Thực trạng phát triển kinh tếxã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 50)

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong 5 năm qua 2005-2010 kinh tế của Vân Đồn có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16,8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nông, lâm, ngư nghiệp - dịch vụ du lịch, thương mại- công nghiệp - xây dựng,trong đó thuỷ sản và dịch vụ du lịch là hai ngành kinh tế mũi nhọn.

(Đơn vị tính: %)

Ngành, lĩnh vực 2000 2005 2008 2009 2010

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 54,3 59,3 45,4 41,5 40,4

Công nghiệp và xây dựng 10,0 28,5 29,2 29,7 30,1

Dịch vụ 35,7 12,2 25,4 28,8 29,5

Bảng 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế qua các năm

Nguồn: Xử lý theo số liệu của huyện Vân Đồn, 2010

Hình 2.5: Cơ cấu kinh tế tại KKT Vân Đồn năm 2005 và 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Ngành, lĩnh vực 2000 2005 2008 2009 2010

Tổng cộng 128,9 261,6 506,6 562,8 630,9

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 77,7 150,5 306,6 287,2 279,7

Công nghiệp và xây dựng 32,5 69,8 112,0 158,7 182,5

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất giai đoạn 2005-2010 Nguồn: Xử lý theo số liệu của huyện Vân Đồn, 2010

-> Đánh giá: Như vậy kể từ khi có quyết định thành lập Khu kinh tế Vân Đồn của Thủ tướng chính phủ, cơ cấu ngành kinh tế đã dịch chuyển rõ rệt theo đúng hướng giảm dần nông, lâm nghiệp và thủy sản và gia dần giá trị sản xuất các ngành công nghiệp và dịch vụ.

2.1.2.2. Dân số lao động, việc làm và thu nhập a. Hiện trạng dân số

- Tính đến 31/12/2010 dân số toàn huyện Vân Đồn có 41.504 người, trong đó: Dân số đô thị: 8.115 người chiếm 19,55%,

Dân số nông thôn: 33.389 người chiếm 80,45%.

- Số hộ :Toàn huyện có 10.404 hộ, bình quân 4,0 người/ hộ.

Tỷ lệ tăng dân số năm 2010: Tăng tự nhiên là 1,41%; tăng cơ học 1,84%.

Hình 2.6: Mật độ dân số của các xã, thị trấn KKT Vân Đồn Nguồn: Xử lý theo số liệu huyện Vân Đồn, 2010 b. Gia tăng dân số

Tỷ lệ phát triển dân số trung bình qua các năm từ năm 2005 đến năm 2010 là 1,15%, (tăng dân số tự nhiên 1,23%, tăng cơ học 1,06%).

Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 75 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao như thị trấn Cái Rồng 2.223 người/km2, Xã có mật độ dân số thấp là Vạn Yên có 14 người/km2

d. Lao động và việc làm

- Lao động: Toàn huyện có 20.673 lao động trong độ tuổi, trong đó: Lao động thành thị có 2.643 người

Lao động nông thôn có 18.030 người

Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 14.893 người chiếm 72,04%, (Nông, lâm, ngư nghiệp 67,90%, công nghiệp và xây dựng 5,90%, dịch vụ thương mại 26,20%) công chức nhà nước chiếm 17,06%. Năm 2009 đã giải quyết việc làm cho 780 lao động chiếm 3,77%. Số lao động trong độ tuổi chưa có việc làm 415 người chiếm 2,0% tổng số lao động. Trong những năm qua huyện đã thu hút gần 200 dự án tạo việc làm cho hơn 3 nghìn lao động, cơ bản giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.

e. Thu nhập

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đời sống nhân dân đã được cải thiện thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân đạt 22,64%/năm (Năm 2005 bình quân thu nhập đầu người đạt 6,66 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 14,20 triệu đồng). Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 còn 6,95% giảm 250 hộ, đạt 140% so với kế hoạch năm 2008 đề ra.

