Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và các xu hướng phát triển DVPPBL

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 27)

- Tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng Dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hoá giữ vai trò ngày càng quan

2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và các xu hướng phát triển DVPPBL

2.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển DVPPBL

Sự phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ được thể hiện thông qua sự mở rộng về qui mô và sự nâng cao về chất lượng, hiệu quả của dịch vụ bán lẻ. Vì vậy, để đánh giá sự phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ, người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau:

- Giá trị sản xuất ngành thương nghiệp (bán buôn, bán lẻ) : Theo SNA Việt Nam, giá trị sản xuất ngành thương nghiệp được tính bằng chi phí thương nghiệp (trade margins) đối với hàng hóa được bán cho người tiêu dùng. Phí thương nghiệp được xác định bằng hiệu số giữa giá trị hàng hóa bán ra và nguyên giá hàng hóa bán (hay giá trị hàng hóa mua vào để bán, kể cả chi phí cho đến khi hàng hóa được bán). Đẳng thức đầy đủ :

Giá trị sản xuất thương nghiệp = Tổng giá trị hàng bán + Giá trị hàng mua vào để bán nhưng đã sử dụng cách khác + Thay đổi tồn kho – Nguyên giá hàng bán (1)

Trong đó : đối với hàng hóa nhập khẩu, trong nguyên giá hàng bán (cost of goods sold) đã bao gồm thuế nhập khẩu nên trong giá trị sản xuất nêu trên không bao gồm thuế nhập khẩu hàng hóa khi mục nguyên giá hàng bán là tổng giá phải trả cho sản phẩm được đem bán trong chu kỳ kế toán, kể cả chi phí vận tải. Đẳng thức tương đương với đẳng thức (1) :

Giá trị sản xuất thương nghiệp = Tổng chi phí thương nghiệp + Lãi + thuế thương nghiệp (2)

Trong đó : Tổng chi phí thương nghiệp bao gồm chi phí liên quan đến hàng hóa từ mua vào đến chi phí vận tải, bốc dỡ, lưu kho, phân loại đóng gói... cho đến khi bán.

Từ hai đẳng thức nêu trên (1) và (2), có thể xác định giá trị sản xuất của phân ngành DVPPBL như sau :

Giá trị sản xuất ngành DVPPBL = Tổng giá trị hàng hóa bán lẻ + giá trị hàng mua vào (từ nhà bán buôn và/hoặc từ nhà sản xuất để bán nhưng đã sử dụng cách khác + thay đổi tồn kho – Nguyên giá hàng bán (3)

Đẳng thức tương đương đẳng thức (3) :

Giá trị sản xuất ngành DVPPBL = Tổng chi phí bán lẻ + Lãi + thuế thương nghiệp. - Số lượng điểm bán lẻ cho thấy qui mô của mạng lưới phân phối bán lẻ trong nền

kinh tế, không gian bao phủ và mật độ bao phủ của mạng lưới bán lẻ trên thị trường. Số lượng địa điểm bán lẻ càng tăng cao thì qui mô của hệ thống phân phối bán lẻ càng lớn, độ bao phủ thị trường càng rộng, qua đó thể hiện tiềm lực của doanh nghiệp, nhất là về tài chính, cũng như về khả năng tổ chức, quản lý và vận hành hệ thống.

- Doanh thu bán lẻ và tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ cho thấy hiệu quả hoạt động của mạng lưới phân phối bán lẻ. Bên cạnh đó, để đánh giá được chính xác mức độ phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ so với tình hình thực tế của thị trường, người ta còn phải dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ và tỷ trọng doanh thu bán lẻ của hệ thống so với tổng doanh thu bán lẻ của toàn bộ thị trường để từ đó có đánh giá xác thực. Trong đó :

