Giải pháp giảm nhẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 101)

- Chống chịu với nước biển dâng:

3.3.3. Giải pháp giảm nhẹ

- Bảo vệ, bảo tồn diện tích đất lâm nghiệp còn lại sau quy hoạch, đặc biệt là khu vực vườn quốc gia Bái Tử Long. Khu vực phát triển rừng sản xuất tại KKT Vân Đồn nên có biện pháp tuyên truyền cho người dân thực hiện song song việc khai thác rừng và trồng rừng cho hiệu quả, tránh bỏ hoang, tăng cường mức độ che phủ của rừng, hạn chế đốt nương làm rẫy tại khu vực dân trí thấp.Xây dựng chương trình sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo.

-Đối với các diện tích sản xuất nông nghiệp: Cần đảm bảo thực hiện theo quy hoạch sản xuất vùng tăng cường các sản phẩm hàng hóa đặc trưng vùng các sản phẩm có năng suất cao phục vụ đời sống dân sinh và phục vụ khách du lịch. Cần có sự linh hoạt trong chuyển đổi mục đích khi ngập lụt xảy ra, nghiên cứu cây trồng có khả năng chịu ngập, chịu mặn, chịu phèn, nuôi trồng thủy hải sản trên đất ngập nước theo mô hình bền vững để thích nghi tối đa.

Áp dụng mô hình sử dụng đất có tiềm năng giảm thiểu hoặc xóa bỏ phát thải khí nhà kính. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến và nông nghiệp hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường.

- Các khu chức năng phát triển khu công nghiệp, khu dân cư tập trung,… là những khu vực phát thải khí lớnnên tăng cường trồng cây xanh, khuyến khích người dân sử dụng những phương tiện thân thiện với môi trường như đi xe đạp, đi bộ … Khoảng cách quy hoạch mới các khu dân cư, khu đô thị, các khu công nghiệp, các công trình trường học, bệnh viện, cơ quan công sở nhà nước…cách chỉ giới quy hoạch đường giao thông trên 100m.

- Các khu vực ven biển chịu ảnh hưởng của BĐKH: Ưu tiên đất thủy lợi để xây dựng các công trình tiêu úng, đề điều và các công trình hồ chứa, kênh mương để phòng tránh thiên tai, ngăn mặn, chống hạn, cung cấp nước cho sinh hoạt và nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với các vùng khó khăn, nhưng phải phù hợp với địa hình, khí tượng thuỷ văn của vùng. Ưu tiên đất ởphục vụcho việc tái định cư, di dân. Quy hoạch sửdụng đất phải hợp lý so với với tập quán của dân cư trước khi di dời tạo điều kiện cho việc định canh, định cư.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Hiện trạng sử dụng đất: Bên cạnh những sự chuyển đổi mang tính tích cực như chuyển đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả cao hơn, hay đưa đất chưa sử dụng vào mục đích trồng rừng sản xuất,… thì KKT Vân Đồn gặp phải một số bất cập như: Tiến độ của các dự án đã được phê duyệt diễn ra rất chậm chap nguyên nhân được xác định là do GPMB, biến đổi khí hậu làm gia tăng bão và mưa lớn,... Bên cạnh đó việc khai thác rừng, cát một cách bừa bãi cũng là vấn đề lớn hiện nay tại KKT Vân Đồn.

2. Tình hình biến đổi khí hậu:Thực tế trong những năm gần đây, Vân Đồn đã phải hứng chịu rất nhiều những hậu quả của biến đổi khí hậu như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn thất thường, sương muối, v..v.. tác động mạnh tới việc sử dụng đất làm thoái hóa đất với các loại hình như xói mòn, rửa trôi,sạt lở, mặn hóa … qua đó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, phá vỡ kết cấu hạ tầng, du lịch, gây cản trở đến giao thông cũng như sinh kế của người dân trong khu vực.

3.Quy hoạch KKT Vân Đồn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030: Các khu chức năng mở rộng để phát triển du lịch, công nghiệp, thương mại, khu dân cư chủ yếu nằm dọc ven biển gần mép nước, do đó rất dễ bị tổn thương trước những tác động dị thường của thời tiết. Bên cạnh đó đất thuận lợi cho xây dựng ít, nhiều khu vực được xây dựng trên đất ít thuận lợi sẽ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch. Quy hoạch cũng đã làm tăng khả năng thích nghi đối với những khu vực trũng thấp, tuy nhiên với tác động tích lũy của các yếu tố khí hậu thì điều đặt ra là phải điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc xã hội trong hoàn cảnh môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm nguy cơ b tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

4.Căn cứ vào kịch bản của biến đổi khí hậu, địa hình của khu vực nghiên cứu và những tác động trong quá khứ đề tài đã dự báo được những tác động của biến đổi khí hậu đến khu vực nghiên cứu. Từ đó, đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý để ứng phó với biến đổi khí hậu theo 3 nhóm: Giải pháp chung, giải pháp thích ứng,

giải pháp giảm nhẹ. Việc định hướng này vẫn dựa trên điều kiện tự nhiên của KKT và những dự báo ở trên, nhưng quan trọng hơn là nó góp phần làm cho việc sử dụng đất hiệu quả hơn, phù hợp hơn nữa với tình hình tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai đặc biệt hướng tới sử dụng đất bền vững.

