- Giải pháp nâng cao sức chống chịu: Các giải pháp thích ứng nhằm để tăng sức chống chọi các tác động của biến đổi khí hậu .
- Giải pháp mang tính bảo vệ: Các giải pháp thích ứng nhằm bảo vệ nguyên trạng, tránh tác động đã dự báo của biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiệt hại.
a. Giải pháp nâng cao sức chống chịu:
- Chống chịu với mưa, lũ:
Vấn đề lớn nhất mà các đô thị hiện nay phải đối mặt đó chính là việc ngập úng khi có hiện tượng mưa lớn, lũ lụt. Tuy nhiên với khu kinh tế Vân Đồn, khu vực phát triển các chức năng đô thị chủ yếu được xây dựng mới, các trạm, hệ thống thoát nước đã được quy hoạch chi tiết đến từng khu do đó trong tương lai nếu hoàn thiện thì vấn đề thoát nước không đáng lo ngại. Nhưng trước mắt khi các khu chức năng chưa hoàn thiện, đang ở giai đoạn san nền, thi công thì vấn đề về ngập úng khi có mưa lớn là vấn đề nan giải ảnh hưởng đến tiến độ thi công, cũng như chất lượng môi trường (nước, không khí, hệ sinh thái….) do đó cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đã được phê duyệt trong quy hoạch bên cạnh đó trong quá trình thực hiện quy hoạch ở khu vực này cần phải giám sát ky quá trình xây dựng hệ thống thoát nước đảm bảo theo các thiết kế đã đề ra để việc tiêu thoát nước không xảy ra sự cố khi các quy hoạch tiếp theo được xây dựng.
Khu vực xã Bản Sen:Là khu vực tiềm tàng khả năng lũ lụt do đó cần các giải pháp chống chịu với hiện tượng nước biển dâng, lượng mưa tăng, các yếu tố dị
thường xảy ra. Khi chịu các tác động này cần phải thích ứng nhanh, chú ý tới thiết kế hệ thống thoát nước khu dân cư, đối với các con suối là nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ cần tăng cường nâng cao mật độ rừng đầu nguồn. Khu chôn lấp rác thải ở phía nam đảo cần có hệ thống thoát nước thải riêng sau khi xử lý, bố trí nước thải qua thanh lọc của rừng giảm ô nhiễm tối đa khi thải vào môi trường.
Để hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của xói mòn, sạt lở đất, chúng tôi đề xuất giải pháp tổng hợp về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; hạ thấp độ dốc trồng rừng để giữ đất chống sạt lở; xây dựng các công trình kè bờ, những vị trí có nguy cơ sạt lở cao; di dân ra khỏi vùng có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét…
- Chống chịu với nhiệt độ tăng:
Quy hoạch KKT Vân Đồn cần thiết nên thêm vào hạn mức diện tích đất cây xanh ở các khu vực có mật độ xây dựng cao như đô thị Cái Rồng, và các khu công nghiệp. Thông qua việc bổ sung cây xanh theo các tuyến giao thông nội khu công nghiệp, khu dân cư, bố trí diện tích các công viên nhỏ xen kẽ các nhà máy xí nghiệp các khu chung cư…… Cây xanh không những hấp thụ ánh sang mặt trời làm giảm được nhiệt độ, điều hòa không khí mà còn hấp thụ trực tiếp được một phần lượng khí phát thải từ khu công nghiệp, từ giao thông đô thị ra khu vực xung quanh.