Phương pháp chuyểntrục công trình lên cao bằng máy chiếu đứng

Một phần của tài liệu DA Khảo sát nội dung một số phương pháp chuyển trục công trình trong thi công nhà cao tầng (Trang 52)

6. Sử dụng thước đo độ và thước nhựa

2.1.6.Phương pháp chuyểntrục công trình lên cao bằng máy chiếu đứng

đứng

1. Nội dung phương pháp

Hiện nay, ở nước ta trong thi công nhà cao tầng có số tầng nhiều, độ cao lớn để chuyển trục lên các sàn thi công thì phương pháp chiếu đứng thường hay được sử dụng phổ biến nhất. Khi chiếu đứng các điểm chiếu lên các sàn thi công, người làm công tác trắc địa thường hay sử dụng các thiết bị đo đạc để đo kiểm tra vị trí tương hỗ giữa các điểm chiếu với nhau. Kết quả đo kiểm tra chỉ mang tính chất giúp cho công tác so sánh đơn giản nếu trị số đo kiểm tra sai lệch nhỏ thì coi chiếu đứng là đạt yêu cầu. Để nâng cao ý nghĩa của công tác đo kiểm tra lưới trục trên các sàn thi công, trong bài báo này chúng tôi kiến nghị phương pháp kết hợp kết quả chiếu đứng và kết quả đo kiểm tra bằng máy toàn đạc điện tử vào xử lý số liệu chung nhằm nâng cao độ tin cậy

của lưới trục trên các sàn thi công.

Máy chiếu đứng được sử dụng cho phương đứng thông qua chiều cao kéo dài. Thiết bị này đặc biệt hữu dụng cho công tác xây dựng hoặc khảo sát khi làm việc với chiều cao không với tới được hoặc quá lớn để dọi tâm với cách dọi tâm thông thường. Thiết bị chiếu đứng cũng được sử dụng cho công tác xây dựng trục đứng và các cấu trúc đồ sộ tương tự như các silo, ống khói hoặc thang máy. Máy chiếu đứng là thiết bị có độ chính xác cao khi

chiếu vị trí điểm mặt bằng lên cao (đối với các máy chiếu đứng Laser DZJ2, DZJ3) cỡ ±2.5mm/100m. Do vậy, đối với công tác thi công nhà cao tầng máy chiếu đứng là thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác chuyển trục lên sàn thi công.

Khi dùng máy chiếu đứng để chuyển tọa độ tâm mốc theo đường thẳng đứng từ mặt bằng gốc lên các tầng lắp ráp xây dựng thì trên hướng thẳng đứng đã được chọn trước, người ta để lại những lỗ hổng nhỏ gọi là lỗ thông tầng ở các trần ngăn khi đổ bê tông mặt sàn (hình 2.5.2).

Định tâm thiết bị chiếu đứng trên điểm gốc. Cân bằng dụng cụ để đưa điểm ngắm về vị trí thẳng đứng. Trên mặt bằng cần chuyền tọa độ lên người ta đặt vào đường thẳng đứng quang học (hoặc laze) một tấm lưới chiếu (tấm Paletka).

Tấm lưới này thường được làm bằng mi ca trong suốt có kích thước (150x150x3)mm trên đó có kẻ một mạng lưới ô vuông. Dựa theo lưới ô vuông này ta có thể xác định được vị trí chính xác của đường thẳng đứng được chiếu lên. Để kiểm tra và nâng cao độ chính xác, việc đọc số trên lưới ô vuông được tiến hành ở 4 vị trí của thị kính (000-1800, 900-2700) và đánh dấu được vị trí điểm trung bình.

Hình 2.9: Chiếu tâm mốc theo đường thẳng đứng bằng máy chiếu đứng trong thi công nhà cao tầng

2. Độ chính xác

Các nguồn sai số ảnh hưởng đến độ chính xác của phương pháp chuyển trục công trình lên tầng bằng máy chiếu đứng:

- Sai số định tâm dụng cụ tại điểm gốc (mđt).

