Hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non tỉnh Điện Biên (Trang 51)

2.3.4.1. Hình thức bồi dưỡng chuyên môn

Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII xác định: Giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát

triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, Nhà nước quan tâm xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhà giáo bằng nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau, trong đó bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và GV là một khâu không thể thiếu của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bảng 2.4. Mức độ phủ hợp của các hình thức bồi dưỡng GV

TT Nôi dung bồi dưỡng chuyên môn

Được bồi dưỡng Mức độ phù hợp CBQL GV CBQL GV % % % %

1 Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của

Phòng GD 20.2 18.5 30.1 23.7

2 Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm

trường theo kế hoạch của Phòng 90.4 89.6 80.2 83.5

3 Trường tự tố chức các hoạt động bồi dưỡng

thường xuyên 70.1 94.6 90.3 90.2

4

GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp)

95.4 97.1 95.4 97.2

5 Bồi dưỡng nâng chuẩn 50.2 72.1 60.4 95.5

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy:

Hình thức bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Phòng GD- ĐT có 20% CBQL và 18.5% GV đánh giá là được bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này. Do đó, mức độ phù hợp của hình thức này cũng chỉ đạt ở mức ít phù hợp (30; 23.7%).

Trong khi đó, hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Phòng GD-ĐT lại được CBQL và GV đánh giá là được bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này khá cao. Cụ thể: 90% đối vói CBQL và

89% đói với GV. Tuy nhiên, hình thức bồi dưỡng chuyên môn này chỉ được đánh giá ở mức độ tương đối phù hợp (80; 83%).

Có sự chênh lệch trong kết quả đánh giá của CBQL và GV với hình thức bồi dưỡng thường xuyên do trường tự tố chức các hoạt động. Có 70% CBQL đánh giá là được tham gia bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này. Đây là con số khá thấp so với GV, có 94% GV đánh giá là được tham gia bồi dưỡng thường xuyên do trường tố chức. Mặc dù có sự chênh lệch trong cách đánh giá, nhưng khi khảo sát bằng phiếu, cả CBQL và GV đều cho rằng đây là hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN tương đối phù hợp (90% cho cả CBQL Và GV).

Hình thức GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định qua giáo trình, tài liệu được cung cấp: Đây là hình thức bồi dưỡng chuyên môn được cả CBQL và GV đánh giá cao nhất trong các hình thức bồi dưỡng. 95% CBQL và 97% GV đánh giá là được tham gia bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này. Thực tế cho thấy, hình thức GV tự bồi dưỡng còn chưa thực hiện triệt để, mang tính tự phát, CBQL chưa thực hiện đồng bộ việc đánh giá, kiếm tra để hình thức này thật sự mang lại hiệu quả.

CBQL và GV đánh giá hình thức bồi dưỡng nâng chuẩn ở mức độ bình thường và tương đối phù hợp. Có 50% CBQL và 72.1% GV được tham gia bồi dưỡng nâng chuẩn. Điều này là một thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nói riêng và QLGD nói chung.

2.3.4.2. Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn

Trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, các trường MN đã sử dụng nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau. Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là một trong những khâu quan trọng tác động đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

Bảng 2.5. Mức độ thực hiện và hiệu quả của các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

TT Các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn

Mức độ thường xuyên thực hiện Hiệu quả thực hiện CBQL GV CBQL GV % % % % 1 Thuyết trình của báo cáo viên 75.2 85.5 80.1 85.4

2 Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh 88.4 84.6 85.5 87.1

3 Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành 90.3 88.2 91.6 95.2

4 Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm 74.5 80.1 76.4 84.3

5 Nêu tình huống, tố chức giải quyết theo nhóm 85.5 79.1 87.2 89.6

6 Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày

báo cáo 60.2 70.4 70.6 67.2

7 Tọa đàm, trao đổi 86.2 76.4 77.6 75.2

8 Phối hợp các phương pháp 80.3 74.4 75.5 70.7

Từ bảng 2.5 cho thấy: Phương pháp thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành được thực hiện rất thường xuyên (90; 88%) và đạt hiệu quả rất cao (91; 95%). Với phương pháp nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm, CBQL và GV đều đánh giá thực hiện ở mức độ tương đối (85; 79%), nhưng lại đạt hiệu quả khá cao (87; 89%). Với các phương pháp thuyết trình của báo cáo viên; thuyết trình kết hợp minh họa; tọa đàm, trao đổi; phối hợp các phương pháp đều được CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức độ thường xuyên và đạt hiệu quả. Riêng phương pháp nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo ít khi được thực hiện (60; 67%) nên ít hiệu quả (70; 67%).

