Định hướng sửdụng đất bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 37)

Định hướng sử dụng đất bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu là việc xác định phương hướng sử dụng tài nguyên đất hiện tại, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường nhưng không làm mất khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Định hướng sử dụng đất bền vững là một trong nhiều giải pháp đảm bảo phát triển bền vững đối với một địa phương. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn, phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh địa phương.

- Tiến hành đồng thời các hoạt động định hướng và quy hoạch sử dụng đất thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó ở thời kỳ đầu thích ứng là trọng tâm.

- Các giải pháp định hướng sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và các quy định của Nhà nước; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu.

-> Như vậy, có thể thấy rằng biến đổi khí hậu và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ không thể tách rời và có thể được xác định thông qua hai vấn đề biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất thông qua những hệ quả của nó; ví dụ như mực nước biển tăng, sa mạc hóa, thiếu nguồn nước, lụt lội, bão, sự xâm nhập mặn, … Vì vậy việc lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất nhằm thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết. QHSDĐ có khả năng làm giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu bằng cách đưa ra biện pháp để giảm hiệu ứng khí nhà kính, ví dụ như hạn chế tối đa diện tích rừng bị mất, trồng và khoanh nuôi rừng, khuyến khích sản xuất sạch.

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUY HOẠCH

CHUNGXÂY DỰNG KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của KKT Vân Đồn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.

2.1.1.1. Vị trí địa lý KKT Vân Đồn

Khu kinh tế Vân Đồn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, được hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu và Vân Hải, có khoảng 600 hòn đảo trong vịnh Bái Tử Long. Với toạ độ địa lý:

- Từ 20040’ đến 21012’ Vĩ độ bắc

- Từ 107015’ đến 1070 42’ Kinh độ đông

Phía Bắc giáp huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà, phía Đông giáp huyện đảo Cô Tô, phía Nam giáp thành phố Hạ Long, phía tây giáp thành phố Cẩm Phả. Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng, 11 xã với hơn 80 làng mạc. Sáu (06) xã trên đảo Cái Bầu là các xã Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên, Vạn Yên. Năm (05) xã thuộc tuyến đảo Vân Hải là các xã Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi.

Ngoài ra Khu kinh tế Vân Đồn còn có vị trí địa lý khá thuận lợi trong khu vực, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 175km, TP Hải Phòng 80km, thành phố Hạ Long 50km và thành phố Móng Cái 100km; nằm gần Vịnh Hạ Long - Di sản Văn hóa Thế giới. Có tỉnh lộ 334 chạy qua và cảng biển tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế với các khu vực trong cả nước và nước ngoài. Khu kinh tế Vân Đồn được quy hoạch là một đầu mối giao thương và kinh tế quan trọng của vùng Đông Bắc Việt Nam.

Khu Kinh tế Vân Đồn có tổng diện tích là 217.133 ha, với diện tích đất tự nhiên là 55.133 ha, chiếm khoảng 9,3% diện tích tỉnh Quảng Ninh và diện tích mặt biển chiếm 162.000 ha.

Hình 2.1: Các hành lang phát triển quanh Khu kinh tế Vân Đồn (Nguồn: Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Đồn, 2009) 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Khu kinh tế Vân Đồn có địa hình đồi núi - hải đảo đa dạng, phân dị mạnh. Hình thái chủ yếu của địa hình là đồi núi thấp và đảo đá với diện tích khoảng 41.530 ha, chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Một phần nhỏ diện tích có kiểu địa hình đồng bằng ven biển chiếm 1,5% tổng diện tích toàn KKT. Như vậy, kiểu địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích trên các xã đảo và ven bờ, địa hình đồng bằng chỉ là những dải nhỏ hẹp ven bờ trải dài từ bến phà Tài Xá tới xã Hạ Long.

Địa hình đáy biển tương đối đơn giản và bằng phẳng. Tại khu vực đáy biển giữa đảo Ba Mùn và đảo Cái Bầu, quá trình mài mòn, tích tụ xảy ra đã làm cho bề mặt có độ bằng phẳng nhất định. Vật liệu tích tụ chủ yếu là cát bột, sỏi sạn và một phần vụn vỏ sinh vật. Tại một số vùng nước sâu, cửa biển đáy tồn tại các rạn đá.

Hình 2.2: Bản đồ địa hình Khu kinh tế Vân Đồn (Nguồn: Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Đồn, 2009) 2.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu khu vực KKT Vân Đồn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa hè nóng và ẩm, mùa đông khô và lạnh. Tuy nhiên, đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, chịu ảnh hưởng và tác động nhiều của biển, đã tạo cho khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi, ven biển. Theo tài liệu số liệu của trạm dự báo phục vụ khí tượng thuỷ văn ở khu vực Cửa Ông, Cẩm Phả thì Vân Đồn có những đặc trưng như sau:

a. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23,3 oC, ở những vùng thấp dưới 150 m có nhiệt độ trung bình là 23,80C, vùng trên 150 m nhiệt độ trung bình 23,0 0C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới 36,20C, về mùa đông nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đạt 40C. Nhiệt độ cao nhất trong năm thường vào tháng 6 và tháng 7 dao động từ 26-300C và

nhiệt độ thấp nhất trong tháng 1, trung bình khoảng từ 140C -180C. Biên độ dao động nhiệt độ trong năm tương đối ổn định, chênh lệch giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 120C-130C tạo cho khu vực có 2 mùa rõ rệt.

