sa mạc thu nhỏ với những cồn cát trắng xóa, mịn màng trải dài. Những đồi cát mênh mông thiên nhiên tạo ra nhƣ thách thức bƣớc chân ham muốn lang thang khám phá.

- Bàu Tró: Bàu Tró nổi rõ một màu xanh giữa lòng thành phố và rất gần với biển. Đây là hồ nƣớc tự nhiên, cung cấp nƣớc ngọt cho thành phố Đồng Hới và vùng lân cận với trữ lƣợng nƣớc gần chục triệu mét khối. Nguồn nƣớc này đƣợc khép kín giữa lòng động cát vàng, chỉ cách biển Đồng Hới và vùng cửa sông khoảng một cây số. Ngƣời địa phƣơng cho rằng thiên nhiên đã ƣu ái chắt lọc và ban tặng cho họ một nguồn nƣớc quý giá mà không nơi nào có đƣợc. Dù mùa nắng, thời tiết có khô hạn đến đâu, hồ cũng luôn đầy nƣớc. Cảnh quan Bàu Tró khá đẹp, bao quanh hồ là rừng cây xanh, tạo nên khung cảnh lãng mạn, thật tĩnh lặng và u tịch.

- Nhà thờ Tam Tòa: là một nhà thờ Công giáo toạ lạc đƣờng Nguyễn Du, phƣờng Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Nhà thờ đã đƣợc xây

48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng từ năm 1886. Hàn Mặc Tử đã đƣợc rửa tội ở đây vào năm 1912 với tên thánh là Franois Nguyễn Trọng Trí. Trong 8 năm từ 1964 đến 1972, không quân Mỹ đã ném bom miền Bắc Việt Nam, Đồng Hới đã bị san phẳng, nhà thờ Tam Toà cũng bị bom đánh sập chỉ còn lại tháp chuông.Sau Hiệp định Genève năm 1954, toàn bộ xứ đạo Tam Tòa di cƣ vào Nam. Kể từ đó nhà thờ bị bỏ hoang.

Trong Chiến tranh Việt Nam, nhà thờ Tam Toà bị không lực Hoa Kỳ đánh phá tới 48 lần. Ngày 11 tháng 2 năm 1965, nhà thờ bị một trận bom đánh sập, chỉ còn lại phần tháp chuông với nhiều vết đạn. Thị xã Đồng Hới đã bị bom Mỹ san phẳng, tháp chuông nhà thờ trở thành di tích chiến tranh.Ngày 26 tháng 2 năm 1997, UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định số 143/QĐ-UB đƣa khu vực tháp chuông nhà thờ Tam Tòa trở thành Khu Chứng tích tội ác chiến tranh và là Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 48)