2.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Cái Rồng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá được xếp hạng đô thị loại IV với diện tích 365,24 ha được chia làm 9 khu có 8115 khẩu chiếm 19,55 dân số toàn huyện. Là đô thị duy nhất trên địa bàn huyện mang đặc trưng cơ bản của một đô thị vùng biển thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế trên bến dưới thuyền, phát triển kinh tế đa dạng với nhiều hình thức. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Các khu dân cư mới được xây dựng khang trang theo quy hoạch gắn liền với dịch vụ thương mại và du lịch. Các công trình công cộng, khu vui chơi giải trí mọc lên nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân, đến nay đã có 78,10% hộ dân đô thị

được dùng nước sạch. Tuy nhiên vẫn còn một số khu vực do lịch sử để lại nên quy mô đô thị phát triển chưa đồng đều, nhà cửa xây theo hướng tự phát. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý quy hoạch, thiết kế xây dựng từ trước đến nay thả nổi, hạ tầng còn ở mức thấp, nhất là hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường… Đây là tình trạng trung ở hầu hết các đô thị mà hiện nay chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trong công tác khắc phục.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Vân Đồn hiện có 11 xã, trong đó có 5 xã đảo, diện tích đất khu dân cư có khoảng 994,06 ha chia thành 72 thôn bản với dân số 33389 người, chiếm 80,45% dân số toàn huyện. Do đặc điểm địa hình phức tạp đi lại khó khăn, trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc đang sinh sống, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán khác nhau, trình độ sản xuất khác nhau, nên sự phân bố dân cư cũng khác nhau. Sự phân bố các khu dân cư trên địa bàn KKT Vân Đồn theo các thôn, xóm, với tính chất tiện canh, tiện cư, gần các tuyến giao thông, gần nguồn nước thuận tiện cho việc đi lại, sản xuất và sinh hoạt.

Nhìn chung các khu dân cư nông thôn của KKT Vân Đồn chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng nông thôn những năm gần đây đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm, hệ thống điện, đường, trường trạm, thủy lợi đã được đầu tư, nâng cấp, bộ mặt nông thôn đang từng bước được đổi mới.

Bình quân đất ở nông thôn hiện nay trên toàn huyện là 97 m2/người.

Trong những năm gần đây cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, các khu dân cư được phát triển tập trung bám theo các trục đường liên thôn, xã, xây dựng theo quy hoạch. Các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, vật tư nông nghiệp, các hàng hoá sinh hoạt ngày càng phong phú được phục vụ đến tận các khu dân cư thuận tiện cho việc trao đổi, mua bán của người dân.

Tuy nhiên việc đi lại trong các khu dân cư của một số xã hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như các xã Đài Xuyên, Bình Dân, Vạn Yên… và các xã đảo. Riêng các xã đảo đến nay vẫn chưa có điện lưới sinh hoạt vẫn phải dùng điện máy phát với chi phí cao, đây là một vấn đề nan giải chưa thể giải quyết ngay trong sự nghiệp công nghiệp hoá nông thôn. Do hạ tầng ky thuật và xã hội còn thiếu, việc đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực này tuy được quan tâm nhưng sự đầu tư vẫn còn chậm, chưa đồng bộ, đặc biệt là khu vực miền núi và hải đảo, vùng sâu, vùng xa trong huyện. Việc bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn có nhiều hạn chế, chất thải, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom xử lý tập trung cho nên hậu quả làm ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất, không khí...sẽ không tránh khỏi.

2.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Hạ tầng kỹ thuật

Trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện và trụ sở các cơ quan đầu não của huyện: Nằm sát trục đường 334, được xây dựng khang trang, đẹp đẽ, khuôn viên thoáng mát có đầy đủ các phòng làm việc cho lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn và nghiệp vụ thuận tiện cho việc đi lại, giao dịch với các nơi trên địa bàn huyện.

