Tiêu chí đánh giá sửdụng đất bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 36)

Theo FAO(1997), tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững bao gồm:

Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường. Các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững là căn cứ để xem xét đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững hiện tại và tương lai, xác định các loại hình sử dụng đất phù hợp, đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất bền vững.

a) Bền vững về mặt kinh tế: (i) Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả … và tàn dư để lại). Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng tiêu thụ tạiđịa phương, trong nước và xuất khẩu. (ii)Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. (iii) Tổng giá trị xuất khẩu, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn và giá trị ngày công lao động là các chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất. Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao phải mang lại giá trị cao cho người sản xuất thông qua các chỉ tiêu trên.

b) Bền vững về mặt xã hội: (i) Hệ thống sử dụng đất phải thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quantâmtrước,nếumuốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài(bảovệ đất, môi trường…). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân. (ii) Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền thụ hưởng lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể. Loại hình sử dụng đất phải phù hợp với năng lực của nông hộ, có khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa, phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương, khu vực. (iii) Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương để đạt được sự đồng thuận của cộng đồng.

c) Bền vững về mặt môi trường: (i) Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. (ii) Hệ thống sử dụng đất phải đảm

bảo hạn chế các quá trình thoái hóa đất do tác động tự nhiên: xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa. (iii) Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn ngừa, giảm nhẹ thiên tai: bão lụt, xói lở, đất trượt, cháy rừng…(iv) Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm do hoạt động của con người như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân vô cơ không hợp lý. Giảm mức độ ô nhiễm, nhiễm mặn, nhiễm phèn đất, nước, hạn chế cát bay, giảm thiểu xói mòn, thoái hóa đến mức cho phép, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học.

Chúng ta có thể thấy rằng, Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với trình độ phát triển cũng như cách tiếp cận trong quy hoạch sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế toàn cầu hóa và tạo ra hành lang để quản lý quá trình phát triển đất nước một cách hợp lý, bền vững. Với quy hoạch sử dụng đất Khu kinh tế Vân Đồn, có thể nhận thấy rằng đến năm 2020 sẽ có những biến động rất lớn về đất đai cụ thể bằng việc mở rộng không gian phát triển các đô thị, du lịch, công nghiệp … do đó ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch yếu tố về biến đổi khí hậu và nước biển dâng tác động đến Khu kinh tế có thể làm kìm hãm sự phát triển bền vững của khu vực. Do vậy định hướng sử dụng đất bền vững với 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường nên được đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w