Kiến nghị

Trong luật đất đai sửa đổi, quy hoạch sử dụng đất đã chú ý đến vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu tuy nhiên lại chưa có những quy trình hướng dẫn cụ thể, nhất là với loại hình Khu kinh tế do đó đề nghị cần ban hành những văn bản quy định về việc lồng ghép, tích hợp yếu tố BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất với loại hình Khu kinh tế bên cạnh đó là những văn bản quy trình hướng dẫn chi tiết.

Do yếu tố khí hậu và môi trường có mối quan hệ sâu sắc với nhau cho nên để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả của quy hoạch, chúng ta nên kết hợp việc ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường trong quy hoạch.

Áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến để xây dựng các bản đồ dự báo khả năng biến đổi đất đai do các điều kiện khí hậu, ví dụ như: bản đồ dự báo ngập, bản đồ dự báo sạt lở bờ biển, bản đồ nền nhiệt độ, biểu đồ tần suất bão,… Những bản đồ, biểu đồ này sẽ là nguồn tham khảo quý giá và quan trọng cho việc điều chỉnh và thực hiện quy hoạch.

Trong khuôn khổ Luận văn với vùng nghiên cứu rộng, đối tượng nghiên cứu đa dạng, các dự báo về tác động biến đổi khí hậu, các giải pháp không thể trình bày chi tiết. Hi vọng rằng, trong tương lai các vấn đề đã được đề cập sẽ được tiếp tục nghiên cứu ở mức độ sâu hơn và có quy mô lớn hơn để đem lại những giá trị thực tiễn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban Quản lý KKT Vân Đồn, (2012),Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của KKT Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

2. Ban quản lý KKT Vân Đồn, (2009), Thuyết minh quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng

cho Việt Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và bản đồ Việt Nam. 4. Nguyễn Đình Bồng (2013), Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ứng

phó với biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản chính trị.

5. Vũ Thị Bình (2003) Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

6. Vương Cường(2008), Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh - Chương trình nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn cấp bộ. Chủ nhiệm chương trình: TS. Vương Cường

7. Trần Thọ Đạt, Vũ Hoài Thu (2012), Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển, Nhà xuất bản giao thông vận tải.

8. FAO (1992). Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất, Đất và nước(1).

9. FAO (1997). Quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất đai – Hướng tới một phương pháp mới, Đất và nước (2).

10. Tôn Gia Huyên (2007), Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập, Hội khoa học đất Hà Nội.

11. IPCC (2007). Diễn đàn quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu, Inđônêxia, Bali.

12. Trịnh Duy Luân, (2004), Xã hội học đô thị, NXB Khoa học xã hội.

13. Nhóm các tác giả thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và bản đồ Việt Nam.

14. Ngân hàng Thế giới (2010), “Phát triển và Biến đổi khí hậu”, Báo cáo Phát triển Thế giới.

16. Nguyễn Hữu Ngữ (2010), Bài giảng quy hoạch sử dụng đất, Đại học Nông Lâm Huế

17. SEMLA (Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường)(2004), Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép – Hướng dẫn Ky thuật.

18. Trần Cao Sơn, Định hướng phát triển đô thị Việt Nam và tác động của nó đến văn hoá, chuyên đề 21, đề tài KX 05.03.

19. Trần Văn Tuấn (2010), Giáo trình đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất, Đại học Khoa học tự nhiên.

18. UNDP (2008), “Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới còn chia cách”, Báo cáo Phát triển Con người 2007/2008 19. UBND huyện Vân Đồn, Thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Vân Đồn

giai đoạn 2010-2020.

20. UBND huyện Vân Đồn, (2013) Thống kê đất đai năm 2013

21. UBND tỉnh Quảng Ninh (2011), Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Tiếng Anh

24. Brian Robert and Trevor Kanaley (edited) (2006), Urbanization and sustainability in Asia, Asian Development Bank, the Philippines.

25. Dr. Clement Lewsey, Mr. Gonzalo Cid, Mr. Edward Kruse, Climate Change Impacts on Land Use Planning and Coastal Infrastructure, NOS (National Ocean Service) International Programs Office.

26. Dwarakish, G.S., S.A. Vinay, et al. (2009). "Coastal vulnerability assessment of the future sea level rise in Udupi coastal zone of Karnataka state, west coast of India." Ocean & Coastal Management 52(9): 467-478.

27. Rebecca Carter (2008), Land use planning in the changing climate of the West, The University of Arizona Press.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2012 CỦA KKT VÂN ĐỒN

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Tổng DT các loại đất Cơ cấu DT loại đất so với tổng DTTN Tổng diện tích tự nhiên 55133 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 42269,85 76,67

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 979,27 1,78

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 655,8 1,1

9 1.1.1.

1 Đất trồng lúa LUA 539,82 0,98

1.1.1.

2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.

3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 115,98 0,21

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 323,47 0,59

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 40607,46 73,65 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 22911,24 41,56 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 11542,03 20,93 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 6154,19 11,16 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 680,12 1,23 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 3,00 0,01

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2854,43 5,18

2.1 Đất ở OTC 411,18 0,75

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 329,5 0,60

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 81,68 0,15

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2142,55 3,89

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 6,51 0,01

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 697,4 1,26

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,53 0,00

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 629,2 1,14

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 808,91 1,47

2.3 Đất tôn giáo, tôn ngưỡng TTN 16,14 0,03

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 91,3 0,17

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên

dùng SMN 193,26 0,35

3 Đất chưa sử dụng CSD 10008,72 18,15

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4542,11 8,24

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Tổng DT các loại đất Cơ cấu DT loại đất so với tổng DTTN

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 3256,34 5,91

PHỤ LỤC 3: SƠ ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐẾN NĂM 2030 CỦA KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w