6. Sử dụng thước đo độ và thước nhựa
2.3. Công tác trắc địa bố trí chi tiết công trình 1 Bố trí về mặt bằng
2.3.1 . Bố trí về mặt bằng
Công việc bố trí mặt bằng kể từ sàn của tầng thứ hai được thực hiện ngay từ trước khi đổ bê tông sàn. Công việc bố trí về mặt bằng lúc này là phải xác định rõ vị trí đường biên theo thiết kế của mặt sàn và vị trí của tất cả các trục và các chi tiết khác của tòa nhà.
Cơ sở để bố trí chi tiết về mặt bằng là các điểm khống chế đã được lần lượt chuyển lên các tầng từ mạng lưới trên mặt bằng gốc. Việc bố trí chi tiết thường được tiến hành bằng máy kinh vĩ hoặc toàn đạc điện tử để định tuyến theo hướng các cạnh, hoặc dựng các góc vuông với các cạnh của lưới. Sau đó dựa theo hướng chuẩn vừa xác định, người ta sẽ đặt khoảng cách thiết kế giữa các trục được lấy từ bản vẽ thi công để xác định các trục chi tiết của từng bộ phận. Việc đo chiều dài được tiến hành bằng thước thép đo
trục tiếp lên mặt bê tông. Vị trí giao nhau giữa các trục sẽ được đánh dấu bằng các đinh bê tông dài (3-5cm) có dấu tâm tròn hoặc chữ thập trên đầu mũ. Tất cả các đầu đinh mũ sau khi đã cố định cần khoanh tròn bằng sơn đỏ và ghi rõ số hiệu điểm trục bên cạnh. Nhờ cách đánh dấu điểm như vậy mà ta có thể dễ dàng tìm lại chúng và khôi phục lại vị trí của tất cả các trục để sử dụng cho các công việc bố trí khác hoặc đo kiểm tra hoàn công về sau, ngay cả khi mặt sàn đã bị bùn đất hoặc nước vữa bê tông vương vãi che lấp mất các đường vạch trục đã kẻ vạch và đánh dấu.
Sau khi đã xác định và đánh dấu được vị trí các trục bố trí trên mặt sàn, người ta sẽ dựa vào đó để xác định vị trí chính xác của từng chân cột chịu lực để chuẩn bị đổ bê tông (xác định đường mép trong của các ván khuôn) hoặc vị trí đường tim và đường biên của tất cả các chi tiết công trình khác sẽ được xây dựng ở mỗi tầng.
Ngoài các máy kinh vĩ quang học thông thường, để bố trí về mặt bằng trong xây dựng các nhà cao tầng hiện nay, các đơn vị trắc địa thi công còn sử dụng các loại máy sau:
- Máy kinh vĩ điện tử các loại của hang như: PENTAX, TOPCON, SOKKIA, NIKON (Nhật), LEICA (Thụy Sĩ)… với các seri máy khác nhau có độ chính xác đo góc từ 2- 10”.
- Máy toàn đạc điện tử các loại như SET (2,3,4,5), NIKON(NS, DTM…), TOPCON(GTS) là các máy do Nhật sản xuất, các máy TC, TCR, TPS do Thụy Sĩ sản xuất có độ chính xác đo góc từ 2- 5”, đo cạnh từ 2- 5mm.