ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG ĐỚI VEN BIỂN

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 38)

2.2.1. Tài nguyên và môi trƣờng nƣớc

Đối với du lịch, yếu tố tài nguyên nƣớc là một nhân tố môi trƣờng có vai trò hết sức quan trọng. Tài nguyên nƣớc bao gồm nƣớc chảy trên mặt và nƣớc ngầm. Nƣớc đƣợc sử dụng tùy theo mục đích và nhu cầu của cá nhân cho tắm, sinh hoạt. Nhìn chung, giới hạn nhiệt độ nƣớc trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận đƣợc là 180C, đối với trẻ em là trên 200C.

Tài nguyên nƣớc trong khu vực ven biển từ Đèo Ngang tới cửa Nhật Lệ khá phong phú và dồi dào, cụ thể:

a. Nước mặt

Trên địa bàn khu vực nghiên cứu có 2 con sông lớn là sông Gianh và sông Nhật Lệ với nhiều hồ, bàu và các nhánh sông nhỏ nên tài nguyên nƣớc ở khu vực khá phong phú và dồi dào.

34

Cũng nhƣ lƣợng mƣa, dòng chảy năm trong vùng nghiên cứu có sự biến đổi lớn về không gian và thời gian. Dòng chảy trung bình nhiều năm tại trạm thuỷ văn Đồng Tâm (Flv= 1.150 km2) trên thƣợng nguồn sông Gianh là 62,3 m3/s, mô số dòng chảy khoảng 54,1 l/s/km2, tại trạm thuỷ văn Tân Lâm (Flv= 494 km2) trên sông Rào Trổ là 37,1 m3/s, mô số dòng chảy tƣơng ứng là 75 l/s/km2. Dòng chảy năm trên lƣu vực sông Nhật Lệ rất phong phú. Lƣu lƣợng bình quân năm tại cửa sông Nhật Lệ đạt 132,5 m3/s, dòng chảy mùa kiệt đạt 27,9 m3/s [13].

Tỷ số chênh lệch giữa lƣu lƣợng bình quân năm lớn nhất với lƣu lƣợng nhỏ nhất trên các sông dao động khoảng 2,5 - 3 lần, với lƣu lƣợng bình quân nhiều năm là 1,6 - 1,7 lần và tỷ số giữa lƣu lƣợng bình quân nhỏ nhất với lƣu lƣợng trung bình nhiều năm chỉ vào khoảng 0,5 - 0,6 lần.

Lƣợng dòng chảy năm của các lƣu vực trong vùng nghiên cứu khá dồi dào nhƣng phân phối lại không đều cho các tháng trong năm, lƣợng dòng chảy trong 4 tháng mùa lũ (từ tháng 9 đến 12) chiếm tới 65-70 % tổng lƣợng dòng chảy cả năm. Nhìn chung, biến trình dòng chảy trên các sông suối có thể đƣợc mô tả nhƣ sau: Dòng chảy bắt đầu tăng nhanh từ tháng 7, tháng 8 trở đi và đạt trị số lớn nhất vào khoảng tháng 9 - 11, sau tháng 12 dòng chảy giảm dần cho đến tận tháng 4. Vào tháng 5 - 6 thì lƣợng dòng chảy tăng lên, thời kỳ này thƣờng có lũ tiểu mãn. Phân tích tài liệu đo, dòng chảy năm trung bình đƣợc phân phối tại các trạm thuỷ văn nhƣ sau:

Bảng 2.8. Phân phối dòng chảy trung bình nhiều năm tại các trạm thuỷ văn [3]

Đơn vị: m3/s Tháng Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm TB Đồng Tâm 27,7 19,3 17,5 16,7 28,7 36,7 40,6 58,4 185 178 94,1 43,7 62,3 Tân Lâm 23,5 13,8 9,77 7,53 8,34 7,06 13,8 29,8 81,1 138 82,1 30,8 37,1 b. Nước ngầm

Trái với nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm trong cồn cát có trữ lƣợng khá lớn và ổn định. Nƣớc phân bố ở hầu hết các khu vực nghiên cứu ngoại trừ vùng phía Bắc

35

(Đèo Ngang). Mực nƣớc ngầm ở chân các cồn cát và bãi cát khá nông, chỉ khoảng 30 - 50cm. Các giếng đào có nhiều nƣớc, quanh năm không cạn, nƣớc có chất lƣợng tốt, đƣợc sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt và sản xuất, đây cũng là nguồn nƣớc ngọt đảm bảo phục vụ cho khách du lịch đến tắm biển và nghỉ dƣỡng.