Bảng 2.6. Mức độ phù hợp về thời gian bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

TT Các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn

Mức độ thường xuyên

thực hiện

CBQL GV

1 Ngay sau khi kết thúc năm học 4.3 2.7

2 Trước khi vào năm học mới 87.5 82.6

3 Trong hè 95 98.7

4 Tổ chức thường xuyên trong năm học 51.3 32.3

5 Tổ chức định kì tập trung theo chuyên đề 78.8 79.2

6 Do GV tự sắp xếp 7.5 23.4

Nhìn vào bảng 2.6 CBQL và GV đều nhận định thời gian bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong hè là phù hợp nhất. Cụ thể 95% CBQL và 98.7% GV đồng ý với thời gian này. Điều này hoàn toàn hợp lý, vỉ đây là khoảng thời gian GV rãnh rỗi, có nhiều thời gian đế tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Có 87.5% CBQL và 82.6% GV cũng cho rằng trước khi vào năm học mới là thời điểm thuận lợi đế tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Vì đây là thời điểm Ke hoạch năm học được xây dựng và chuẩn bị triển khai. Ngoài ra, tổ chức định kỳ tập trung theo chuyên đề cũng là thời gian mà CBQL và GV cho là phù hợp, có 78.8% CBQL và 79.2% GV đồng ý với thời gian này.

2.3.4.4. Kiêm tra, đánh giá hoạt động bồi duỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, cần có các biện pháp kiêm tra, đánh giá nghiêm túc, chính xác. Khi khảo sát các biện pháp kiêm tra, đánh giá hoạt động này, tác giả đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Hình thức kiếm tra, đánh gia sau các đợi

bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

TT Hình thức kiêm tra, đánh giá

Có thực hiện

CBQL GV

Tỉ lệ % Tỉ lệ %

1 Làm bài thu hoạch cá nhân 33.3 35.6

2 Kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm 26.7 32.8

3 Đánh giá sản phẩm theo nhóm 60.7 65.2

4 Thao giảng 80.4 74.3

5 Viết sáng kiến kinh nghiệm 34.5 29.7

Từ bảng 2.7 cho thấy: Hình thức thao giảng được CBQL và GV chọn là hình thức kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả nhất (80; 74%). Thông qua thao giảng sẽ đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức cũng như sự học hỏi của từng cá nhân GV sau khi được bồi dưỡng. Ngoài ra, hình thức đánh giá sản phẩm theo nhóm được 60% CBQL và 65% GV cho là có thực hiện nhưng chưa cao. Hình thức viết sáng kiến kinh nghiêm cũng được CBQL và GV đánh giá ở mức độ thấp hơn. Cụ thể có 34.5% CBQL và 29.7% GV cho là có thực hiện nhưng tương đối thấp. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong cách đánh giá về mức độ thực hiện giữa CBQL và GV trong hình thức làm bài thu hoạch cá nhân và kiêm tra viết hoặc trắc nghiệm. CBQL cho rằng, đây là hình thức có thực hiện nhưng ít (hình thức làm bài thu hoạch cá nhân (32.3%); hình thức kiêm tra viết hoặc trắc nghiệm (26.7%), nhưng GV lại đánh giá hình thức này ở mức độ thường xuyên thực hiện hình thức làm bài thu hoạch cá nhân (35.6%); hình thức kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm (32.6%)

Nhìn chung, các nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được tiến hành hằng năm theo kế hoạch năm học. Tuy nhiên, công tác tố chức bồi dưỡng chuyên môn được tiến hành mang tính chất truyền thống. Các đợt bồi dưỡng chuyên môn thường được tiến hành theo kiểu giảng viên thuyết trình, học viên ghi chép, người giảng tranh thủ truyền đạt càng nhiều càng tốt,

người nghe cố gắng ghi chép càng nhiều càng hay; người học cho rằng sau đợt bồi dưỡng sẽ thu xếp thời gian nghiên cứu, nhưng rồi công việc cuốn hút, tài liệu mang về để đó, khi mở ra xem lại, thấy nhiều vấn đề chưa kỹ càng, muốn vận dụng còn lúng túng. Trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn của Sở GD- ĐT, Phòng GD, một số nội dung bồi dưỡng chuyên môn còn chung chung, chưa cụ thể, chưa đề ra được biện pháp, cách thức thực hiện đạt hiệu quả. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn còn chưa có sự vận dụng và cụ thể hoá vào tình hình, đặc điếm của từng trường. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nội dung bồi dưỡng trong đợt hè có sự chồng chéo, trùng lặp, nhắc lại nội dung đã bồi dưỡng của các năm trước.Các nội dung bồi dưỡng cũng chưa trả lời được các câu hỏi: Nội dung có đáp ứng yêu cầu người học hay không? Nội dung bồi dưỡng đã thực sự cần thiết cho giáo viên hay chưa? Có phù hợp với thời điểm hay chưa? Trong bồi dưỡng chuyên môn, đã giải đáp được những thắc mắc, tồn đọng của giáo viên hay chưa?

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non tỉnh Điện Biên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)