Thành lập lưới khống chế trên khu vực xây dựng công trình

Một phần của tài liệu DA Khảo sát nội dung một số phương pháp chuyển trục công trình trong thi công nhà cao tầng (Trang 56)

6. Sử dụng thước đo độ và thước nhựa

2.2. Thành lập lưới khống chế trên khu vực xây dựng công trình

Thành lập xung quanh công trình mạng lưới khống chế trắc địa mặt bằng, độ cao. Mạng lưới này có tác dụng định vị công trình theo hệ tọa độ sử dụng trong giai đoạn khảo sát thiết kế, nghĩa là định vị nó so với các công trình lân cận. Lưới khống chế này được sử dụng trong giai đoạn bố trí móng công trình.

Do đặc điểm thi công nhà cao tầng nên lưới khống chế thi công bao gồm 3 cấp sau:

- Lưới khống chế thi công gồm các điểm nằm ngoài công trình, có chiều dài cạnh tùy thuộc vào diện tích xây dựng nhà, trung bình khoảng 100m. Trong một số trường hợp đơn giản, lưới tạo thành khung hình chữ nhật (hoặc hình vuông) bao quanh và có các cạnh song song với các trục chính của tòa nhà. Các mốc được bố trí ở nơi ổn định cách công trình một khoảng cách an toàn để không bị dịch chuyển hoặc phá hủy do tác động của quá trình thi công. Các mốc này dùng để định vị các trục của tòa nhà và phục vụ các giai đoạn thi công móng và tầng hầm. Mạng lưới khống chế này được định vị dựa vào vị trí các điểm khống chế được địa chính cấp khi

phân đất. Mạng lưới này gọi là mạng lưới khống chế cơ sở trên mặt bằng xây dựng.

- Do các điểm bên ngoài dần mất tác dụng khi công trình bắt đầu xây dựng lên cao, nên phải lập lưới khống chế thi công gồm các điểm bố trí bên trong công trình. Chiều dài cạnh từ 20-50m. Các cạnh của lưới thường song song với các trục chính của tòa nhà do đó lưới thường là hình chữ nhật hoặc hình vuông có thể đo thêm đường chéo. Các điểm này phục vụ cho việc bố trí các trục chính và trục chi tiết của tòa nhà tại sàn tầng 1 và là cơ sở của lưới trên các tầng tiếp theo. Lưới này được định vị dựa vào các dấu trục được gửi bên ngoài (trên tường bao, trên khung định vị). Lưới này được gọi là lưới khống chế trên mặt bằng móng.

- Các điểm của lưới khống chế trên mặt bằng tầng 1 được chuyển lên các sàn thi công theo phương thẳng đứng bằng phương pháp chiếu đứng quang học hoặc bằng phương pháp tọa độ nhờ các máy toàn đạc điện tử hoặc GPS.Trên thực tế, để đảm bảo độ thẳng đứng hoàn toàn của một tòa nhà là không thể mà bao giờ nó cũng bị nghiêng đi một lượng nhất định. Do đó đối với một tòa nhà cao tầng giá trị độ nghiêng cho phép là một giá trị cực kỳ quan trọng mà bất cứ một đơn vị nào tham gia xây dựng một tòa nhà cao tầng đều phải lưu ý và tuân thủ. Vì vậy nhất thiết phải coi việc chuyển trục chính công trình lên trên các sàn thi công là một bậc lưới độc lập và việc xây dựng lưới này cũng cần tuân thủ đầy đủ các bước cơ bản của xây dựng lưới khống chế. Cho nên trên mỗi sàn thi công cần xây dựng một hệ thống lưới trục. Các trục này được xây dựng trong một hệ tọa độ thống nhất. Khi chiếu tất cả các lưới trục trên tất cả các tầng thi công xuống sàn tầng gốc thì đều trùng khít lên nhau và trùng khít với lưới khống chế trên mặt bằng móng, thì có nghĩa là tòa nhà được xây dựng thẳng đứng, còn sự không trùng khít của các lưới trục khi chiếu xuống sẽ đặc trưng cho độ nghiêng của công trình và độ nghiêng này phải tuân thủ theo

các tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Lưới được thành lập trên các tầng thi công gọi là lưới trục công trình.

Quy trình thành lập lưới khống chế mặt bằng bao gồm

Bước 1: Thiết kế sơ bộ

Để làm được việc này, trước hết cần phải có bản vẽ mặt bằng tổng thể của công trình cùng với tất cả các mốc cấp đất, ranh giới thửa đất do sở địa chính cung cấp, dựa vào các tài liệu trên sẽ vạch ra vài phương án thiết kế lưới cho phù hợp với quy mô và tính chất của công trình xây dựng.