Nhiệt độ không khí ở khu vực Vân Đồn thấp hơn so với nhiều nơi khác trong tỉnh Quảng Ninh nhờ có gió biển điều hoà.

Hình 2.3: Nhiệt độ trung bình của Khu kinh tế Vân Đồn qua các năm (Nguồn: Xử lý theo số liệu huyện Vân Đồn, 2010)

b. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa các vùng trong huyện không lớn lắm nhưng có sự phân hoá theo mùa khá rõ rệt. Vào mùa mưa độ ẩm không khí đạt tới 90%, về mùa khô thấp nhất đạt 78% vào tháng 12.

c. Chế độ nắng

Khu vực KKT Vân Đồn có khoảng 1.600 ÷ 1.700 giờ nắng trong năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 8, tháng 9 và tháng 10. Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 và tháng 3. Trong những tháng mưa phùn số giờ nắng rất ít (khoảng 20%). Nhìn chung, từ tháng 5 đến tháng 9, số giờ nắng đều đạt từ 150 - 180 giờ/tháng.

d. Chế độ mưa

Là khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2095,30 – 2339,50 mm/năm, mưa phân theo 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa nhiều: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa tập trung chiếm 83 - 86% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng lớn nhất là tháng 8.

- Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 14 - 17% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1.

Lượng mưa hàng năm lớn sẽ gây ngọt hoá nhanh và đột ngột, đây là một trong những khó khăn ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thuỷ sản ven bờ tại huyện Vân Đồn, đặc biệt là các vùng nuôi trong đê cống.Do lượng mưa tập trung với thời gian ngắn, nhiều ngày mưa kéo dài, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế- xã hội, đặc biệt gây xói mòn đất tạo các khe xói, mương xói.

Hình 2.4: Lượng mưa trung bình của KKT Vân Đồn qua các năm Nguồn: Xử lý theo số liệu huyện Vân Đồn, (2010)

e. Gió

Vân Đồn thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông bắc và gió Đông nam: - Gió Đông bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau thịnh hành là gió bắc và gió đông bắc, tốc độ gió từ 2 - 4 m/s. Gió mùa đông bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, trong những đợt gió mùa đông bắc đạt tới cấp 5, cấp 6, ngoài khơi cấp 7 đến cấp 9. Đặc biệt gió mùa đông bắc tràn về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.

- Gió Đông nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước tạo nên không khí thoáng mát. Tốc độ gió trung bình từ 2- 4 m/s.

f. Bão và áp thấp nhiệt đới

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ảnh hưởng chung của bão và áp thấp nhiệt đới từ Quảng Ninh tới Ninh Bình, kể cả khu vực Đông Hưng của Trung Quốc.

Trong thời gian 1884-1997, có 403 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xảy tới vùng bờ biển Việt Nam, trong đó vùng bờ biển Quảng Ninh - Ninh Bình chiếm 31%, lớn nhất trong số 5 vùng ảnh hưởng. Tương tự, mật độ bão (số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên 10vĩ) của vùng bờ biển Quảng Ninh - Ninh Bình cũng lớn nhất, đạt 0,97 trong thời gian 1956 - 1995. Trong khoảng thời gian này, hàng năm có 7,3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xảy tới vùng bờ biển Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các tháng 8-10. Trong vòng 20 năm trước (1976-1995), số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng đáng kể và cụ thể từng thời kỳ 10 năm từ 1956 tới 1995 như sau:

Thời kỳ 1956 - 1965 có trung bình 7,46 cơn/năm Thời kỳ 1966 - 1975 có trung bình 7,30 cơn/năm Thời kỳ 1976 - 1985 có trung bình 6,90 cơn/năm Thời kỳ 1986 - 1995 có trung bình 7,60 cơn/năm

Mùa bão trong khu vực nghiên cứu thường từ tháng 5 tới tháng 10, nhưng chủ yếu vào các tháng 8 - 10.

g. Sương muối

Về mùa đông ở những vùng núi cao khi nhiệt độ xuống thấp sẽ xuất hiện sương muối gây thiệt hại trực tiếp đến hoa mầu và một số loại cây trồng. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 1, tháng 2 và kéo dài mỗi đợt từ 1 đến 3 ngày. Đặc biệt ở Vân Đồn vào tháng 2 đến tháng 4 thường xuất hiện mưa phùn và sương mù trong khi mưa phùn có 12,0 - 18,6 ngày/năm chủ yếu vào các tháng 1 - 4 và có 10,8 - 32,6 ngày sương mù mỗi năm chủ yếu vào các tháng 1-3 gây ảnh hưởng tới giao thông trên biển.

