Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 53)

Là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng lâu đời, đồng thời là nơi địa linh nhân kiệt, khu vực nghiên cứu có nhiều điểm tâm linh linh thiêng mà ở đó có sức hấp dẫn lớn tới du khách, trong số những điểm du lịch đó phải kể tới:

- Đền thờ công chúa Liễu Hạnh

Từ đỉnh Đèo Ngang theo quốc lộ 1A đi về hƣớng Nam khoảng 2km, rẽ trái theo con đƣờng mòn gần 500m, ta sẽ tới đền Liễu Hạnh công chúa.

Đền nằm dƣới chân núi Đèo Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, sát đƣờng thiên lý Bắc - Nam trƣớc đây, phía sau đền là dãy Hoành Sơn, ngay trƣớc mặt là hồ nƣớc ngọt của xã Quảng Đông, mặt đền quay hƣớng Nam cũng là hƣớng biển.

Đền Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang có diện tích khoảng 335 m2. Từ đƣờng thiên lý Bắc - Nam đi vào, lần lƣợt qua cổng đền, bức bình phong, cổng Tam quan, hai trụ đầu lân trƣớc điện thờ, đền Tiền, đền Hậu.

49

Nhìn tổng thể kiến trúc của đền, đây là một công trình kiến trúc tuy nhỏ, đƣợc xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhƣng vẫn mang truyền thống mỹ quan á Đông và bảo lƣu đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này đƣợc thể hiện qua kết cấu cổng tam quan đƣợc bố trí một cách đối xứng, cân đối và hài hòa, sự cân xứng và đăng đối, hài Hòa ở đây là nói lên sự trung chính, ngay thẳng và cũng là ƣớc mơ của con ngƣời. Mặt khác, lối cấu trúc cân xứng, đăng đối và hài Hòa đó còn tạo ra vẽ đẹp cho kiến trúc, nghệ thuật và thể hiện sự trang nghiêm của cả công trình kiến trúc đền. Nhìn tổng quan, chúng ta có thể thấy đƣợc sự tài hoa về kỹ thuật xây dựng, về hội họa, tài ghép sành sứ của con ngƣời ở đây. Chủ đề trang trí với đền thƣờng gắn liền với những quan niệm, tƣ tƣởng và những ƣớc mơ hoài vọng tốt đẹp của xã hội phong kiến Việt Nam nói riêng và cƣ dân văn minh nông nghiệp lúa nƣớc phƣơng Đông nói chung. Đó là các hình tƣợng nhƣ Tứ Linh (long, lân, quy, phụng), tứ thủ (cầm, kỳ, thi, họa), tứ quý (tùng, trúc, mai, sen) và nhiều biểu tƣợng cúc hóa long, mai hóa long, tùng hóa long...Đặc biệt, nhìn vào bố cục kiến trúc của đền đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo một trục dọc, cân đối và đăng đối, chính bố cục này đã làm thêm phần trang nghiêm của đền.

- Các đình, thành, lũy

Khu vực nghiên cứu là nơi có truyền thống cách mạng lâu đời, đồng thời với bản sắc văn hóa độc đáo nên có rất nhiều điểm đình, chùa tại mỗi địa phƣơng. Mỗi đình, chùa, thành, lũy này là một bảo tàng cách mạng, minh chứng của chiến tranh và bản sắc, truyền thống văn hóa đặc sắc hấp dẫn du khách tại các địa phƣơng. Trong số đó phải kể tới các điểm độc đáo bao gồm: Làng chiến đấu Cảnh Dƣơng, đình Đông Dƣơng, đình Lũ Phong, đình Lý Hòa, thành Đồng Hới, đây là những điểm du lịch rất độc đáo và hàng năm còn diễn ra các lễ hội sôi động thu hút du khách thập phƣơng.

Ngoài ra còn có rất nhiều điểm du lịch tâm linh khác trong khu vực nghiên cứu là các minh chứng cho các vị anh hùng và các triều đại đã tồn tại hàng ngàn năm cuốn hút đông đảo du khách thập phƣơng tới.

51

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)