Khái niệm và nội dung hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 49)

- Ở góc độ tiếp cận của ngành thương mại, chính sách phát triển DVPPBL là chính sách thương mại cụ thể hay nó là chính sách bộ phận của chính sách thương

b) Phân loại các chính sách cụ thể tác động đến sự phát triển DVPPBL Phân loại theo đối tượng tác động của chính sách, phân thành 3 nhóm sau:

2.3.1. Khái niệm và nội dung hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện hội nhập quốc tế

điều kiện hội nhập quốc tế

2.3.1. Khái niệm và nội dung hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL trongđiều kiện hội nhập quốc tế điều kiện hội nhập quốc tế

2.3.1.1. Khái niệm và sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện hội nhập quốc tế

Hoàn thiện một chính sách kinh tế nào đó là việc sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các nội dung của chính sách để thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh mới nhằm tối ưu hóa mục tiêu của chính sách theo đó sẽ tối đa hóa những lợi ích kinh tế - xã hội của quốc gia, dân tộc trong mỗi giai đoan phát triển cụ thể. Trên thực tế, do bối cảnh quốc tế và điều kiện trong nước luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, đối tượng tác động điều chỉnh của mỗi chính sách cũng không ngừng biến đổi nên việc sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung để không ngừng hoàn thiện chính sách là một yêu cầu tất yếu của quản lý vĩ mô nền kinh tế.

Hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL là việc sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung nội dung của từng chính sách hiện hành hoặc thay thế chính sách hiện hành bằng chính sách mới liên quan đến lĩnh vực DVPPBL nhằm thực hiện đường lối, mục tiêu, chiến lược phát triển thương mại của mỗi nước, phù hợp với điều kiện, bối cảnh quốc gia và quốc tế trong từng giai đoạn.

Ngày nay toàn cầu hóa kinh tế đặt ra yêu cầu mới về sự hình thành một quá trình hướng tới sự thống nhất toàn cầu về phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế liên quan đến các luồng giao lưu không ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng tăng lên đó, làm gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế thế giới, hình thành các “luật chơi chung, thước đo chung”. Toàn cầu hóa là sự tùy thuộc lẫn nhau trên nhiều mặt vì nó bao quát không chỉ lĩnh vực kinh tế mà cả về xã hội và chính trị.

Vì thế, hội nhập quốc tế của các nền kinh tế, các quốc gia cũng diễn ra không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả về xã hội và chính trị, không chỉ diễn ra trên phương diện thực thể kinh tế mà cả thể chế kinh tế, trong đó có các chính sách kinh tế.

Đối với Việt Nam, thực hiện chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, nước ta đã và sẽ từng bước tham gia các thể chế liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu ngày càng sâu rộng. Đó cũng là qúa trình nước ta tham gia vào tiến trình và xu thế phát triển chung của toàn cầu, của nhân loại. Trong quá trình đó, Nhà nước ta chấp nhận chuyển giao một số thẩm quyền quốc gia cho một số tổ chức quốc tế, khu vực mà Việt Nam tham gia, phải điều chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách, công cụ và các biện pháp quản lý kinh tế - xã hội phù hợp với các điều ước quốc tế đa phương, song phương mà Việt Nam tham gia, cam kết thực hiện. Cũng như các nước khác khi tham gia vào các thể chế liên kết kinh tế thương mại khu vực và thế giới, nước ta phải tham gia và tuân thủ các “luật chơi chung”, “các thước đo chung” của thế giới, khu vực, phải tuân thủ các nguyên tắc và quy định chung trong hoạch định chính sách thương mại. Do vậy, trong lĩnh vực thương mại nói chung, lĩnh vực PPBL nói riêng, chúng ta không thể duy trì các chính sách cũ được hoạch định theo tiêu chí riêng, chuẩn mực riêng của ta, chúng ta cũng không thể hoàn toàn độc lập tự chủ đặt ra các luật lệ, quy định riêng trái với các luật lệ, chuẩn mực và quy định chung của các thể chế liên kết kinh tế - thương mại mà nước ta đã tham gia, ký kết. Điều đó cũng có nghĩa là làm hạn chế tính chất chủ quyền của Nhà nước ta trong việc đề ra các chính sách thương mại (trong đó có chính sách phát triển DVPPBL) theo những mục tiêu và tiêu chí riêng của nước ta.

