Kết hợp giữa công nghệ GPS và máy toàn đạc điện tử phục vụ chuyển trục công trình trong thi công nhà cao tầng

Một phần của tài liệu DA Khảo sát nội dung một số phương pháp chuyển trục công trình trong thi công nhà cao tầng (Trang 40)

2. Ưu, nhược điểm

2.1.5.Kết hợp giữa công nghệ GPS và máy toàn đạc điện tử phục vụ chuyển trục công trình trong thi công nhà cao tầng

1. Nội dung phương pháp

Khi xây dựng các công trình nhà cao tầng, chúng ta phải thực hiện chuyển trục công trình lên các mặt bằng sàn với độ chính xác cần thiết. Dựa vào vị trí các trục đã được chuyển, người làm công tác trắc địa sẽ bố trí chi tiết trên các sàn bằng các máy móc dụng cụ khác như máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ, thước thép, dây bật mực… Như vậy độ chính xác chuyển trục lên cao sẽ có ý nghĩa quyết định đến độ thẳng đứng của toà nhà và tính chính xác vị trí các chi tiết của toà nhà.

Chuyển trục công trình lên cao đòi hỏi phải có thiết bị có đủ độ chính xác và thực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Tuỳ thuộc vào vị trí công trình, độ cao công trình và yêu cầu về độ chính xác người ta có thể sử dụng các loại thiết bị sau để chuyển trục lên cao.

- Dây và quả dọi - Máy kinh vĩ

- Máy toàn đạc điện tử

- Máy chiếu đứng quang học hoặc laser

Với các thiết bị trên, để chuyển trục lên cao đòi hỏi phải có những điều kiện đo nhất định, thí dụ để chuyển trục bằng máy kinh vĩ phải bố trí được 2 điểm ngắmvuông góc nhau, có góc nghiêng tia ngắm không qúa lớn và thông hướng tới điểm trục cần chuyển. Điều này không phải khi nào cũng thực hiện được, đặc biệt là trong trường hợp xây chen, không những thế, khi sử dụng máy kinh vĩ hoặc toàn đạc điện tử sẽ chịu ảnh hưởng của sai số trục đứng nếu góc nghiêng tia ngắm lớn. Sử dụng dây và quả dọi chỉ có thể chuyển trục trên độ cao không lớn, từ tầng này lên tầng khác với độ chính xác hạn chế.

Khi sử dụng máy chiếu đứng quang học để chuyển trục công trình lên cao, ưu điểm của thiết bị là cho độ chính xác cao, song nhược điểm chính của nó là đòi hỏi phải để một số lỗ thủng trên các sàn theo phương thẳng đứng. Việc để lỗ thủng như vậy có thể ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng đồng thời khi thực hiện chiếu đứng sẽ phải có nhiều người trông coi tại các vị trí lỗ thủng, đề phòng tai nạn cho người và máy chiếu. Khi chiếu đứng bằng máy chiếu quang học, sai số chiếu đứng tăng dần theo chiều cao của tầng, vì vậy người ta phải áp dụng phương pháp chiếu chuyển tiếp.

Trong hơn 10 năm trở lại đây, công nghệ GPS đã được ứng dụng vào nước ta, đặc biệt là vai trò của nó trong công tác trắc địa. Những người làm công tác trắc địa công trình ở nước ta đã khảo sát, nghiên cứu những ứng dụng của nó trong trắc địa công trình. Qua nhiều đợt đo đạc thử nghiệm và so sánh khảo sát kết quả đo GPS cạnh ngắn như sau:

- Với các cạnh ngắn dưới 1km, sử dụng máy thu 1 tần số trong thời gian đo không dài (khoảng 30 phút), lời giải cạnh (solution) rất ổn định và cho độ chính xác cao, ngay trong trường hợp chỉ sử dụng lịch vệ tinh quảng bá sai số chiều dài cạnh chỉ trong phạm vi ±5 mm.

- Ảnh hưởng của điều kiện khí tượng (tầng điện ly và tầng đối lưu) hầu như được loại bỏ trong kết quả đo cạnh ngắn do có thể coi các tín hiệu từ một vệ tinh đến 2 máy thu được lan truyền trong cùng một môi trường. Khi tính toán hiệu pha chúng ta đã cơ bản loại bỏ được ảnh hưởng này.

- Để nâng cao được độ chính xác đo cạnh ngắn cần nâng cao độ chính xác dọi điểm và đo cao anten máy thu.

- Giữa các điểm đo không cần thông hướng với nhau, điều này rất tiện cho điều kiện đo bị che khuất bởi các công trình lân cận.

B

Trục công trình

A

Công nghệ GPS đã mở ra một số ứng dụng trong trắc địa công trình. Với các trị đo cạnh ngắn và liên kết trong một mạng lưới chặt chẽ, chắc chắn sẽ đạt được độ chính xác vị trí tương hỗ giữa các điểm trong lưới nhỏ hơn ±5 mm, như vậy là đã thoả mãn được một số yêu cầu độ chính xác trong trắc địa công trình, như xây dựng lưới trắc địa công trình, chuyển trục lên cao…

Một phần của tài liệu DA Khảo sát nội dung một số phương pháp chuyển trục công trình trong thi công nhà cao tầng (Trang 40)