Kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 81)

Khu kinh tế Vân Đồn có vị trí địa lý nằm trong tỉnh Quảng Ninh do đó kịch bản BĐKH của Khu kinh tế Vân Đồn sẽ áp dụng kịch bản BĐKH đối với khu vực tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên Vân Đồn là huyện đảo do đó có đặc thù riêng so với các huyện khác trong toàn tỉnh nhiệt độ của Vân Đồn thường giảm hơn do còn chịu tác động của khí hậu đại dương, lượng mưa ở Vân Đồn phân bố không đồng đều giữa các đảo lớn.

* Kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Ninh 3.1.1.1. Nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2) năm 2012 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

TT Mốc thời gian Mức tăng nhiệt độ (0C) Nhiệt độ (0C)

1 1980-1999 27,1 2 2020 0,5 27,6 3 2030 0,7 27,8 4 2040 1,0 28,1 5 2050 1,2 28,3 6 2060 1,6 28,7 7 2070 1,8 28,9 8 2080 2,1 29,2 9 2090 2,3 29,4 10 2100 2,5 29,6

Bảng 3.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C ) và nhiệt độ trung bình so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam, 2012.

Sự thay đổi nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1980 - 2010 được thể hiện trên cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao. Nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng từ 35,1 - 37,90C (chênh

lệch 2,90C) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 5,8 - 10,70C (chênh lệch 4,90C),nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất qua các năm 29,3 - 27,20C. Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong cùng một năm tại Quảng Ninh có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngày càng gia tăng qua các năm.

3.1.1.2. Lượng mưa

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có thể tăng từ 7 – 8% so với trung bình thời kỳ 1980 ÷ 1999.

TT Mốc thời gian Mức thay đổi lượng

mưa (%) Lượng mưa (mm)

1 1980-1999 1331,4 2 2020 1,3 1348,7 3 2030 2,0 1358,0 4 2040 2,7 1367,3 5 2050 3,5 1378,0 6 2060 4,3 1388,6 7 2070 5,0 1398,0 8 2080 5,6 1406,0 9 2090 6,0 1411,3 10 2100 6,7 1420,6

Bảng 3.2: Mức thay đổi lượng mưa và lượng mưa trung bình so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam, 2012.

Số liệu thống kê diễn biến lượng mưa từ năm 1980 - 2010 tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy hiện tượng “mưa nắng thất thường” do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vào mùa mưa, tần suất mưa và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể. Trong những năm qua mưa thất thường chứ không còn theo quy luật của mấy chục năm trước. Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ thường xuất hiện muộn. Tình trạng mưa kéo dài, lũ về đạt đỉnh muộn khiến cho nhiều nơi trên địa bàn tỉnh bị ngập úng.

3.1.1.3. Mực nước biển dâng

Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn học dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dáu dâng lên

khoảng 20cm (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, 2008).

Mực NBD tại bờ biển tỉnh Quảng Ninh theo các giai đoạn thể hiện theo

Bảng dưới đây. TT Năm Mực NBD (cm) 1 2020 7-8 2 2030 11-12 3 2040 15-17 4 2050 20-24 5 2060 25-31 6 2070 31-38 7 2080 36-47 8 2090 42-55 9 2100 49-64

Bảng 3.3: Mực NBD so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, 2012

Hình 3.1: Kịch bản nước biển dâng tại trạm Hòn Dấu Nguồn: Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, 2012

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 81)