Trong khu vực nghiên cứu có một số nguồn nƣớc nóng nhƣ Trooc, với đặc điểm là nhiệt độ biến đổi từ 43 - 1000C, độ pH dao động từ 6,5 - 8,7, nƣớc thuộc loại trung tính đến bazo. Độ tổng khoáng hóa dao động với biên độ rất lớn, từ 0,695 đến 14,269 g/l. Nƣớc thuộc loại từ nhạt đến rất mặn. Nƣớc ở đây rất có giá trị sử dụng, đƣợc dùng vào nhiều mục đích khác nhau: tắm, ngâm chữa bệnh, đóng chai, phục vụ nông nghiệp, phục vụ du lịch.

Theo kết quả điều tra và nghiên cứu, vùng nghiên cứu có thể cung cấp nƣớc ƣớc tính là 145.615 m3/ngày [13].

Vùng nghiên cứu có phức hệ trầm tích dày, các thành tạo trƣớc đệ Tứ nƣớc dƣới đất hầu hết tồn tại ở dạng khe nứt phong hoá, kiến tạo Kastơ, các thành tạo đệ Tứ nƣớc dƣới đất chứa trong lỗ hổng của đất đá trầm tích bở rời. Các nguồn nƣớc xuất lộ tƣơng đối đồng đều, chủ yếu từ khe nứt của đá chảy ra dƣới dạng thấm rỉ hoặc thành dòng đi xuống. Nhìn chung vị trí xuất lộ thƣờng nằm cao hơn dòng chảy mặt.

2.2.2. Tài nguyên và môi trƣờng đất

Đới ven biển từ Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ có kiến tạo Địa chất phức tạp nên hình thành nhiều loại đất khác nhau. Nhƣng chiếm phần lớn là đất cát, đất phù sa và một diện tích nhỏ hệ đất feralit phân bố ở vùng đồi núi (Hình 2.7), trong đó nhóm đất cát có diện tích lớn nhất bao gồm các đụn cát ở dọc bờ biển từ Quảng Trạch tới Đồng Hới và đất cát biển phân bố chủ yếu ở Quảng Trạch.

Nhóm đất mặn phân bố phần lớn ở khu vực các cửa sông. Diện tích đất mặn có chiều hƣớng tăng do nƣớc biển lấn sâu vào đất liền dƣới tác động của bão, triều cƣờng hoặc do biến đổi khí hậu.

36

Nhóm đất phù sa chủ yếu là loại đất đƣợc bồi hàng năm với diện tích phân bố ở dải đồng bằng và các thung lũng sông. Nhìn chung đây là nhóm đất chính để sản xuất cây lƣơng thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhóm đất lầy, thụt và đất than bùn phân bố ở các vùng trũng, đọng nƣớc thuộc huyện Quảng Trạch.

Bảng 2.9. Thống kê diện tích đất các huyện ven biển [17]

TT Tên đất Toàn tỉnh Quảng Trạch Bố Trạch Đồng Hới

I Đất cát 37.243 4.812 3.504 2.756 1 Cổn cát trắng vàng 27.659 4.812 2.615 2.580 2 Đất cát biển trung tính ít chua 9.319 1.958 889 176 3 Đất cát biển chua 265 265 - - II Đất mặn 5.427 2.529 1.683 520 1 Đất mãn nhiều 605 196 409 - 2 Đất mặn trung bình và ít 4.822 2.333 1.274 520 III Đất phèn 4.700 152 76 - 1 Đất phèn hoạt động 4.700 152 76 - IV Đất phù sa 34.791 5.735 11.001 1.795 1 Phù sa trung tính ít chua 9.483 1.980 4.283 - 2 Phù sa chua 23.529 3.755 5.049 1.675 3 Phú sa giãy 1.789 - 1.669 120 4 Phù sa có tầng đốm rỉ 260 - - - V Đất glây 2.592 106 1.059 - 1 Đất glây chua 2.592 106 1.059 - VI Đất mới biến đổi 6.215 1.797 - - 1 Đất mới biến đối chua 6.215 1.797 - - VII Đất có tầng loang lổ 896 - - - 1 Đất có tầng loang lổ chua 896 - - - VIII Đất xám 498.137 31.600 109.297 9.060 1 Đất xám lẫn đá 600 - - - 2 Đất xám cơ giới nhẹ 3.424 244 508 135 3 Đất xám bac màu 6.242 2.247 1.771 580 4 Đất xám feralit 458.430 28.756 97.568 4.689 5 Đất xám kết vón 21.377 325 5.965 3.316 6 Đất xám loang lố 1.822 28 885 340 7 Đất xám mùn trên núi 6.242 - 2.600 - IX Đất đỏ 3.431 - 126 -

37 1 Đất nâu đỏ 1 .303 - - - 2 Đất nâu vàng 2.128 - 126 X Đất tầng mỏng 24.274 7.022 3.623 460 1 Đất tầng mỏng chua 24.274 7.022 3.623 460 Tổng diện tích đất 617.706 55.976 130.369 14.591 Sông suối, ao hồ 16.803 3.886 3.204 963 Núi đá 170.677 1.364 78.737 -