a.1. Giao thông

Giao thông trong huyện chủ yếu bằng đường thuỷ. Đường bộ dài nhất là tỉnh lộ 334, dài 31 km từ bến phà Tài Xá (cũ) đến cảng Vạn Hoa. Trên các đảo Trà Bản (xã Bản Sen), Ngọc Vừng, Quan Lạn một số tuyến đường ô tô mới được xây dựng tạo cho việc đi lại trên đảo đễ dàng thuận lợi hơn. Tại Cái Rồng có bến cảng cho tàu thuyền vài trăm tấn ra vào. Có bến tầu khách đi các xã đảo tuyến ngoài và bến xe khách đi thành phố Hạ Long qua Cửa Ông, Cẩm Phả. Đặc biệt việc xây dựng cầu Vân Đồn nối liền huyện đảo với đất liền làm cho việc giao lưu kinh tế xã hội với đất liền trở nên thuận lợi hơn.

Những năm qua, bước đầu được đầu tư cả trên bộ lẫn trên biển, nhất là nâng cấp các bến cảng và các tuyến đường giao thông nông thôn, tuy nhiên chất lượng đường còn kém. Tuyến tỉnh lộ 334 là trục giao thông chính đang ở cấp 6 miền núi. Các đường liên xã như tuyến Đoàn Kết-Bình Dân-Đài Xuyên dài 15km đang được nâng cấp. Nhờ vốn của chương trình biển Đông hải đảo phương tiện giao thông các đảo xa đã được nâng cấp. Xã đảo Ngọc Vừng mới đầu tư xây dựng đường nhựa dài 7 km từ cảng Cống Yên đến trung tâm xã; đường dọc Quan Lạn- Minh Châu, đường trục xã Bản Sen (15km) và xã Thắng Lợi (5km) đang được đầu tư sửa chữa, nâng cấp.

Giao thông đường thuỷ có vai trò hết sức quan trọng đảm bảo giao lưu, đi lại của nhân dân 5 xã đảo ngoài (đảo xa nhất cách trung tâm huyện khoảng 30

km), lưu thông hàng hoá và học hành, khám chữa bệnh và sinh hoạt của dân cư. Hiện có bến cảng Cái Rồng có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 500 tấn các bến cập tàu nhỏ ở các xã Quan Lạn, Minh Châu, Thắng Lợi, Ngọc Vừng. Bến cảng Bản Sen đang được xây dựng.

Hoạt động luân chuyển hành khách, hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ trên địa bàn được duy trì thuận tiện, đảm bảo. Tiến hành công bố 5 bến cặp tàu tại các xã đảo, kiểm soát chặt chẽ về trọng tải phương tiện thuỷ vận chuyển hàng hoá, hành khách tại cảng Cái Rồng trước khi xuất bến, thực hiện tốt việc duy tu bảo dưỡng tỉnh lộ 334 đảm bảo giao thông thông suốt. Đã đưa tuyến xe buýt Vân Đồn - Bãi Cháy vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tăng mức luân chuyển hàng hoá

a.2. Thuỷ lợi

Vân Đồn là huyện đảo có địa hình phức tạp, việc khai thác nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn nhất là đối với các xã đảo, chủ yếu nhờ vào nguồn nước mưa và các hồ đập dự trữ nước. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Vân Đồn đã tập trung nhiều nguồn lực cho xây dựng các công trình thuỷ lợi để dự trữ lấy nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên một số nơi chưa chủ động được nước tưới mà vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nước mưa nên ảnh hưởng đến sản xuất mùa vụ và năng suất cây trồng.

- Các công trình đầu mối: Trên địa bàn toàn huyện hiện có 26 công trình đầu mối, trong đó có một đập dâng và 25 hồ chứ nước vừa và nhỏ (có dung tích trên 3.000 m3 ). Hồ tập trung nhiều ở xã Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Hạ Long, còn các xã khác đều có từ một đến hai hồ. Hồ có diện tích lớn nhất là hồ Khe Mai xã Đoàn Kết 26,0 ha, còn các hồ khác đều có diện tích 1,0 ha trở lên.

- Hệ thống kênh mương: Tổng chiều dài kênh mương trong huyện là 52,30 km trong đó đã kiên cố hoá được trên 70%, dẫn nước từ các hồ đập tưới cho khoảng 700 ha đất nông nghiệp.

