Thực nghiệm chuyểntrục công trình bằng máy chiếu đứng 1 Máy chiếu đứng PZL-

Một phần của tài liệu DA Khảo sát nội dung một số phương pháp chuyển trục công trình trong thi công nhà cao tầng (Trang 64)

6. Sử dụng thước đo độ và thước nhựa

3.2.Thực nghiệm chuyểntrục công trình bằng máy chiếu đứng 1 Máy chiếu đứng PZL-

3.2.1. Máy chiếu đứng PZL- 100

Khi xây dựng các công trình nhà cao tầng để chuyển tọa độ mặt bằng từ tầng thấp lên tầng cao người ta sử dụng các dụng cụ quang học chiếu thẳng đứng gọi là các dụng cụ thiên đỉnh hay gọi là các máy chiếu đứng quang học. Tùy theo cách cấu tạo đường thẳng đứng quang học mà các dụng cụ này được chia làm 2 loại như sau:

+ Loại tạo đường thẳng đứng quang học dựa vào ống thủy chính xác: Nguyên lý cấu tạo như hình vẽ sau:

Hình 3.1: Nguyên lý cấu tạo máy chiếu

đứng quang học dựa vào ống

thủy dài

Gồm các bộ phận cụ thể sau:

4. Ống ngắm gãy khúc (1) có đường

ngắm hướng ngược lên phía

trên.

5. Hai ống thủy chính xác (2) và

(2’) có giá trị chia khoảng ε” = 3 ÷ 5”

được đặt vuông góc với nhau.

6. Bệ đỡ (3) và bộ phận định tâm quang học (4). Độ phóng đại ống kính V = 30 ÷ 40”.

Các dụng cụ chiếu thiên đỉnh dần dần được cải tiến, trong đó thay cho việc dùng ống thủy để đưa trục ngắm về vị trí thẳng đứng thì ở các dụng cụ mới này được trang bị một hệ thống lăng kính để cân bằng tự động và bẻ gập đường ngắm 90˚ hướng lên phía trên.

Một trong những dụng cụ điển hình thuộc loại này là dụng cụ chiếu thiên đỉnh PZL – 100 do hãng “ Zai Xơ” (Đức) chế tạo. Dụng cụ này được chế tạo dựa trên nguyên tắc cấu tạo của máy thủy bình tự động KONi007. Trong đó sự cân bằng tự động để đặt đường ngắm thẳng đứng được thực hiện nhờ một hệ thống lăng kính treo. Khoảng ngắm nhỏ nhất là 2.5m. Độ phóng đại của ống kính là 31.5x.

Sơ đồ quang học của dụng cụ này như hình 3.2

Hình 3.2: Nguyên lý

cấu tạo máy

chiếu đứng quang học tự động cân bằng Trong đó:

1÷ 5 là ống ngắm.

6 ÷ 8 là bộ phận định tâm quang học. 9 ÷ 10 là bộ phận định tâm quang học.

Dụng cụ này có bàn độ bằng thủy tinh với độ chính xác đọc số theo kính hiển vi thang vạch là 1’ (giá trị khoảng chia là 10’). Ống thủy tròn có τ

= 8’ và để cân bằng chính xác hơn thì trên dụng cụ này còn có một ống thủy hình trụ ( τ’ = 30”).

Vị trí thẳng đứng của đường ngắm được tạo nên nhờ một cơ cấu điều hòa lăng kính được gắn trên một con lắc treo có bộ giảm lắc dùng đệm không khí. Phạm vi hoạt động của cơ cấu điều hòa là ± 10’. Việc định tâm được tiến hành bằng bộ phận định tâm quang học được lắp ráp ở đế máy với sai số 0.5 mm.

Sai số đặt đường thẳng đứng quang học của bộ phận tự cân bằng ( cơ cấu điều hòa) là khoảng 0.5”.

Độ chính xác đặt đường thẳng đứng quang học bằng dụng cụ chiếu PZL khi chiếu cao đến 100m theo lý lịch máy là ±1mm.

Một phần của tài liệu DA Khảo sát nội dung một số phương pháp chuyển trục công trình trong thi công nhà cao tầng (Trang 64)