Sửdụng đất bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 34)

Theo khung đánh giá quản lý đất bền vững Nairobi, Kenya của FAO (1992):“Quản lý sử dụng bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế, xã hội với các quan tâm đến môi trường để đồng thời đạt đựợc 5 tiêu chí:

- Duy trì hoặc nâng cao sản lượng nông nghiệp (hiệu quả sản xuất); - Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên;

- Ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (tính bảo vệ); - Có hiệu quả lâu dài (tính lâu bền);

- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)”.

Lớp Mức độ Giới hạn thời gian

Bền vững Bền vững lâu dài Bền vững trung hạn Bền vững ngắn hạn  25 năm  15 - 25 năm  7 - 15 năm Không bền vững Ít bền vững Không bền vững Rất không bền vững  5 - 7 năm  2 - 5 năm  < 2 năm Bảng 1.2: Phân loại mức độ bền vững Nguồn: Vũ Thị Bình, (2003)

Ngày nay, sử dụng đất bền vững, hiệu quả và tiết kiệm là một quan điểm mang tính toàn cầu. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, phát triển kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là xu thế tại các đô thị lớn, tuy nhiên hệ lụy mà nó mang lại đó chính là tác động tiêu cực đến vấn đề sử dụng đất và chất lượng đất đai, diện tích đất bị thoái hóa đang ngày càng tăng, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên mỗi đầu người càng giảm do áp lực tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11ha.

Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Những kết quả nghiên cứu thu thập được của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ TN&MT - cho thấy: BĐKH sẽ khiến 45% diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp; 27% diện tích đất rừng ngập mặn và 20% diện tích rừng đầm lầy bị ngập hoàn toàn; đất ở của 7,3% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng; 4,3% diện tích đất giao thông hiện có bị ngập vĩnh viễn; ĐBSCL có 19 khu công nghiệp bị ngập; vùng Đông Nam Bộ có 55 khu công nghiệp bị ngập hoặc có nguy cơ ngập cao. Con người tác động vào đất đai qua các hình thức sử dụng khác nhau đã trực tiếp phát thải khí nhà kính vào môi trường. Những tính toán sơ bộ cho thấy, suy thoái rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp đã làm phát thải vào môi trường 19,38 triệu tấn carbon/năm; chuyển đổi mục đích sử dụng đất phát thải 58 triệu tấn Carbon/năm; chăn nuôi và trồng lúa 3 triệu tấn carbon/năm.

Đó mới chỉ là những con số nghiên cứu ban đầu. Nhưng chừng đó cũng đủ để chúng ta có thể thấy, tác động của BĐKH đối với tài nguyên đất như thế nào. Chính vì thế, thời gian tới cần có một chiến lược quốc gia với tầm nhìn dài hạn cho việc sử dụng tài nguyên đất. Theo đó, cần ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất xấu (đất có khả năng sản xuất thấp hoặc không còn khả năng sản xuất) cho các mục đích phi nông nghiệp. Điều hòa giữa áp lực tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng đất lâu dài. Bên cạnh đó, cần thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu. Đặc biệt, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch hành động bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 34)