Bước 2: Đánh giá phương án thiết kế và chọn phương án tối ưu

Đây là một khâu cực kỳ quan trọng và cũng là khâu khó khăn nhất vì nó đòi hỏi phải thực hiện một khối lượng công việc tính toán rất lớn. Việc đánh giá phương án thiết kế được thực hiện theo trình tự sau đây:

- Dựa vào năng lực thiết bị của đơn vị để chọn máy móc và thiết bị đo góc và đo chiều dài.

- Dự kiến các đại lượng đo trực tiếp trong lưới (góc và cạnh đo). - Đánh giá độ chính xác của lưới theo các đại lượng đã có.

Sau khi đánh giá, nếu thấy độ chính xác của lưới quá thấp so với yêu cầu của quy phạm (lưới không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật) thì phải tăng cường các đại lượng đo hoặc sử dụng các thiết bị có độ chính xác cao hơn cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật. Ngược lại nếu kết quả đánh giá cho độ chính xác của lưới quá cao thì có thể làm giảm bớt các đại lượng đo trong lưới để giảm bớt chi phí xây dựng lưới. Tóm lại, việc đánh giá phương án thiết kế nhằm mục đích chọn ra một phương án tối ưu đáp ứng các yêu cầu kinh tế và kỹ thuật.

Bước 3: Khảo sát hiện trường

Sau khi đã sơ bộ thiết kế lưới trên bản vẽ ta cần tiến hành khảo sát thực tế trên hiện trường để kịp thời phát hiện những vướng mắc để chỉnh sửa. Trong bước này cần lưu ý xem xét tính ổn định của các vị trí chôn mốc

đã chọn trên bản vẽ, tầm nhìn thông thoáng giữa các điểm và điều kiện thực hiện việc đo đạc. Nếu phát hiện những vấn đề bất hợp lý cần phải chỉnh sửa lại cho phù hợp.

Bước 4: Xây dựng các mốc ngoài hiện trường

Sau khi đã chọn được phương án xây dựng lưới thích hợp thì tiến hành xây dựng các mốc khống chế ngoài hiện trường. Việc xây dựng các mốc cần phải được giám sát một cách chặt chẽ, sau khi xây dựng xong các mốc cần phải được rào lại và ghi số liệu điểm cùng với biển cảnh báo để mọi người có ý thức giữ gìn.

Bước 5: Đo đạc các yếu tố trong lưới

Các yếu tố trong lưới khống chế sẽ được đo bằng các thiết bị và các phương pháp đo nêu trong phương án đã được duyệt. Việc đo đạc phải do những người có chuyên môn thực hiện và phải tuân thủ các quy định ghi trong các tiêu chuẩn chuyên nghành.

Bước 6: Xử lý số liệu đo đạc

Việc xử lý số liệu đo đạc được thực hiên theo các bước sau:

- Kiểm tra số liệu đo đạc hiện trường: Tất cả các số liệu đo đạc hiện trường phải được kiểm tra để phát hiện các sai số thô. Việc kiểm tra phải do hai người thực hiện độc lập với nhau. Nếu phát hiện các sai lầm thì phải tìm nguyên nhân sửa chữa, nếu có phép đo không đạt yêu cầu thì phải đo lại.

- Xử lý toán học các số liệu đo: Sau khi kiểm tra các số liệu đo nếu không có sai số thô và tất cả các phép đo đều đạt các chỉ tiêu kỹ thuật thì tiến hành xử lý toán học các kết quả đo. Đây là bước cần phải thực hiện tính toán các yếu tố trong lưới, xác định tọa độ của các điểm, đánh giá độ chính xác thực tế của các điểm trong lưới.

Sau khi hoàn thành các công đoạn xây dựng lưới khống chế cần hoàn chỉnh hồ sơ, lập báo cáo kỹ thuật theo quy định.

Thành lập lưới khống chế độ cao

Tương tự như vai trò của lưới khống chế mặt bằng, lưới khống chế độ cao có nhiên vụ đảm bảo cho việc xây dựng nhà cao tầng đúng cao độ thiết kế trong quy hoạch chung của đô thị. Thông thường với các nhà cao tầng trong thành phố, lưới khống chế độ cao được xây dựng có độ chính xác tương đương với thủy chuẩn hạng IV nhà nước là được. Người ta cũng không xây dựng các mốc độ cao riêng mà thường dẫn độ cao từ mốc độ cao quốc gia vào tất cả các mốc của lưới khống chế mặt bằng. Ngoài ra, để tiện sử dụng người ta thường vạch các mốc độ cao ±0,0 (cốt 0) trên các vật kiến trúc kiên cố. Việc dẫn độ cao được thực hiện bằng các máy móc chuyên dụng và tuân theo các hạn sai của quy phạm hoặc tiêu chuẩn chuyên nghành.

Một phần của tài liệu DA Khảo sát nội dung một số phương pháp chuyển trục công trình trong thi công nhà cao tầng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w