khu vực nghiên cứu
Qua nghiên cứu tổng hợp, phân tích các đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường, có thể đưa ra những đánh giá về lợi thế, hạn chế như sau:
2.1.3.1. Các lợi thế
Vân Đồn là huyện nằm ở vùng Đông bắc tỉnh Quảng Ninh, có nhiều thuận lợi để giao lưu kinh tế với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cửa khẩu Móng Cái. Là cửa ngõ thông ra biển của vùng đông bắc để giao lưu thông thương với các khu vực bằng đường biển.
Có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú đặc biệt là đá vôi, cát thuỷ tinh... để phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như khai thác cát thuỷ tinh, vật liệu xây dựng, đóng tàu… Các nguồn tài nguyên biển, tài nguyên rừng cho phép khai thác và sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong khu vực và xuất khẩu.
Vân Đồn có nhiều bãi biển đẹp, có rừng quốc gia Bái Tử Long và các di tích lịch sử văn hoá thu hút ngày càng nhiều khách đến tham quan du lịch.Nhiều cơ sở
nhà nghỉ được xây dựng hiện đại, các phòng nghỉ có các trang thiết bị tiện nghi đầy đủ đáp ứng nhu cầu của du khách. Các chuyến tàu cao tốc Vân Đồn đi Quan Lạn, Minh Châu và các xã đảo được tăng cường... đáp ứng nhu cầu đi lại cho khách đi thăm quan, du lịch, tắm biển trong ngày…. Những kết quả trên cho thấy, du lịch Vân Đồn đã có những khởi sắc mới và hoàn thiện, đang từng bước vươn lên phát triển toàn diện hội nhập với xu thế phát triển chung của khu vực và cả nước.
Khả năng đô thị hoá cao kết hợp với sự phát triển du lịch sinh thái của các điểm du lịch cao cấp như điểm du lịch Bãi dài, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng với thị trấn Cái Rồng và các vùng lân cận tạo thành một hệ thống vùng đô thị, du lịch, thương mại dịch vụ đa năng. Tạo nên các điểm nhấn cho nền kinh tế trên địa bàn huyện phát triển một cách toàn diện và bền vững.
Kinh tế liên tục phát triển ở mức cao và ổn định, các ngành kinh tế trọng điểm (thương mại, du lịch, thuỷ sản…) có sự phát triển nhanh, là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khu vực.
Nhân dân các dân tộc huyện Vân Đồn có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng lâu đời, với tinh thần hiếu học, sáng tạo, có nguồn lao động trẻ dồi dào, có đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân ky thuật tay nghề cao.. Đây là các yếu tố quan trọng để phát triển kinh – xã hội theo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.3.2. Những hạn chế
Nền kinh tế của huyện tuy có phát triển nhưng chưa đều giữa các vùng, sự tích luy còn thấp, công nghệ sản xuất một số nơi vẫn còn mang tính thủ công chưa được cải tiến nhất là trong sản xuất nông nghiệp, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá trên thị trường còn thấp.
Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn thiếu, chưa đồng bộ, nhất là giao thông và các công trình văn hoá, y tế, giáo dục ở các vùng sâu và các xã đảo phát triển còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Là huyện có tiềm năng phát triển du lịch nhưng sản phẩm quảng bá cho ngành du lịch còn nghèo nàn, số ngày lưu giữ khách chưa đều, khách đến tham quan, du lịch đông chủ yếu vào các ngày nghỉ và ngày lễ.
Là nơi thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển, đồng thời cũng là nơi nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn giữa lợi ích của các ngành với lợi ích chung. Sự mâu thuẫn cơ bản là phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái cần được xem xét trong việc hoạch định các dự án quy hoạch trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường trong tương lai.
Vân Đồn có địa hình đi lại phức tạp, diện tích quy đất cho phát triển xây dựng còn hạn chế, việc quy hoạch quy đất cho các ngành phát triển chưa đồng bộ, thậm chí còn bị chồng chéo. Các dải đất tiềm năng cho xây dựng là vùng đồng bằng ven biển địa hình trũng thấp.
Khu kinh tế Vân Đồn trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng, các yếu tố dị thường của khí hậu như bão, giông lốc, mưa lớn, sương muối,... cũng đang diễn ra với cường độ và tần suất mạnh hơn bên cạnh đó là sự chia cắt địa hình bởi các dãy núi và nước biển làm cho đất đai của khu vực có nguy cơ thoái hóa bằng nhiều loại hình như sạt lở bờ biển, xói mòn, mặn hóa,... ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng đất và việc triển khai quy hoạch.