Doanh thu bán lẻ (theo SNA Việt Nam) là tổng giá trị hàng hóa bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng. Tổng doanh thu bán lẻ có thể được tính theo 4 cách : (1) Tổng cộng doanh thu bán lẻ của tất cả các ngành hàng, mặt hàng bán lẻ, bao gồm : (i) Doanh thu bán lẻ nhiên liệu, động cơ; (ii) Doanh thu bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; (iii) Doanh thu bán lẻ các mặt hàng thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh; (iv) Doanh thu bán lẻ vải, hàng may sẵn, giầy dép và đồ ăn; (v) Doanh thu bán lẻ đồ dùng, trang thiết bị gia đình; (vi) Doanh thu bán lẻ đồ mỹ kim, sơn, kính; (vii) Doanh thu bán lẻ đồ cũ; (viii) Doanh thu bán lẻ các mặt hàng khác. (2) Tổng cộng doanh thu của các hình thức bán lẻ gồm : (i) Doanh thu bán lẻ trong các cửa hàng không chuyên doanh; (ii) Doanh thu bán lẻ hàng hóa (trừ đồ cũ) trong các cửa hàng chuyên doanh; (iii) Doanh thu bán lẻ ngoài cửa hàng (bán lẻ qua bưu điện, bán lẻ bằng xe lưu động hoặc ở chợ, bán lẻ ngoài cửa hàng bằng các hình thức khác như bằng các hình thức thương mại điện tử...). (3) Tổng cộng doanh thu bán lẻ của các nhóm chủ thể bán lẻ, gồm : (i) Doanh thu bán lẻ của các cơ sở kinh doanh thương nghiệp; (ii) Doanh thu bán lẻ của các cơ sở sản xuất và nông dân trực tiếp bán sản phẩm hàng hóa ra thị trường. (4) Tổng cộng doanh thu bán lẻ của các hệ thống phân phối bán lẻ gồm : (i) Doanh thu bán lẻ qua hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng, kiốt bán lẻ...); (ii) Doanh thu bán lẻ qua hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi...).

(siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…) trong tổng doanh thu bán lẻ của toàn nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường tính theo năm hoặc trong cả giai đoạn 5 năm). Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hiện đại hóa phương thức bán lẻ, phương thức phục vụ khách hàng của dịch vụ bán lẻ trong nền kinh tế. Chẳng hạn chỉ tiêu này của nước ta hiện nay là khoảng 20%, trong khi của Thái Lan là khoảng 60%, phản ánh trình độ phát triển DVPPBL của Thái Lan cao hơn Việt Nam rất nhiều.

- Tỷ lệ giá trị gia tăng của DVPPBL so với tổng doanh thu bán lẻ của toàn nền kinh tế. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả và khả năng đóng góp của lĩnh vực DVPPBL vào GDP của nền kinh tế, phản ánh chất lượng tăng trưởng DVPPBL của nền kinh tế. Chẳng hạn tỷ lệ này của Việt Nam trong thời kỳ 2001 – 2010 có xu hướng tăng nhưng chỉ dao động ở mức 24 – 29% cho thấy chất lượng và hiệu quả DVPPBL của Việt Nam chưa được cải thiện rõ nét. Trong đó, cách tính giá trị gia tăng của DVPPBL được tính theo cách tính giá trị gia tăng thương nghiệp theo SNA Việt Nam. Một số cách tính cụ thể như sau :

Giá trị gia tăng của DVPPBL (gộp) = Tổng giá trị sản xuất ngành DVPPBL – chi phí trung gian bán lẻ

Trong đó: chi phí trung gian bán lẻ gồm chi phí cho các hàng hóa và dịch vụ được sử dụng cho mục đích sản xuất của phân ngành DVPPBL, làm đầu vào cho hoạt động kinh doanh DVPPBL, không bao gồm khấu hao tài sản cố định thuộc sở hữu của cơ sở bán lẻ nhưng lại bao gồm tiền thuê sử dụng tài sản cố định của các đơn vị thể chế khác (Đơn vị thể chế là một chủ thể kinh tế tự chủ , có sở hữu tài sản, có tư cách và khả năng chịu nợ, tham gia vào các hoạt động kinh tế và các giao dịch đối với các chủ thể kinh tế khác) cùng các khoản phí, tiền hoa hồng, tiền thuê bản quyền. Giá trị hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trung gian được tính theo giá người mua tại thời điểm nó được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh của các cơ sở bán lẻ

Giá trị gia tăng ngành DVPPBL thuần = Giá trị sản xuất ngành DVPPBL – chi phí trung gian – khấu hao

Nếu tính theo giá sản xuất thì :

Giá trị gia tăng ngành DVPPBL (theo giá sản xuất) = Giá trị sản xuất ngành DVPPBL (theo giá sản xuất) – chi phí trung gian (theo giá người mua)

- Tỷ trọng giá trị giao dịch thương mại bán lẻ bằng phương thức thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa của toàn nền kinh tế. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hiện đại hóa phương thức hoạt động dịch vụ phân phối bán lẻ của nền kinh tế