Trong trên 15 năm hội nhập kinh tế - thương mại thế giới, khu vực (tính từ năm 1995, khi nước ta gia nhập ASEAN), nhà nước ta đã từng bước điểu chỉnh, sửa đổi, bổ sung (bao gồm cả thay thế các chính sách không còn phù hợp) các chính sách kinh tế, các chính sách thương mại, trong đó là chính sách phát triển DVPPBL, theo hướng thích ứng và phù hợp với các điều ước quốc tế đa phương, song phương mà Việt Nam đã tham gia, ký kết (nhất là WTO, BTA, các FTA). Đến nay về cơ bản, các chính sách tác động đến sự phát triển lĩnh vực DVPPBL của Nhà nước ta đã tuân thủ, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Trong giai đoạn tới, một mặt, nước ta phải tiếp tục điểu chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách hiện hành theo lộ trình cam kết hội nhập để phù hợp hơn với thực tiễn và thực hiện đầy đủ các cam kết, mặt khác nước ta sẽ tiếp tục hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, đòi hỏi phải tiếp tục bổ sung các chính sách mới, phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách hiện hành để thích ứng với thực tiễn và các điều ước quốc tế đa phương, song phương mà Việt Nam sẽ tham gia. Vì thế, việc tiếp tục hoàn thiện chính sách

phát triển DVPPBL trong giai đoạn tới được đặt ra như một yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển lĩnh vực DVPPBL trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Từ các luận cứ chủ yếu nêu trên, có thể quan niệm rằng, Hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam là việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các chính sách hiện hành đang tác động đến sự phát triển của lĩnh vực DVPPBL ở nước ta để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế , phù hợp hơn với các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã và sẽ tham gia ký kết; Đồng thời, thích ứng với bổi cảnh, điều kiện thực tiễn luôn luôn biến đổi của lĩnh vực DVPPBL ở nước ta, nhằm đưa lại lợi ích tối đa cho quốc gia, dân tộc.

2.3.1.2. Nội dung của việc hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện hội nhập quốc tế

- Mục đích của việc hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL là làm cho chính sách phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của lĩnh vực DVPPBL và phù hợp với các cam kết quốc tế của quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển DVPPBL theo các quy luật của nền kinh tế thị trường và xu hướng tự do hóa thương mại, thúc đẩy phát triển hệ thống phân phối hàng hóa và tham gia có hiệu quả vào mạng lưới phân phối toàn cầu

- Yêu cầu đối với việc hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL: Phù hợp với thông lệ, chuẩn mực và quy định quốc tế; thực hiện đúng và đẩy đủ các cam kết quốc tế của quốc gia, phù hơp với điều kiện và bối cảnh thực tiễn trong nước và quốc tế; Tác động tích cực và thúc đẩy sự phát triển DVPPBL theo hướng hội nhập hệ thống phân phối toàn cầu, đảm bảo tối đa hóa lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Các nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL: Một là, hội nhập thể chế thương mại khu vực và toàn cầu, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Hai là, chính sách thương mại bán lẻ tự do hơn, minh bạch hơn, công bằng hơn và phù hợp với thực tiễn hơn so với chính sách hiện hành.

Ba là, đồng bộ với việc hoàn thiện các chính sách kinh tế khác, nhất là các chính sách thương mại và công nghiệp, các chính sách tài chính – tín dụng, các chính sách về đầu tư và đất đai…

Bốn là, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên các lợi ích nhóm; hạn chế tối đa các xung đột về lợi ích giữa các nhà bán lẻ trong nước với các nhà bán lẻ nước

ngoài, giữa các hệ thống bán lẻ truyền thống với hệ thống bán lẻ hiện đại, giữa các nhà bán lẻ với người tiêu dùng

Năm là, chi phí hoàn thiện chính sách ở mức thấp nhất có thể và hiệu quả, hiệu lực của chính sách được hoàn thiện phải cao hơn chính sách hiện hành

- Tốc độ hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL: là khoảng thời gian cần thiết cho việc hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL theo hướng chuyển các hoạt động DVPPBL từ trạng thái hiện tại sang các hoạt động DVPPBL ở trạng thái khác trong tương lai phù hợp với mục tiêu chính sách được hoàn thiện.

- Trình tự (hay quy trình/công nghệ) hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL là một trật tự các bước tiến hành việc hoàn thiện chính sách hiện hành (rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, thay thế…) để có một chính sách mới hoàn thiện hơn. Việc thiết lập trình tự hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện hội nhập quốc tế liên quan đến trật tự điều chỉnh và tái cơ cấu nền kinh tế, trước hết là từ cơ cấu các khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, liên quan đến mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô: Đầu tư – tích lũy – tiêu dùng; và liên quan đến trật tự thực thi các chính sách thương mại hiện hành tác động đến lĩnh vực thương mại trong nước của nền kinh tế. Trình tự cụ thể các bước công việc thực hiện hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL như sau:

