Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 44)

Đối với một khu vực du lịch, tài nguyên sinh vật cùng với địa hình, thủy văn, khí hậu tạo nên cảnh quan chung của khu vực và đóng vai trò quan trọng. Đồng thời chúng cũng cung cấp sản phẩm và các món quà kỷ niệm cho khách du lịch.

a. Tài nguyên thực vật

Tại khu vực nghiên cứu, lớp phủ thực vật nghèo nàn và thƣa thớt, chủ yếu là rừng trồng, rừng tự nhiên có rất ít. Ở các bãi cát ven biển chủ yếu là các trảng cây bụi, rau muống biển, cỏ lông nhông…

Bên cạnh đó, khu vực nghiên cứu có 5 cửa sông lớn, đây cũng chính là vùng đất ngập mặn mà các loài cây đặc trƣng là đƣớc, bần, trang,… phát triển. Tuy nhiên diện tích các cây này nhỏ.

b. Tài nguyên động vật

Khu vực nghiên cứu với đặc thù chủ yếu là cồn cát và vùng ven biển nên tài nguyên động vật ở đây với thành phần chính là các loại thủy sản.

Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho khu vực nghiên cứu có một ngƣ trƣờng rộng lớn với trữ lƣợng khoảng hàng vạn tấn và phong phú về chủng loài, ƣớc tính có trên 1.000 loài, trong đó có những loài quý hiếm nhƣ tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, sò huyết, rắn biển... Đây là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao mà các tỉnh khác ít có hoặc không có. Trong bối cảnh hiện nay, các hộ nuôi trồng thủy sản có thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên 3 mặt nƣớc nhƣ nƣớc mặn, nƣớc lợ và nƣớc ngọt [13].

Về hệ sinh thái, vùng biển có bãi san hô trắng với diện tích lên tới hàng chục ha, không những là nguồn nguyên liệu mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao, mà chính các bãi san hô còn tạo điều kiện duy trì hệ sinh thái san hô đặc thù của vùng biển sâu miền Trung. Theo số liệu điều tra và đánh giá của Tổng cục Thủy sản thì trữ lƣợng cá ở vùng biển Quảng Bình là khoảng 51.000 tấn, chƣa kể đến một số loài nhƣ cá

40

ngừ, cá chuồn; trữ lƣợng tôm biển ƣớc tính là 2.000 tấn và mực là 8.000 đến 10.000 tấn [11].

Xét về lợi thế so sánh, vùng biển có một ngƣ trƣờng rộng lớn với trữ lƣợng cao và đa dạng về chủng, loài, trong đó có những loại hải sản quý hiếm. Ngoài ra, đây cũng là vùng nƣớc có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn, độ mặn và độ PH rất phù hợp cho nuôi trồng thủy sản cao cấp nhằm phục vụ cho xuất khẩu và du lịch. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên ƣu đãi, nhƣ có bờ biển dài rất thuận lợi cho phát triển nghề nuôi tôm trên cát đã tạo ra lợi thế so sánh để phát triển nghề nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình nói chung và khu vực ven biển từ Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ nói riêng có vùng mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nƣớc từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nƣớc cho các ao nuôi tôm cua.

Nhƣ vậy, với sự đa dạng về các loài thủy sản và chất lƣợng của chúng có sức hấp dẫn tới du lịch đặc biệt là ẩm thực ven biển, sản vật địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 44)