Trong khu vực nghiên cứu, cùng với quy luật phân bố của dân cƣ tập chung phân lớn ở các cửa sông, luồng lạch và theo số liệu phân tích ta thấy diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ và chủ yếu là đất lúa màu, năng suất cây trồng còn thấp do đất nghèo dinh dƣỡng, thành phần cơ học rời rạc và hệ thống thủy văn chƣa phát triển. Nhƣ vậy, đây là khu vực không thích hợp cho phát triển nông nghiệp trong tƣơng lai, cần định hƣớng chuyển đổi mục đích sử dụng đất mang lại hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Có một phần diện tích đất chƣa sử dụng chủ yếu là các cồn cát phân bố ở khu vực phía nam Quảng Trạch, phần phía rìa Bố Trạch (Hình 2.14), diện tích đồi cát, cồn cát này cần có giải pháp quy hoạch và định hƣớng sử dụng để khắc phúc các hậu quả cát bay, cát chảy mà chúng mang lại.

Tại khu vực nghiên cứu, độ che phủ thực vật thấp cùng với quá trình cát bay, cát chảy diễn ra theo mùa khá phổ biến. Đất chủ yếu là đất cát nên cấu trúc không bền, lớp cây phủ bị mất thì lớp đất mặt giàu mùn nhanh chóng bị rửa trôi dƣới tác dụng của nƣớc mƣa. Các chất ở bề mặt vì thể dễ xâm nhập vào đất làm thay đổi thành phần và khoáng chất trong đất. Khả năng tái tạo cây bụi, cây gỗ trên mặt đất cát là rất khó khăn và phải mất một thời gian dài mới có thể khôi phục đƣợc, vì vậy, cần phải duy trì và phát triển thảm thực vật trên đất.

39

2.2.3. Tài nguyên sinh vật

Đối với một khu vực du lịch, tài nguyên sinh vật cùng với địa hình, thủy văn, khí hậu tạo nên cảnh quan chung của khu vực và đóng vai trò quan trọng. Đồng thời chúng cũng cung cấp sản phẩm và các món quà kỷ niệm cho khách du lịch.

a. Tài nguyên thực vật

Tại khu vực nghiên cứu, lớp phủ thực vật nghèo nàn và thƣa thớt, chủ yếu là rừng trồng, rừng tự nhiên có rất ít. Ở các bãi cát ven biển chủ yếu là các trảng cây bụi, rau muống biển, cỏ lông nhông…

Bên cạnh đó, khu vực nghiên cứu có 5 cửa sông lớn, đây cũng chính là vùng đất ngập mặn mà các loài cây đặc trƣng là đƣớc, bần, trang,… phát triển. Tuy nhiên diện tích các cây này nhỏ.

b. Tài nguyên động vật

Khu vực nghiên cứu với đặc thù chủ yếu là cồn cát và vùng ven biển nên tài nguyên động vật ở đây với thành phần chính là các loại thủy sản.

Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho khu vực nghiên cứu có một ngƣ trƣờng rộng lớn với trữ lƣợng khoảng hàng vạn tấn và phong phú về chủng loài, ƣớc tính có trên 1.000 loài, trong đó có những loài quý hiếm nhƣ tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, sò huyết, rắn biển... Đây là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao mà các tỉnh khác ít có hoặc không có. Trong bối cảnh hiện nay, các hộ nuôi trồng thủy sản có thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên 3 mặt nƣớc nhƣ nƣớc mặn, nƣớc lợ và nƣớc ngọt [13].

Về hệ sinh thái, vùng biển có bãi san hô trắng với diện tích lên tới hàng chục ha, không những là nguồn nguyên liệu mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao, mà chính các bãi san hô còn tạo điều kiện duy trì hệ sinh thái san hô đặc thù của vùng biển sâu miền Trung. Theo số liệu điều tra và đánh giá của Tổng cục Thủy sản thì trữ lƣợng cá ở vùng biển Quảng Bình là khoảng 51.000 tấn, chƣa kể đến một số loài nhƣ cá

40

ngừ, cá chuồn; trữ lƣợng tôm biển ƣớc tính là 2.000 tấn và mực là 8.000 đến 10.000 tấn [11].

Xét về lợi thế so sánh, vùng biển có một ngƣ trƣờng rộng lớn với trữ lƣợng cao và đa dạng về chủng, loài, trong đó có những loại hải sản quý hiếm. Ngoài ra, đây cũng là vùng nƣớc có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn, độ mặn và độ PH rất phù hợp cho nuôi trồng thủy sản cao cấp nhằm phục vụ cho xuất khẩu và du lịch. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên ƣu đãi, nhƣ có bờ biển dài rất thuận lợi cho phát triển nghề nuôi tôm trên cát đã tạo ra lợi thế so sánh để phát triển nghề nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình nói chung và khu vực ven biển từ Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ nói riêng có vùng mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nƣớc từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nƣớc cho các ao nuôi tôm cua.

