Điện Biên
Đội ngũ giáo viên chính là nhân tố quyết định cho sự nghiệp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ. Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao năng lực trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ GVMN là một nhiệm vụ quan trọng, phải có sự chỉ đạo và được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Ngày 09 tháng 02 năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định Số 239/QĐ- TTg về việc phê duyệt đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010- 2015. Trong đề án đã nêu rõ mục tiêu chung là nhằm “Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi đều được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buối/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, làm quen với chữ viết, chữ số và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp Một” [14]. Để có thể đạt được mục tiêu trên, đề án đã đề ra các giải pháp chủ yếu. “Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non đú về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phổ cập và thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non; Tăng cường đào tạo nâng chuân và thực hiện hiệu quả chế độ tu nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; Chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên tại các cơ sở mầm non” là một trong những giải pháp mà đề án đề ra.
Trên tình hình thực tế hiện nay, vẫn còn một bộ phận giáo viên năng lực, nghiệp vụ chuyên môn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay. Một số giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn đã quá tuổi đào tạo, không còn khả năng học tập bồi dưỡng, chưa bố trí được công việc phù hợp vẫn đang đứng lớp, số giáo viên này cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non.
phải có đủ GV với phẩm chất tốt và năng lực sáng tạo.Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục nói chung, trong đó có GDMN. Vì vậy, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GVMN trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ hết sức cần thiết.
2.3.3. Thực trạng nhận thức về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
2.3.3.1. Đánh giá về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Bảng 2.1: Ý kiến nhận thức về tính cần thiết TT Đối tượng Rất cần thiết
(%) Cần thiết (%) Ít cần thiết (%) Không cần thiết (%) 1 CBQL 80 20 0 0 2 GV 67.5 32 2.3 0
Theo bảng ý kiến của các nhóm khách thể về tính cần thiết ở trên cho thấy: - Đối với CBQL: Hầu hết CBQL đều đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là rất cần thiết, cụ thể có 80% CBQL cho là rất cần thiết và 20% cho là cần thiết. Như vậy, có thể đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cấp thiết, cần được chú trọng quan tâm, đầu tư.
- Đối với GVMN: 65.7% GV đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn là rất cần thiết, 32% đánh giá ở mức độ cần thiết; Chỉ có 2.3% đánh giá ở mức độ không cần thiết, rơi vào một số GV lớn tuối, có thâm niên công tác trên 25 năm. Những GV này thường ngại tiếp xúc với cái mới, ngại sự thay đối và có tâm lý an phận.
Dựa vào số liệu ở trên, có thể khắng định rằng: Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là vấn đề đáng quan tâm. Hoạt động này nhằm giúp GVMN hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.
2.3.3.2. Đánh giá về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, GVMN có vị trí, vai trò rất quan trọng. Đối mới GDMN đã và đang diễn ra theo xu hướng đối mới chung của GD- ĐT nước nhà, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN, nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ sư phạm của GVMN, đáp ứng với những đối mới của GDMN hiện nay. Chính vì vậy, việc xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là một điều rất quan trọng và cần thiết, vì nó định hướng cho việc xây dựng nội dung chương trình, chọn lọc nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, xác định và chi phối toàn bộ công tác của CBQL.
Bảng 2.2. Đánh giá nhận thức về các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
TT Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
CBQL GV
Tỉ lệ
(%)
Tỉ lệ
(%)
1 Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ
năng sư phạm cho GV 63.8 62.6
2 Giúp GV đáp ứng chuẩn ngạch GVMN 31.2 31.9
3 Nâng cao trình độ trên chuẩn cho GVMN 23.7 28.6 4 Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của GV 52.4 31.3 5 Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm 37.8 33.4
Với số liệu ở bảng 2.2 cho thấy, hầu hết CBQL và GV đều nhận thức đúng mục tiêu “Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho GV” trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Cụ thể có 63.8% CBQL và 62.6% GV. Tuy nhiên, cũng có khá đông CBQL và GV nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV là “Giúp GV đáp ứng chuẩn ngạch GVMN; Nâng cao trình độ trên chuẩn cho GV; Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm”. Có sự khác biệt về nhận thức giữa CBQL và GV trong mục tiêu “Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của GV”: 52.4% CBQL nhận thức đúng về mục tiêu này, trong khi đó chỉ có 31.3% GV nhận thức đúng.