- Số lượng, quy mô phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng thể hiện qua tỷ lệ doanh thu các dịch vụ bổ sung trong quá trình kinh doanh bán lẻ so với doanh thu bán lẻ thuần túy của các doanh nghiệp/nhà bán lẻ trong nền kinh tế. Tỷ lệ càng cao thì ý nghĩa kinh tế của dịch vụ bán lẻ và mức độ thỏa mãn khách hàng của các nhà cung ứng dịch vụ bán lẻ càng lớn. Thông thường ở các nên kinh tế có lĩnh vực DVPPBL phát triển thì tỷ lệ này thường cao hơn ở các nền kinh tế có trình độ phát triển DVPPBL thấp hơn.Các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng hay các dịch vụ bổ sung trong quá trình kinh doanh bán lẻ chủ yếu gồm : dịch vụ phân loại đóng gói, dán nhãn hàng hóa, chế biến phục vụ khách hàng, dịch vụ giao hàng, dịch vụ kho hàng, bảo quản lạnh và bãi đỗ xe, trông giữ xe...

- Số lượng các tập đoàn bán lẻ, các thương hiệu bán lẻ có uy tín của quốc gia trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp trình độ phát triển DVPPBL của quốc gia trong quan hệ cạnh tranh quốc tế hướng đến người tiêu dùng. Theo đó, một nước có số lượng càng nhiều các thương hiệu bán lẻ lớn thì DVPPBL càng phát triển.

2.1.3.2. Các xu hướng phát triển dịch vụ bán lẻ

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành phân phối thay đổi theo mức độ phát triển của mỗi quốc gia. Mặc dù có sự khác biệt về trình độ phát triển, đặc trưng về cấu trúc và các chính sách của các quốc gia… Có thể khái quát một số vấn đề chung về lĩnh vực phân phối. Thứ nhất, tại hầu hết các nước, số đông các doanh nghiệp bán lẻ chỉ có một cửa hàng và có quyền sở hữu duy nhất. Tuy nhiên, các cửa hàng độc lập có ưu thế về tổng doanh số bán lẻ kém hơn so với ưu thế về sử dụng lao động, đặc biệt tại các nước có hệ thống bán lẻ phát triển. Thứ hai, một phần lớn lĩnh vực này, cả về số doanh nghiệp lẫn doanh số bán lẻ, liên quan đến bán lẻ thực phẩm. Các mặt hàng bán lẻ quan trọng tại các chợ là nông sản, vải sợi, quần áo và giày dép, các thiết bị gia dụng và phụ tùng ô tô. Thứ ba, đặc trưng của lĩnh vực này là có giá trị gia tăng cao và sử dụng nhiều lao động. Sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng và thay đổi công nghệ thể hiện ở các sản phẩm ngày càng phức tạp, tinh vi đã tạo nên sự chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và do vậy cũng làm tăng nhu cầu đối với lao động có trình độ cao.

- Về xu hướng hình thành và phát triển các hệ thống phân phối bán lẻ

Hiện đang có những thay đổi quan trọng diễn ra trong lĩnh vực phân phối, đặc biệt là tại các nước phát triển. Sự thay đổi này tác động đến cơ cấu của từng phân ngành trong lĩnh vực phân phối cũng như tầm quan trọng tương đối của mỗi phân

ngành này. Thứ nhất, tập trung hóa hệ thống phân phối ngày càng cao hơn. Điều này được thể hiện cả ở việc nổi lên một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này lẫn việc ngày càng có nhiều mối quan hệ gần gũi giữa các nhà sản xuất, những người bán buôn và những người bán lẻ, đặc biệt thông qua việc tạo ra các mạng lưới phân phối hàng hoá. Cụ thể như trong lĩnh vực bán lẻ, những cửa hàng nhỏ truyền thống bán những sản phẩm thiết yếu đã được thay thế bằng hệ thống các cửa hàng bách hoá lớn hơn hoặc các siêu thị, đại siêu thị, các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm lớn… v...v... Thêm vào đó, qui mô trung bình của các cửa hàng cũng đã tăng nhiều cả về mặt doanh thu và số nhân công bán hàng, và mật độ các cửa hàng bán lẻ cũng giảm xuống. Trong một số trường hợp, các cửa hàng nhỏ không biến mất mà nhập vào thành một phần trong dây chuyền lớn các cửa hàng bán lẻ hoặc hoạt động theo thoả thuận nhượng quyền của các công ty lớn, hướng tới các phân đoạn chuyên biệt hơn trên thị trường. Thứ hai, vài trò của các nhà bán buôn truyền thống nhìn chung đã suy giảm trên thị trường, với ảnh hưởng mạnh nhất đối với phân đoạn thị trường của nhóm “hàng rẻ tiền mau hỏng” (hàng tiêu dùng không bền).