Nhƣ vậy, với sự đa dạng về các loài thủy sản và chất lƣợng của chúng có sức hấp dẫn tới du lịch đặc biệt là ẩm thực ven biển, sản vật địa phƣơng.

2.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra trên khu vực nghiên cứu có một số loại khoáng sản rắn bao gồm:

a. Khoáng sản kim loại

- Quặng sắt: Trên diện tích khu vực nghiên cứu có 1 điểm quặng sắt Thụ Lộc thuộc xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch. Hiện tại, trên diện tích điểm quặng chỉ quan sát đƣợc một số tảng lăn limonit, gotit, quặng nằm trên đá phiến sét scricit, thạch anh scricit thuộc hệ tầng Đại Giang bị sừng hóa và phong hóa. Hàm lƣợng sắt từ 48 - 51%, mỏ đã đƣợc Đoàn Địa chất 8 tìm kiếm, đánh giá trữ lƣợng cấp C1 = 39,6 ngàn tấn quặng, có thể sử dụng quặng làm phụ gia xi măng hoặc luyện kim.

41

Nhự vậy, điểm quặng sắt này có nguồn gốc phong hóa, quy mô nhỏ. Điểm quặng này chỉ có thể tổ chức khai thác quy mô nhỏ, phục vụ nhu cầu địa phƣơng.

- Titan - Zircon: Quặng sa khoáng titan - zircon trong phạm vi khu vực nghiên cứu có triển vọng hạn chế. Hiện nay mới đƣợc biết đến mỏ Quảng Đông (Quảng Trạch). Mỏ này đã đƣợc Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ điều tra, đánh giá (Mai Văn Hác - 1994). Quặng titan phân bố trên bãi triều sát biển về phía nam mũi Ròn, kéo dài trên khoảng cách 2km, rộng 50 - 200m, chiều dày 0.5 - 2m. Hàm lƣợng ilmenit trong quặng thay đổi trong khoảng 4 - 900kg/m3, trung bình mỏ đạt 50 - 70kg; hàm lƣợng zircon đạt 5 - 6kg/m3. Quặng thƣờng đƣợc bổ sung hàm lƣợng sau mỗi mùa mƣa bão do sóng dồn cát quặng lên bờ. Trữ lƣợng đƣợc ƣớc tính là trữ lƣợng cấp C2 ilmenit: 100 ngàn tấn; trữ lƣợng cấp C2 zircon: 10 ngàn tấn. Mỏ có thể tăng trữ lƣợng nếu tính cả vùng ngập nƣớc và chỉ tiêu hàm lƣợng xuống [2]. Hiện nay mỏ đã ngừng khai thác do chủ trƣơng của Chính phủ.

b. Khoáng chất công nghiệp

- Than bùn: Điểm khoáng sản này ở Ba Đồn đã đƣợc phát hiện từ lâu, đã đƣợc đoàn 60 (nay là 406) tìm kiến sơ bộ từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc. Tuy nhiên việc khai thác đƣợc thự sự đẩy mạnh khi có nhà máy phân vi sinh Sông Gianh. Than bùn nằm trong các trũng nhỏ kiểu đầm lầy chết giữa các cồn cát. Thông thƣờng lộ ngay trên mặt hoặc bị phủ dƣới một lớp cát mỏng. Các lớp than bùn có chiều dày thay đổi lớn từ 0,1 - 0,2 m đến 1- 2m. Chất lƣợng than không cao vì lẫn nhiều đất cát. Tuy nhiên, có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh. Hiện tại phần lớn than đã đƣợc khai thác hết, chỉ còn lại một vài diện tích nhỏ dƣới đáy các hồ thủy lợi hoặc trong vƣờn nhà dân.

Nhƣ vậy, triển vọng than bùn trong phạm vi nghiên cứu rất hạn chế.

- Pegmatit: Đã phát hiện 1 mỏ và 2 điểm pegmatit, cả hai điểm này đều nằm trong phần mái thoải phía đông bắc khối granit Đồng Hới, đá vây quanh là trầm tích hệ tầng Long Đại bị sừng hóa tƣớng biotit. Có giá trị nhất trong các điểm là mỏ pegmatite Phú Định (Cự Nẫm). Mỏ đƣợc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình

42

thăm dò một phần để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy gạch men Đồng Hới và đƣợc Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ tìm kiếm đánh giá. Hiện tại đã phát hiện 21 mạch pegmatite, trong đó có nhiều mạch có chất lƣợng đáp ứng sản xuất xƣơng,

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)