- Hệ thống đê điều: Toàn huyện có 32,92 km đê chủ yếu là đê biển và đê sông do địa phương quản lý. Một số tuyến đê ven biển đã được đầu tư xây kè đá xanh khá ổn định có thể phòng chống gió bão từ cấp 10 – cấp 12, trong thời gian tới

huyện cần đầu tư xây dựng các tuyến đê còn lại để ngăn chặn mưa lũ, chống nước mặn xâm nhập, bảo vệ mùa màng…

Để khai thác triệt để tiềm năng đất đai cũng như nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp thì trong tương lai cần phải xây rựng mới một số hồ, đập, mở mới cũng như nâng cấp cứng hóa một số tuyến kênh mương mới đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

a.3. Hệ thống thông tin, bưu điện và hệ thống điện

Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông của huyện khá hoàn chỉnh. Mạng điện thoại cố định phủ sóng 12/12 xã, thị trấn, sóng điện thoại di động đã phủ sóng 100% các xã, thị trấn.

Đến nay trên địa bàn huyện có một bưu điện trung tâm và hầu hết các xã, thị trấn đều có điểm bưu điện văn hóa, toàn mạng lưới đã duy trì hoạt động ổn định, an toàn tuyệt đối cho người, tiền hàng và các tài sản khác.

Hiện nay đã có 7/12 số xã, thị trấn trong huyện được dùng điện lưới quốc gia. Các đường dây điện, trạm hạ thế điện ở một số xã cơ bản đã được kéo về tới tận các thôn bản đảm bảo cho người dân có điện sử dụng. Tuy nhiên còn 5 xã đảo hiện nay chưa có điện lưới Quốc gia nên vẫn phải dùng điện máy phát ảnh hưởng đến nhu cầu hưởng thụ văn hoá và nắm bắt thông tin của nhân dân.

b. Hạ tầng xã hội * Giáo dục và đào tạo

Toàn huyện hiện có 38 trường với diện tích đất 23,77 ha, trong đó loại mầm non có 12 trường và 19 phân hiệu (trong đó có 11 nhóm lớp mầm non tư thục), loại tiểu học có 7 trường và 20 phân hiệu, 7 trường trung học cơ sở và có 5 trường phổ thông cơ sở, 2 trường phổ thông trung học (trong đó có một trường dân lập) và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.

* Cơ sở Y tế

Trên địa bàn huyện hiện đã có bệnh viện đa khoa với diện tích khu đất 3,0 ha có sức chứa khoảng 80 giường bệnh, được xây dựng nhà cao tầng, trang thiết bị đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 1 trung tâm y tế huyện (cơ sở hạ tầng đã bị xuống cấp), có 1 Phân

viện khám đa khoa ở Quan Lạn cùng với 12 trạm y tế tuyến xã, thị trấn, với trên 30 giường bệnh

* Văn hóa, thể dục thể thao và du lịch

Đến nay trên địa bàn huyện có 01 nhà văn hóa cấp huyện, có 01 sân vận động cấp huyện, có 01 thư viện huyện, có 54/81 nhà văn hóa cấp xã, 8/12 xã thị trấn có sân thể thao với diện tích và quy mô còn hạn hẹp cần được đầu tư mở rộng để đáp ứng nhu cầu tập luyện của nhân dân.

Vân Đồn có bờ biển dài với những bãi cát trắng mịn ở Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng chạy dài hàng chục km kết hợp với các khu di tích danh thắng lịch sử sẽ là nơi thu hút khách du lịch đến tham quan tắm biển, lướt ván đi thuyền ngày càng nhiều.

Tiềm năng ngành du lịch Vân Đồn là rất lớn, đến nay huyện đã có quy hoạch và kêu gọi vốn đầu tư để xây dựng các điểm du lịch, kết nối được các điểm du lịch thành một quần thể du lịch và tua du lịch, đáp ứng đủ nhu cầu cho khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, tắm biển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 50)