môn cho giáo viên mầm non
3.3.6.1. Mục tiêu, ý nghĩa
- Thường xuyên kiêm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức nhằm đảm bảo thông tin ngược về chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, kịp thời phát hiện những kết quả đạt được và hạn chế trong bồi dưỡng chuyên môn đế có những điều chỉnh hoạt
động bồi dưỡng chuyên môn cho phù hợp.
- Kiếm tra, đánh giá là một trong những biện pháp quản lý có vị trí đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà trường. Kiểm tra làm cho việc nắm bắt tình hình công việc kịp thời, thấy được những ưu điểm, nhược điếm trong việc thực hiện, qua đó uốn nắn, đôn đốc, đây mạnh việc thực hiện kế hoạch, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên. Trong công tác quản lý, đặc biệt công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nếu thiếu kiểm tra, thì việc quản lý của Hiệu trưởng sẽ mất hắn đi một nội dung quan trọng.
3.3.6.2. Nội dung biện pháp
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của mỗi GVMN bằng nhiều hình thức thông qua các chuyên đề, thông qua trắc nghiệm, thông qua thực hành nghiệp vụ tay nghề,...
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Thời gian kiểm tra, đánh giá: - Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá:
3.3.6.3. Cách thực hiện
- Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong trường mầm non phải được tiến hành như sau:
+ Xác định rõ mục đích- yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể theo kế hoạch của nhà trường, của năm học. Khi xác định mục tiêu, yêu cầu kiếm tra phải luôn chú ý đến các phương hướng chủ yếu, các mục tiêu
chủ yếu mà nhà trường có nhiệm vụ giải quyết.
+ Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể kiểm tra cả năm, học kỳ. Tìmg đợt kiểm tra xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra,...
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, giúp cho GVMN thông suốt việc kiểm tra của Hiệu trưởng.
+ Phát động tinh thần tự nguyện, tự giác, trung thực của GV để họ sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi, tích cực góp phần thực hiện tốt từng đợt kiểm tra. Đồng thời Ban giám hiệu cần thống nhất quan điểm chỉ đạo giữa Ban giám hiệu nhà trường với các tổ chuyên môn về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá.
+ Thống nhất giữa người kiểm tra và người được kiểm tra về các nội dung kiếm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.
- Phương pháp kiêm tra, đánh giá:
+ Có thể sử dụng các phương pháp sau đây để kiểm tra, đánh giá: phỏng vấn, toạ đàm, nghe báo cáo phản ánh của đối tượng được kiêm tra của các thành phần có liên quan hoặc trực tiếp xem xét công việc của GV.
+ Trên cơ sở xem xét và phân tích những công việc trên, phải nêu rõ được những ưu, khuyết điểm trong nội dung, phương pháp giảng dạy của GV để họ phát huy được những ưu, khuyết điểm, sửa chữa những khuyết điểm, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, đồng thời đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
- Thời gian kiểm tra, đánh giá:
+ Trong một năm học, sau khi bồi dưỡng chuyên môn, từ đầu năm đến cuối năm, tối thiếu mỗi GV trong trường phải được kiểm tra toàn diện và từng mặt ít nhất là một lần vào học kỳ 1 hoặc học kỳ 2.
+ Ngoài hai hình thức kiêm tra trên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng Hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên GV để nắm tình hình bổ sung kịp thời các vấn đề mà GV còn vướng mắc
+ Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, công khai, khách quan. Công khai mà vẫn phát huy được tối đa tinh thần tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo, ý chí vươn lên của đội ngũ GVMN.
+ Kiểm tra, đánh giá phải giúp GV nhận thấy thực tế năng lực, trình độ chuyên môn của mình và từ đó có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng dẫn đến việc tìm ra những ưu, nhược điếm trong công tác chuyên môn của GV và nguyên nhân để đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chuyên môn của CBQL.
3.3.6.4. Điều kiện thực hiện
+ Trong kiêm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, Hiệu trưởng phải vô tư, khách quan đứng trên mục đích chung của nhà trường. Trong quá trình kiêm tra cần phải khéo léo thì mới tìm ra được những khuyết điểm.