- Về xu hướng phát triển thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ

Ngày nay, cùng với sự phát triển của sản xuất, tiêu dùng, của thị trường bán lẻ hàng hoá và các phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại, bên cạnh các hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng bách hoá hoặc chuyên doanh, các kiốt bán lẻ ... thì hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ngày càng phát triển về qui mô và loại hình tổ chức như siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi …v....v...

- Sự phát triển của thương mại điện tử có thể mang lại sự thay đổi toàn diện trong lĩnh vực phân phối. Những tiến bộ trong công nghệ chuyền tải dữ liệu điện tử (EDI) đã từng là nhân tố quan trọng trong giao dịch của các doanh nghiệp. Giờ đây, những tiến bộ tương tự cũng ảnh hưởng đến dịch vụ bán lẻ: Từ làn sóng các cửa hàng ảo, sau đó thành công hơn nữa là những người chuyên doanh bán lẻ, và gần đây là những cửa hàng lớn bán đa dạng nhiều loại hàng hoá đã xuất hiện. Các cửa hàng trên mạng bán hoa, sách, báo, ô tô, băng đĩa, máy tính hoặc phần mềm máy tính và thậm chí cả hàng tạp hoá cũng đã và đang xâm nhập vào hệ thống bán lẻ truyền thống thông qua việc chuyên kinh doanh một số mặt hàng hoặc nhóm sản phẩm nhất định.

- Thương mại dịch vụ phân phối giữa các nền kinh tế trên thế giới được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới. Tuy nhiên việc tiêu dùng ở nước ngoài của dịch vụ phân phối có thể không

quan trọng vì việc mua hàng của dân cư vùng biên giới của các nước láng giềng cũng được xếp vào phương thức này. Nhưng theo qui định tại Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), việc mua hàng (giá bán buôn tịnh của sản phẩm) của người tiêu dùng Thụy Sỹ từ hệ thống cửa hàng Migros của Thụy Sỹ đặt tại Pháp sẽ được coi là tiêu dùng ở nước ngoài, trong khi đó việc bán hàng (giá bán buôn tịnh của sản phẩm) của cửa hàng Migros đặt tại Pháp lại được xem là cung cấp dịch vụ phân phối thông qua hiện diện thương mại. Hai nhóm dịch vụ chính là bán buôn và bán lẻ được cung cấp chủ yếu thông qua phương thức hiện diện thương mại

- Quá trình quốc tế hoá dịch vụ phân phối diễn ra mạnh mẽ cùng với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Những công ty và Tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia là những minh chứng sinh động cho nguyên nhân của tiến trình quốc tế hoá dịch vụ phân phối. Một số công ty trình độ cao, ví dụ như Compaq Computer và Levi Strauss được biết đến nhiều hơn với tư cách là nhà sản xuất và người ta biết đến họ với tư cách là nhà xuất khẩu trong dịch vụ phân phối chủ yếu do lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất sản phẩm của chính họ. Compaq Computer tham gia vào hoạt động phân phối thể hiện những ưu thế của quá trình hội nhập theo chiều dọc của các nhà sản xuất hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng dài, với nhóm hàng này các dịch vụ trước và sau khi bán hàng là rất quan trọng. Trong số 10 công ty bán lẻ lớn nhất thế giới (tính theo doanh số bán hàng) có 3 công ty có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, 5 công ty từ Đức, và 2 công ty của Nhật Bản. Những khó khăn trong việc quốc tế hoá là do sự khác nhau về thị hiếu và luật pháp quốc gia. Những động thái quốc tế của các công ty bán lẻ châu Âu đang được tiến hành thông qua các cách thức như phát triển nội bộ, sáp nhập, mua lại và liên doanh. Các liên doanh là hình thức hay được dùng trong tiến trình quốc tế hoá trong nội khối EU, trong khi mua lại và sáp nhập là hình thức hay dùng nhất để mở rộng ngoài EU.

- Về xu hướng các rào cản thương mại dịch vụ phân phối trên thế giới

Chế độ, chính sách về đầu tư nước ngoài có quan hệ rất mạnh mẽ đối với các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 27)