Như vậy, khi CBQL nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV sẽ ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và không đề ra được các giải pháp phù hựp để quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Cũng như GV, một khi đã nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng GDMN.
2.3.3.3. Đánh giá về nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mẩm non + Các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
- Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN
- Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tố chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác CS- GD trẻ MN - Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần theo hướng đối mới - Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN
- Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, xử lý tai nạn trong trường, lớp MN.
- Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ MN - Kỹ năng thực hành các chuyên đề về CS- GD trẻ. - Đối mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ tuổi. - Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN. - GD hoà nhập trẻ khuyết tật
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ {3}
+ Mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ thực hiện và mức độ phủ hợp của các nội dung dưỡng chuyên môn cho GVMN
TT Nôi dung khảo sát
Mức độ thường xuyên thực hiện Mức độ phù hợp CBQL GV CBQL GV % % % %
1 Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương
trình 90.1 75.6 85.2 87.4
2
Lựa chọn và vận dụng các phương pháp chức hoạt động kích thích nhu câu khám phá, sáng tạo của trẻ MN
87.3 75.5 89.1 76.6
3 ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác CS-GD trẻ MN 40.2 40.4 60.4 60.9
4 Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng,
tuần, ngày theo hướng đổi mới 60.1 60.5 75.6 75.2 5 Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN 60.4 60.3 60.7 55.2 6
Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, xử lý tai nạn trong trường, lớp MN
80.2 60.3 40.2 55.8
7 Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn
cho trẻ MN 50.4 60.2 50.5 60.6
8 Kỹ năng thực hành các chuyên đề về CS-
GD trẻ 60.4 60.6 60.2 70.7
9 Đối mới phương pháp đánh giá trẻ theo
độ tuổi. 60.3 74.4 75.3 80.8
10 Tố chức môi trường học tập theo chủ đề
cho trẻ MN 80.3 60.5 80.2 60.8
11 Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường
MN 80.4 60.6 75.2 60.7
12 GD hoà nhập trẻ khuyết tật 40.3 40.6 40.3 38.5 13 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ 60.2 60.5 40.9 60.4
Bảng 2.3 cho thấy có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ thực hiện và mức độ phù hợp về nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN giữa CBQL và GV. Cụ thể như sau:
Đối với CBQL: Các CBQL cho rằng có một số nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được thực hiện rất thường xuyên như: “Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình cs - GD trẻ MN” (90%); “Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tố chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN (87%); Các nội dung còn lại thực hiện ở mức độ thường xuyên; Riêng nội dung “GD hoà nhập trẻ khuyết tật”; “ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác CS-GD trẻ MN'5 (40%) được thực hiện ít thường xuyên.
Về mức độ phù hợp, các CBQL cho rằng một số nội dung rất phù hợp như: “Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới” (90%); “Lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN (89%); “Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN” (85%). Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức độ tương đối phù hợp như “Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày theo hướng đổi mới” (75%); “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ” (75%).
Đối với GV: Các GV đánh giá mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN thấp hơn CBQL. Theo GV, chỉ có nội dung “Thiết kế và tố chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới”(81%) đạt mức độ thực hiện rất thường xuyên. Các nội dung còn lại được thực hiện ở mức độ tương đối thường xuyên. Riêng nội dung bồi dưỡng “Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN” (40%), “Bồi dưỡng các môn năng khiếu” (40%) thực hiện ở mức độ ít thường xuyên. Đánh giá về mức độ phù hợp, các GV cho rằng “Thiết kế và tố chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới” (91%) là phù hợp; Những nội dung còn lại được đánh giá tương đối phù hợp.