* Nhìn chung khí hậu Vân Đồn có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông, lâm – ngư nghiệp với số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ không khí đảm bảo cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm với nhiều giống loài đa dạng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, xét về xu thế có thể thấy rằng nhiệt độ, lượng mưa của khu vực đang có chiều hướng tăng lên, bên cạnh đó những yếu tố dị thường của thời tiết đang diễn ra với tần suất và cường độ mạnh hơn điển hình như bão, áp thấp nhiệt đới hay sương muối,... ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của địa phương, việc sử dụng đất tại KKT Vân Đồn cũng gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng đất đai, chất lượng rừng ngày càng suy thoái do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

2.1.1.4. Thuỷ văn

* Thuỷ văn: Vân Đồn có tổng số 25 hồ đập chứa nước trong đó có một số đập khá lớn nằm ở các xã như sau:

- Hồ đập Khe Mai xã Đoàn Kết có diện tích trên 26,0 ha - Đập Khe Bòng xã Bình Dân có diện tích trên 4,0 ha - Đập Voòng Tre xã Đài Xuyên có diện tích trên 12,0 ha

Vân Đồn là khu vực ít sông suối, chỉ có 1 con sông lớn là sông Voi Lớn có chiều dài 18 km. Hệ thống sông suối ở Vân Đồn thường nhỏ, ngắn và dốc. Chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển.

Hệ thống hồ đập, khe suối ở Vân Đồn thường thiếu nước về mùa khô cho nên có ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người.

* Hải văn:

- Thuỷ triều: KKT Vân Đồn có chế độ nhật triều thuần nhất (trong một ngày một lần nước lớn và một lần nước ròng). Về mùa đông nước lên vào buổi sáng, mùa hè nước lên vào buổi chiều. Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 90-95% tổng số ngày trong tháng. Biên độ thuỷ triều có thể nói là lớn nhất nước ta, khoảng 3,5-4m. Trong năm có tới hơn 100 ngày mực nước cao trên 3,5m. Mực thuỷ triều cao nhất vào các tháng 1, 6, 7, 12 thấp nhất vào các tháng 3, 4, 8, 9. Biên độ thuỷ triều lớn tạo khả năng trao đổi nước giữa các khu vực nuôi trồng thuỷ sản và nguồn nước mặn từ biển vào tương đối dễ dàng, thuận lợi cho việc lấy nước vào ra các đầm nuôi. Tuy nhiên, với diễn biến nước biển đang dâng cao theo dự báo cùng với biên độ thuỷ triều cao lại tạo điều kiện cho xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Độ mặn nước biển: Từ tháng 11 đến tháng 4 độ mặn có giá trị cao trong năm, cao nhất vào tháng 1 và tháng 2 (khoảng 3-3,2%). Do đây là thời kỳ ít mưa nhất, lượng mưa nhỏ làm nước biển ít bị pha loãng, lượng bốc hơi cao. Biên độ dao động của độ mặn giữa các tháng trong mùa đông không lớn. Từ tháng 5 đến tháng 10 độ mặn giảm, thấp nhất vào tháng 7 và tháng 8, giá trị trung bình khoảng 2,1- 2,6%. Do mùa hè mưa nhiều, lượng mưa lớn nên nước biển bị pha loãng.

- Nhiệt độ nước biển: Giống như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước biển biến đổi theo không gian và thời gian. Ở tầng mặt, nhiệt độ nước biển trung bình khoảng 30-320C vào mùa hè, cao nhất vào tháng 7. Mùa đông nhiệt độ nước biển trung bình khoảng 17-220C, thấp nhất vào tháng 1 (17-18,50C), từ tháng 2 đến tháng 7 nhiệt độ nước tăng dần sau đó giảm đến tháng 2 năm sau. Ở tầng đáy, các giá trị nhiệt độ cao nhất, thấp nhất và giá trị trung bình chênh lệch khoảng 10C. Nhìn chung, nhiệt độ nước biển tầng mặt cao hơn so với tầng đáy, nhưng do độ sâu đáy biển ở đây không lớn nên nhiệt độ tầng mặt và tầng đáy không khác nhau nhiều. Vào tháng 2, nhiệt độ nước biển cao nhất ở tầng đáy là 20,10C, trung bình vào khoảng 180C. Tháng 7, nhiệt độ trung bình khoảng 29-300C.

- Sóng và hướng sóng: Sóng ở khu vực KKT Vân Đồn có cấp độ cao thấp, không cao như ở ngoài khơi do có rất nhiều hòn đảo như bức rào chắn không cho sóng phát triển. Cấp độ cao nhất vào tháng 7, 8 do ảnh hưởng của bão gây ra. Hướng sóng đông nam là hướng thịnh hành với tần suất 20-40%. Tần suất sóng hướng nam cũng khá cao 15-20%, tần suất sóng hướng tây không đáng kể.

- Dòng chảy: Từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, hướng chủ đạo là tây nam dọc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w