Bước 1: Rà soát các chính sách hiện hành tác động đến lĩnh vực DVPPBL, đối chiếu các quy định chính sách với các cam kết hội nhập quốc tế, phát triển và phân loại để xác định: (i) Những chính sách đã không còn phù hợp cần thay thế bằng chính sách mới khác ; (ii) Các chính sách cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện; (iii) Xác định các nội dung cụ thể của từng chính sách cần loại bỏ hoặc cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn mục tiêu của chính sách, phạm vi và đối tượng điều chỉnh của chính sách, các quan điểm và nguyên tắc của chính sách, các công cụ của chính sách…); (iv) Xác định loại văn bản và/hoặc cấp pháp lý của văn bản quy định chính sách dự kiến sẽ được hoàn thiện.

Bước 2: Điều chỉnh chính sách phát triển DVPPBL (sửa đổi, bổ sung, thay thế…) theo 2 nhóm nội dung công việc gồm: (i) Thiết lập chính sách mới (để thay thế chính sách đã loại bỏ hoặc để điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động cần có chính sách của Nhà nước nhưng từ trước đến nay chưa có chính sách điểu chỉnh); trong đó lần lượt xác định các nội dung cụ thể của chính sách như: mục tiêu hướng tới của chính sách, phạm vi và đối tượng tác động điều chỉnh của chính sách, các quan

điểm chính sách, các nguyên tắc điều chỉnh của chính sách, các quy định cụ thể của chính sách, các công cụ và biện pháp chính sách được sử dụng để tác động điều chỉnh đối tượng của chính sách vận động đến các mục tiêu chính sách đã xác định, các biện pháp tổ chức thực hiện chính sách và thời hiệu của chính sách (nếu có); (ii) Sửa đổi các chính sách hiện hành, bổ sung thay thế các nội dung và các quy định cụ thể của chính sách hiện hành (cụ thể là mục tiêu hoặc/và quan điểm, công cụ chính sách… tùy theo kết quả rà soát, phân định ở bước 1).

Bước 3, Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách trên thực tiễn, phát hiện những khiếm khuyết của chính sách, các vấn đề vướng mắc hoặc quy định chưa phù hợp với thực tiễn để tiếp tục hiệu chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách hơn nữa.

- Tốc độ hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL và trình tự hoàn thiện chính sách này có mối quan hệ hữu cơ. Trong trường hợp xác định trình tự hoàn thiện chính sách đối với lĩnh vực DVPPBL cần phải có một khoảng thời gian nhất định, sẽ đòi hỏi tốc độ hoàn thiện chính sách đó phải thích ứng và ngược lại. Tốc độ hoàn thiện và trình tự hoàn thiện chính sách sẽ được tính toán và lên kế hoạch dựa trên kết quả dự kiến về chi phí hoàn thiện chính sách (rà soát, xây dựng chính sách mới thay thế chính sách cũ hoặc bổ sung cho lĩnh vực chưa có chính sách điều chỉnh; tiến hành sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chính sách hiện hành tác động đến lĩnh vực DVPPBL.

- Chi phí hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL là những chi phí mà nền kinh tế phải bỏ ra về mặt thời gian và chi phí nguồn lực để lĩnh vực DVPPBL của nền kinh tế chuyển đổi và điều chỉnh theo mục tiêu, yêu cầu đề ra của chính sách được hoàn thiện trong từng giai đoạn. Trong quá trình thực hiện phát triển lĩnh vực DVPPBL theo mục tiêu, yêu cầu của chính sách được hoàn thiện đó, các phương thức kinh doanh bán lẻ, các hình thức tổ chức bán lẻ và cung ứng dịch vụ phân phối bán lẻ có thể sẽ thay đổi. Khi đó, lao động và vốn đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ có thể được di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác (từ thành thị về nông thôn hoặc ngược lại, từ khu vực bán lẻ truyền thống sang khu vực bán lẻ hiện đại hoặc ngược lại,….) trong nền kinh tế thì tồn tại một khoảng thời gian các nguồn lực này không được sử dụng. Vì thế, trong ngắn hạn có thể diễn ra sự giảm sút về sản lượng và thu nhập trong nền kinh tế. Tương tự, cũng sẽ tồn tại một khoản chi phí điều chỉnh về mặt thời gian và chi phí mới khi chính sách phát triển DVPPBL được hoàn thiện tác

động dẫn đến sự chuyển vốn từ lĩnh vực DVPPBL sang lĩnh vực sản xuất hoặc ngược lại. Khoản chi phí này có thể được coi như một khoản đầu tư cho việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội nhờ tác động của chính sách phát triển DVPPBL được hoàn thiện đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w