+ Đổi mới kiếm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của GV có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và thực sự có tác dụng về mặt giáo dục và phát triển đối với GV. Trước tiên phải công khai các nội dung những vấn đề kiểm tra sau khi bồi dưỡng. Cụ thể ngay từ đầu đợt bồi dưỡng, Hiệu trưởng cần công bố kế hoạch bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi duỡng và công bố các câu hỏi, các nội dung thu hoạch, nêu các vấn đề tranh luận, nêu thắc mắc. Có thể sau một nội dung bồi dưỡng, giảng viên nên xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập thực hành để GV tự học, tự giải đáp. Tăng cường các dạng bài tập thực hành, soạn giáo án theo hướng đối mới, vận dụng phương pháp dạy học tích cực.
3.4. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Với mục đích kiểm nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của CBQL và GV ở các trường MN đạt trên địa bàn Tỉnh.
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL và GV về công tác quản lý hoạt động bồi duõng chuyên môn cho GVMN
TT Nôi dung Khách thể Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) RCT CT KCT RKT KT KKT 1
Tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tao, bồi dưỡng đôi ngũ cho CBQL
CBQL 72.5 27.5 0 70 28 2
GV 58 42 0 51.7 42.5 5.8
2
Tuyên truyền,vận động, khuyên khích hoat đông bồi dưỡng chuyên môn
CBQL 70 30 0 62 35 3
GV 58 40 2 63 29 8
Nhìn vào bảng 3.1 cho thấy các nội dung trong biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL và GV về công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được CBQL và GV đánh giá khá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Cụ thể như sau:
- Về mức độ cần thiết:
100% CBQL và GV cho rằng nội dung tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL là cần thiết. Trong khi đó, nội dung tuyên truyền, vận động, khuyến khích hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được 100% CBQL đánh giá đây là nội dung cần thiết trong biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL và GV về công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, 98% GV cho là cần thiết, chỉ có 2% GV cho đây là nội dung không cần thiết trong biện pháp này.
- Về mức độ khả thi:
CBQL cho rằng tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL là biện pháp khả thi nhất (70%). Nội dung tuyên truyền, vận động, khuyến khích hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được CBQL(62%) và GV (63%) đánh giá ở mức độ khá khả thi, có thể thực hiện được.
Bảng 3.2. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp đôi mới xây dụng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
TT Nôi dung Khách thể Mức độ cần (%) Mức độ khả thi (%) RCT CT KCT RKT KT KKT 1
Đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thiêt thực, hiệu quả
CBQL 69 31 0 61 36 3
GV 58 37 5 45 51 4
2
Đảm bảo các điều kiện, quy trình xây dưng kế hoach bồi dưỡng chuyên môn
CBQL 66 34 0 56 35 9
GV 56 40 4 49 43 8
Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, cho thấy:
- Về mức độ cần thiết:
CBQL và GV đánh giá cao nội dung đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, hiệu quả (69%; 58%). Nội dung đảm bảo các điều kiện, quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cũng được CBQL và GV đánh giá cao nhưng thấp hơn nội dung trên (66%; 56%).
- Về mức độ khả thi:
Mặc dù CBQL và GV đánh giá khá cao 2 nội dung có trong biện pháp đối mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nhưng xét về tính khả thi, cả 2 nhóm khách thể trên đều chỉ đánh giá ở mức độ tương đối khả thi. Cụ thể: (3; 4% cho là không cần thiết) trong việc đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, hiệu quả; (9; 8%) cho là không cần thiết trong việc đảm bảo các điều kiện, quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn.
Bảng 3.3: Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp đôi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn
TT Nôi dung Khách thể Mức độ cần (%) Mức độ khả thi (%) RCT CT KCT RKT KT KKT 1
Xác định nội dung bồi dưỡng cụ thế, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVMN
CBQL 76 24 0 53 38 9
GV 79 21 0 55 34 11
2
Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
CBQL 61.2 38.8 0 52 42 6
GV 48 47 5 39 53 8
3
Tăng cường tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN
CBQL 67.5 32.5 0 58 38 4
GV 62 31 7 48 47 5
Dựa vào số liệu trong bảng 3.3, ta thấy: - Về mức độ cần thiết:
100% CBQL cho rằng đây là những biện pháp cần thiết trong đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn. Tuy nhiên, chỉ có 95% GV cho biện pháp đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN và 93% GV cho biện pháp tăng cường tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN là cần thiết.
