Đặc điểm địa hình Địa mạo

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 33)

Địa hình – địa mạo ảnh hƣởng đến việc đi lại, cảm nhận thẩm mỹ của du khách. Mỗi kiểu, dạng địa hình khác nhau có giá trị cho PTDL khác nhau. Việc phân cấp các kiểu địa hình dựa trên cơ sở đặc trƣng địa hình của từng nhóm, kiểu địa hình. Thông thƣờng, các kiểu địa hình đặc biệt là địa hình bờ biển, địa hình đảo, địa hình đồi cát có sức hấp dẫn cho du lịch. Quy mô khai thác của điểm tham quan lớn hay nhỏ phụ thuộc nhiều vào độ hấp dẫn của nó, đồng thời khả năng tải của điểm tham quan cũng rất quan trọng bởi nếu điểm đến quá nhỏ sẽ tạo ra những hạn chế không nhỏ cho tổ chức khai thác.

Là khu vực có chiều ngang hẹp nhất trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, địa hình Quảng Bình rất đa dạng và có sự phân hóa rõ rệt từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Chỉ trên một chiều dài chừng 40 km từ đỉnh Cô Ta Run trên dãy Trƣờng Sơn đến bãi biển Đồng Hới, độ cao đã giảm từ trên 2000 m đến 0 m và ta có thể chứng kiến sự chuyển tiếp nhanh chóng của các kiểu địa hình khác nhau: núi đồi, đồng bằng và ven biển. Tính đa dạng đó càng đƣợc tăng cƣờng bởi sự xuất hiện của dãy Hoành Sơn đột ngột đâm ngang ra biển và khối đá vôi đồ sộ Kẻ Bàng (Hình 2.4).

29

Dải đồng bằng ven biển khu vực Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ có chiều ngang chỉ rộng từ 10 – 15 km, là khu vực có cấu trúc dạng tuyến theo phƣơng tây bắc - đông nam, trừ dãy núi thấp Hoành Sơn cao 200 - 300m kéo dài theo phƣơng á vĩ tuyến, lấn sát ra tận bờ biển, hình thành một ranh giới tự nhiên khá điển hình. Địa hình khu vực nghiên cứu khá đặc biệt vì xen kẹp giữa các yếu tố cảnh quan địa hình nhƣ các đồi núi ở khu vực phía bắc, khu vực đèo Lý Hòa, các đê cát và cồn cát ven bờ.

Đồng bằng Đồng Hới là điển hình của kiểu đồng bằng mài mòn - tích tụ, di tích của các bậc thềm biển mài mòn cao 20 – 30 m và 10 – 15 m còn thấy rõ ở rìa tây đồng bằng. Khu vực nghiên cứu chủ yếu là các đê cát cao 20 – 60 m ở phía đông và bề mặt đầm phá cổ cũng nhƣ hiện tại ở phía tây. Các đụn cát phía nam Đồng Hới có tuổi khá trẻ, hiện đang chịu tác động mạnh bởi gió và tốc độ lấn vào lục địa tƣơng đối nhanh. Đây là các thềm đƣợc cấu tạo bởi cát có màu xám vàng, cao từ 15 – 20 m đến 40 – 60 m, đƣợc thành tạo liên quan với thời kỳ biển tiến Pliestocen.

Đặc điểm hình thái chung của khu vực nghiên cứu là hẹp và dốc nghiêng dần từ tây sang đông, nhiều nơi còn tồn tại các dải trũng giáp chân sƣờn núi (trƣớc là đầm phá cổ), phía đông của đồng bằng thƣờng đƣợc giới hạn với biển bởi đê cát thiên nhiên cao từ 5 - 8 m đến chục mét, các cửa sông đều hẹp và thƣờng bị thu lại đáng kể vào mùa khô bởi sự kéo dài của các doi cát biển.

30

Nhƣ vậy, với sự đa dạng, độc đáo về kiểu địa hình, địa mạo là điều kiện để phát triển kinh tế theo hƣớng kết hợp giữa đất liền và biển và tạo nên tiềm năng to lớn có ý nghĩa quan trọng cho phát triển du lịch trong phạm vi khu vực nghiên cứu. Địa hình tự nhiên tạo ra các đê cát, cồn cát ven bờ, các cảnh quan thiên nhiên đẹp nhƣ Đá Nhảy, Vũng Chùa - Đảo Yến. Các bậc thềm địa hình mà đặc biệt là các bãi cát dài, bằng phẳng ở khu vực ven biển nhƣ Quảng Đông, Đá Nhảy, Quang Phú, Nhật Lệ…chạy dọc theo bờ biển là những cảnh quan đẹp, có thể thu hút khách du lịch tìm kiếm sự thƣ giãn và phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Các hòn đảo ở ngoài khơi nhƣ Hòn La, Hòn Nồm, Hòn Yến là các địa điểm thuận lợi cho du lịch khám phá biển, đảo, du lịch sinh thái, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, chúng còn đang hoang sơ và cơ sở vật chất nghèo nàn, cần cải thiện để thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)