- Sai số đưa trục ngắm của dụng cụ về vị trí thẳng đứng (m0). - Sai số cố định điểm trên tấm Paletka (mcd).

- Sai số tiêu ngắm (mv).

Sai số trung phương tổng hợp vị trí của điểm lưới cơ sở trên mặt bằng lắp ráp được tính theo công thức sau:

mch = Trong đó:

h là chênh cao giữa mặt bằng gốc và mặt bằng lắp ráp. V là độ phóng đại của ống kính.

Sai số của việc đưa trục ngắm về vị trí thẳng đứng đối với các dụng cụ có cơ cấu điều hòa như PZL được lấy ra từ lý lịch máy. Đối với dụng cụ

chiếu thiên đỉnh có bộ dọi tâm quang học thi sai số ngắm mV được tính theo công thức:

mV = 0,5τ”

Với τ là giá trị chia khoảng của ống thủy.

Để chiếu các điểm của lưới cơ sở lên các mặt sàn tầng ta có thể sử dụng máy chiếu PZL – 100 có mV = 0,5”, V= 31,5x. Sai số định tâm mđt = 0,5mm. Giả sử điểm được cố định trên tấm Paletka ở độ cao 5,5m với sai số cố định điểm trên mặt bằng lắp ráp mcd = 0,5mm, ta sẽ tính được mch là:

mch = = 0,5mm

Như vậy độ chính xác của việc chiếu điểm bằng máy chiếu đứng quang học là mch = 0,5mm ( đo tại nhà B, khu A, đại học Mỏ - Địa chất) là hoàn toàn đạt yêu cầu.

3. Ưu, nhược điểm

Phương pháp chuyển trục bằng máy chiếu đứng quang học hiện nay có ưu điểm cơ bản là thao tác đơn giản, nhanh gọn, độ chính xác cao, phù hợp với thực tiễn xây dựng. Tuy nhiên khi số tầng lớn thì phương pháp này trở nên hạn chế. Trong thực tế, do tia ngắm phải đi qua các lỗ chiếu, do độ phóng đại của ống kính là có hạn, nên thao tác chiếu chỉ thuận lợi và đạt độ chính xác cao khi công trình khoảng 15- 20 tầng, ngoài khoảng này việc chiếu điểm sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những nhược điểm của phương pháp. Để khắc phục, người ta áp dụng phương pháp chiếu phân đoạn, nghĩa là chia toàn bộ tòa nhà ra làm từng đoạn 15- 20 tầng. Tầng cuối cùng của đoạn này sẽ là tầng khởi đầu của đoạn tiếp theo. Nhược điểm của phương pháp phân đoạn là sự tích lũy sai số chiếu qua từng đoạn và ảnh hưởng của ngoại cảnh ngày càng tăng theo thời gian làm vị trí trục ở tầng cao có sai số càng lớn.

Vì vậy giải pháp khắc phục nhược điểm của phương pháp phân đoạn khi chiếu trục lên cao trong xây dựng những ngôi nhà có số tầng lớn là tiến hành chính xác hóa lưới trục trên các tầng vị trí khởi đầu của mỗi đoạn.

Một nhược điểm nữa của phương pháp này là phải để lại các lỗ hổng thủng trên sàn theo phương thẳng đứng, ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng. Hơn nữa khi chiếu cần phải có nhiều người trông coi vị trí lỗ thủng, đề phòng các vật rơi xuống gây tai nạn cho người và máy chiếu.

Phương pháp này sẽ có hiệu quả cao hơn các phương pháp trước khi cần xây dựng lưới trục công trình trên sàn thi công khi công trình có địa hình chật hẹp, chiều cao lớn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu DA Khảo sát nội dung một số phương pháp chuyển trục công trình trong thi công nhà cao tầng (Trang 52)