Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 59)

a. Phát triển kinh tế chung, tốc độ tăng trưởng, ngành kinh tế chủ đạo

Đây là vùng có địa hình hiểm trở lại bị chia cắt mạnh, thời tiết khí hậu khắc nghiệt gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Nền kinh tế tăng trƣởng nhƣng còn ở mức thấp, tăng trƣởng trong giai đoạn 2005 - 2010 đạt bình quân 12,04% [3]. Cơ sở hạ tầng vẫn còn chắp vá, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển về lƣợng nhƣng sự chuyển dịch chậm và chƣa tạo ra đƣợc những biến đổi lớn. Nền kinh tế chuyển dịch dần sang hƣớng dịch vụ - du lịch, phát triển mạnh ở các trung tâm bãi tắm Nhật Lệ, Đá Nhảy.

b. Phát triển kinh tế nông - lâm - ngư - nghiệp

Nông - lâm - ngƣ nghiệp những năm gần đây luôn tăng trƣởng và có tổng giá trị sản phẩm hàng năm tăng trung bình là 11,8%.

Nông nghiệp

Khu vực nghiên cứu phát triển nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nƣớc ở các khu vực rìa sông với diện tích nhỏ nên giá trị mà nông nghiệp đem lại cho toàn khu vực nghiên cứu không đáng kể.

Lâm nghiệp

Do khu vực nghiên cứu là vùng ven biển chủ yếu là đất cát nên diện thích rừng tự nhiên có rất ít. Chủ yếu phân bố ở khu vực phía Đèo Ngang và một ít ở rìa phía tây khu vực nghiên cứu. Các dải cát ven biển là diện tích rừng trồng chủ yếu là phi lao, keo và bạch đàn. Các rừng này là rừng phòng hộ nên không mang lại giá trị kinh tế trƣớc mắt.

55

Ngư nghiệp

Các lƣu vực sông Gianh, sông Ròn, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ có bờ biển chạy dài từ chân đèo Ngang đến chân đèo Hồ Xá, với 5 cửa sông đổ trực tiếp ra biển. Đây là môi trƣờng tốt cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Ở các vùng cửa sông dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản, nuôi tôm cá ở các ao hồ nƣớc ngọt, nƣớc lợ dƣới dạng cá thể hoặc các hợp tác xã nhỏ.

Nghề đánh bắt thủy sản, hải sản ở trong vùng có tiềm năng nhƣng ngƣời dân ở đây còn thiếu vốn đề trang bị phƣơng tiện đánh bắt và hệ thống dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm chƣa đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất nên khả năng đánh bắt còn hạn chế và chất lƣợng chƣa cao, tốc độ phát triển còn chậm.

Nhƣ vậy, với hiện trạng phát triển kinh tế đang chuyển dịch dần cơ cấu sang ngành dịch vụ nên đây là thời cơ thích hợp cho khu vực đầu tƣ phát triển du lịch, đồng thời đây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng trong thời kỳ sắp tới.

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 59)