Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non tỉnh Điện Biên (Trang 99)

Để nâng cao chất lượng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, tác giả có một số kiến nghị như sau:

2.1. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Điện Biên

- Cần tập hợp đội ngũ chuyên viên chuyên trách bồi dưỡng thường xuyên có trình độ chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ để giải quyết những thắc mắc của giáo viên trong thời gian tập huấn.

- Đôn đốc, kiêm tra nghiêm túc các lớp bồi dưỡng, tránh bệnh thành tích, đảm bảo chất lượng các khóa bồi dưỡng.

- Tăng cường, đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho các lớp bồi dưỡng.

- Có chế độ chính sách ưu tiên cho GDMN, vì cường độ lao động của GVMN rất vất vả, thời gian lao động từ 10-12 tiếng/ ngày. Vì vậy để giúp hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, việc quan tâm đến đời sống của giáo viên mầm non là vấn đề hết sức cấp thiết.

- Tăng tiền lương, trợ cấp cho GVMN để góp phần cải thiện đời sống, giúp giáo viên yên tâm công tác và tích cực tự nguyện tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

2.2. Phòng giáo dục đào tạo các huyện

- Có kế hoạch chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và CBQL GDMN thường xuyên, liên tục, đặc biệt là chương trình giáo dục mầm non mới, đề án phổ cập giáo dục mầm non.

- Tăng cường tố chức sinh hoạt chuyên môn để giao lưu, học hỏi giữa các trường trong Quận và với các trường ở quận khác, tỉnh/thành phố khác về chuyên môn nghiệp vụ.

- Cần chú ý tìm hiểu nhu cầu, nguyên vọng được bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên tại cơ sở

2.3. Ban Giám hiệu các trường mầm non

- Khuyến khích, động viên giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, có chế độ khen thưởng giáo viên thực hiện tốt.

- Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hạn chế giao những công việc hành chính kiêm nhiệm và những quy định gò bó khiến giáo viên không phát huy được khả năng sáng tạo.

- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc chăm sóc - giáo dục trẻ đúng mức. - Áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong nghiên cứu này một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Hiệu trưởng chủ động tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên mầm non trong thực tế.

2.4. Giáo viên các trường mầm non

- Tuyên truyền, vận động với phụ huynh, cộng đồng về chương trình giáo dục mầm non mới, về đề án phổ cập giáo dục mầm non đế huy động mọi nguồn lực của xã hội cho giáo dục mầm non nói chung và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non nói riêng.

- GVMN cần xác định bồi dưỡng chuyên môn, cập nhật các nội dung chuyên môn để vận dụng vào nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên và liên tục. Tự giác, tích cực, chủ động trong học tập, tự bồi dưỡng và tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn để rèn luyện và củng cố tay nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), “Đề án phát, triến Giáo dục mầm non

giai đoạn 2006- 2015”, Quyết định số 149/2006/QĐ - TTg ngày 23/6/2006.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), “Điều lệ trường mầm non”, Quyết định số

14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7/4/2008.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), “Chương trình Giáo dục mầm non”,

Thông tư sổ 17/2009/TT-BGD- ĐT ngày 25/7/2009.

4. Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang

nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên.

5. C.Mac (1976), Tư bản Quyển 1 tập 2. Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. Vũ Đức Đạm (2005), Một số giải pháp quản lý phát triến đội ngũ giáo

viên mầm non trên địa bàn tỉnh Từ Son, tình Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa

học Quản lý giáo dục.

7. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001),

Từ điến giáo dục. Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

8. Dương Thị Minh Hiền (2010), Biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học tỉnh Nam Định đáp ứng Chuẩn NN, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - Đại học Giáo dục Hà Nội.

9. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weinz Weihrich (1992), Những

vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học Kỹ thuật.

10. Lê Xuân Hồng, Trần Quốc Minh, Hồ Lai Châu, Hoàng Mai và Lê Thị

Khang (2001), Cẩm nang dành cho GV trường mầm non. Nxb Giáo dục.

11. Ngô Công Hoàn (1995), Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em. Nxb

Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu,

Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục: Một số vấn đề

13. Nguyễn Thị Mỹ Lộc- Nguyễn Quốc Chí (2010), Lý luận đại cương về

quản lý, ,tái bản, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục.

Nxb giáo dục Hà Nội.

15. Nguyễn Kỳ (1987), Mấy vấn đề về quản lý giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu

Giáo dục, số 34.

16. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục. Một sổ vẩn đề lý luận và

thực tiễn. Nxb Giáo dục Hà Nội.

17. Lục Thị Nga (2005), “Ve việc quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

nhằm nâng cao chất lượng dạy học”, Tạp chí Giáo dục, số 1 lố tháng 6/2005.

18. Hoàng Phê (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Quốc hội (2005), “Luật giáo dục”, Luật sổ 38/2005/OH11 ngày 14/6/2005.

20. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quán lý

giáo dục, Trường CBQLGD&ĐT 1, Hà Nội.

21. Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Điện Biên(2013), Báo cáo tổng kết năm

học 2012-2013 ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên.

22. Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Điện Biên (2013), Báo cáo tổng kết năm

học 2012-2013 Giáo dục mầm non tỉnh Điện Biên.

23. Sở giáo dục đào tạo tỉnh Điện Biên (2013) “Báo cáo kết quả sơ kết thực

hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015”.

24. Lê Quang Sơn (2007), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa

học, Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục- Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

25. Thủ tướng Chính phủ (2010), “Đề án phố cập mầm non cho trẻ 5 tuổi

giai đoạn 2010-2015”, Quyết định số: 239/QĐ-TTD ngày 09/02/2010.

26. Thủ tướng chính phủ (2005), Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ

nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010, Quyết định số

27. Thủ tướng chính phủ (2006), Phê duyệt Đề án Phát triển Giáo dục

mầm non giai đoạn 2006 – 2015, Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày

23/6/2006

28. Thủ tướng chính phủ (2010), Đề án phổ cập Mầm non cho trẻ 5 tuổi

giai đoạn 2010- 2015, Quyết định số 239/QĐ- TTg ngày 9/2/2010.

29. Thủ tướng chính phủ (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Điện Biên đến năm 2020, Quyết định số 2484QĐ-TTg ngày

8/10/2012.

30. Đinh Thị Kim Thoa (2008), Đánh giá trong giáo dục mầm non. Nxb

Giáo dục.

31. Hà Nhật Thăng, Lê Quang Sơn (2010), “Rèn luyện kỹ năng sư phạm” .

Nxb Giáo dục.

32. Nguyễn Huy Thông (1999) “Giải pháp bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên

mẫu giáo các tỉnh duyên hải Miền trung”, luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục.

33. Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2010), Quy hoạch phát triển ngành

giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Quyết định

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (DÀNH CHO HIỆU TRƯỜNG, GIÁO VIÊN)

Để góp phần cải tiến thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, kính mong Quý Thầy/Cô giúp đỡ bằng cách đọc kỹ các câu hỏi và trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng.

A. Xin Quý Thầy/Cô cho biết một so thông tin cá nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non tỉnh Điện Biên (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)