Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của Vân Đồn, tổng diện tích tự nhiên toàn KKT là: 55.133 ha, trong đó: (i) Đất nông nghiệp: 42.269,85 ha; chiếm 76,67 % diện tích tự nhiên (đất sản xuất nông nghiệp 979,27 ha chiếm 1,78% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp 40.607,46 ha chiếm 73,65% diện tích tự nhiên). (ii) Đất phi nông nghiệp: 2854,43 ha chiếm 5,18 % diện tích đất tự nhiên (Đất ở: 411,18% chiếm 0,75% diện tích tự nhiên, đất chuyên dùng 2.142,55 ha chiếm 3,89% diện tích tự nhiên). (iii) Đất chưa sử dụng: 10.008,72 ha chiếm 18,15% diện tích đất tự nhiên (đất bằng chưa sử dụng 4542,11ha chiếm 8,24% diện tích tự nhiên, đất đồi núi chưa sử dụng 5466,61 ha, chiếm 9,91% diện tích tự nhiên)
Ghi chú:
1- Đất nông nghiệp 2- Đất phi nông nghiệp 3- Đất chưa sử dụng
Hình 2.7: Biểu đồ cơ cấu các loại đất
* Những vấn đề tồn tại trong sử dụng đất tại KKT Vân Đồn
Như vậy kể từ khi có quyết định thành lập Khu kinh tế Vân Đồn của Thủ tướng chính phủ vào năm 2007, sử dụng đất ở KKT Vân Đồn có sự chuyển biến tích cực. Xu hướng tăng diện tích đất phi nông nghiệp, giảm diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế xã hội của KKT đang trong thời kỳ phát triển. Việc chuyển đổi loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp từ sản xuất lúa sang hoa màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn. So với năm 2007 diện tích đất chưa sử dụng đã giảm đáng kể từ 34,8% xuống còn 18,15%. Việc chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng sang đất có rừng trồng sản xuất góp phần vào tăng thu nhập của người dân địa phương nói riêng cũng như toàn KKT nói chung.
Bên cạnh đó, sử dụng đất tại KKT Vân Đồn gặp nhiều vướng mắc:
Tiến độ thực hiện các dự án phát triển đã được phê duyệt phần lớn là chậm so với kế hoạch. Những dự án đang được triển khai như phát triển hạ tầng ky thuật (giao thông) chậm tiến độ do địa chất không ổn định, BĐKH mà cụ thể là bão, mưa lớn thời gian qua đã khiến nhiều mái ta luy bị sạt trượt, gây khó khăn cho công tác thi công.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa được xác định do gặp khó khăn trong đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), trong đó đặc biệt là vấn đề bố trí tái định cư cho các hộ dân khi đền bù, thu hồi đất.Trên địa bàn Khu Kinh tế (KKT) Vân Đồn hiện nay đã có 79 dự án có sử dụng đất với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 9.800 tỷ đồng, hoạt động trên các lĩnh vực du lịch sinh thái, khách sạn, nhà nghỉ, đầu tư kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thuỷ sản và
trại sản xuất giống, hồ chứa nước ngọt, mạng lưới cấp nước, nạo vét luồng, hạ tầng giao thông, trồng rừng. Đến nay mới có 18 dự án đã hoàn thành toàn bộ hoặc một phần xây dựng cơ bản và đang duy trì sản xuất kinh doanh, trong đó có 2 dự án FDI với tổng số vốn thực hiện đạt 488 tỷ đồng. Có 13 dự án đang trong giai đoạn triển khai xây dựng cơ bản; tất cả các dự án này đều thuộc lĩnh vực đô thị, khu dân cư, du lịch - dịch vụ. Có 46 dự án chưa triển khai bao gồm các lĩnh vực hạ tầng, đô thị, khu dân cư, du lịch - dịch vụ, công viên. Đơn cử như Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu tái định cư xã Hạ Long được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2009, đây là dự án trọng điểm có ảnh hưởng, tác động đến việc triển khai các dự án khác trên địa bàn KKT. Tuy nhiên, đến nay tiến độ GPMB của Dự án đã chậm 32 tháng.
Vấn đề môi trường cũng là vấn đề tồn tại tại KKT Vân Đồn môi trường đất bị tác động bởi nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết bất thường (như mưa lớn, bão ...) bên cạnh đó là phương thức canh tác chưa hợp lý, chặt phá rừng dẫn đến thoái hóa đất do xói mòn, rửa trôi.
Tình hình khai thác cát đá trái phép tại xã Bản Sen, Minh Châu; sử dụng đất sai mục đích, san gạt, xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại xã Đài Xuyên, Bình Dân, Quan Lạn chưa được kiểm tra ngăn chặn, xử lý kịp thời.