- Về mức độ khả thi:
CBQL đánh giá các biện pháp có tính khả thi cao, bao gồm: xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVMN; đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN.GV cũng thống nhất với CBQL về tính khả thi cao của 2 biện pháp này, tuy nhiên, đối với biện pháp xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVMN, GV đánh giá cao hơn, nhưng biện pháp đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN lại thấp hơn. Biện pháp tăng cường tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN được CBQL và GV đánh giá tính khả thi thấp nhất.
Bảng 3.4. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp tô chức tốt bộ máy hoạt động bồi dưõng chuyên môn trong trường, giao trách nhiệm và
tạo điều kiện hoạt động
TT Nôi dung Khách thể Mức độ cần (%) Mức độ khả thi (%) RCT CT KCT RKT KT KKT 1
Thiết lập bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
CBQL 65 35 0 51 46 3
GV 61.3 38.7 0 50.7 42.8 6.5
2
Tăng cường các điều kiện phục vụ tốt cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
CBQL 72.5 27.5 0 61 30 9
GV 72.7 27.3 0 63 27 10
Đánh giá về mức độ cần thiết của biện pháp tổ chức tốt bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong trường, giao trách nhiệm và tạo điều kiện hoạt động, 100% CBQL và GV đều cho rằng đây là biện pháp cần thiết cho công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Tuy nhiên, có sự chênh lệch trong cách đánh giá về tính khả thi. Cụ thể CBQL và GV cho rằng biện pháp tăng cường các điều kiện phục vụ tốt cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn có tính khả thi cao nhất (61%; 63%), biện pháp thiết lập bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được đánh giá tính khả thi thấp hơn (3; 6.5%).
Bảng 3.5. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp tô chức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích GV học tập, bồi dưõng chuyên môn
TT Nội dung Khách thể Mức độ cần (%) Mức độ khả thi (%) RCT CT KCT RKT KT KKT 1
Tố chức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích GV hoc tâp chuyên môn
CBQL 73.5 26.5 0 54 41 5
100% CBQL đánh giá biện pháp tố chức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích GV học tập, bồi dưỡng chuyên môn là rất cần thiết và cần thiết Do đó, đánh giá về tính khả thi, CBQL đánh giá tính khả thi cao (95%). Trong khi đó, chỉ có 90% GV cho đây là biện pháp cần thiết, 9% cho là không cần thiết. Vì vậy, đánh giá tính khả thi thấp hơn (3%)
Bảng 3.6. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp thường xuyên kiểm tra, đánh giả hoạt động bồi dưỡng chưyên môn bằng nhiều hình thức
TT Nôi dung Khách thể Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) RCT CT KCT RKT KT KKT 1
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoat động bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức
CBQL 64 34 2 57 40 3
GV 48 44 8 51 44 5
Để đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức, CBQL và GV đã đánh giá như sau: CBQL đánh giá biện pháp này ở mức độ khá cần thiết (98%), trong khi đó GV đánh giá chỉ ở mức độ trung bình (92%). Do đó, CBQL cho rằng biện pháp này có tính khả thi cao (97%), GV đánh giá ở mức thấp hơn (95%).
Tiểu kết Chương 3
Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Ở các trường MN Tỉnh Điện Biên cho thấy 6 biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Mặc dù kết quả khảo sát này chưa thể chính xác tuyệt đối cho CBQL và GV của tất cả các trường MN trên địa bàn Tỉnh, nhưng với tỉ lệ khảo sát như trên cũng có thể khẳng định các biện pháp nêu trên có cơ sở thực tiễn và có giá trị.
Để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt chất lượng và hiệu quả, Hiệu trưởng trường mầm non phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp cho phù hợp vói tìmg thời điểm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của GV và sự kết hợp của các yếu tố, các thành viên tham gia vào công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là công việc hết sức cần thiết, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên vì đội ngũ giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục mầm non.
Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xu thế đổi mới giáo dục đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên nói chung, GVMN nói riêng. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non luôn được quan tâm đúng mức đế đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, chắc chắn đội ngũ giáo viên mầm non sẽ có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình.
Qua quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở các trường MN Tỉnh Điện Biên hiện nay, cho thấy việc quản lý hoạt động bồi